Mổ bắt con, bác sĩ phát hiện sản phụ bị nhau cài răng lược hiếm gặp
Trong quá trình cấp cứu, bác sĩ phát hiện sản phụ bị nhau cài răng lược rất nguy hiểm. Kíp mổ đã cắt tử cung bán phần thấp, để lại cổ tử cung, 2 buồng trứng và truyền 02 đơn vị khối hồng cầu, 02 đơn vị huyết tương tươi cho bệnh nhân.
Bác sĩ chăm sóc cho mẹ con sản phụ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
Ngày 7/10, bác sĩ Nguyễn Thị Thương, Khoa Phụ sản ( BV Bãi Cháy, Quảng Ninh) cho biết, các bác sĩ của BV vừa cứu sống sản phụ T.T.H. (42 tuổi, trú tại TP.Hạ Long) bị nhau cài răng lược.
Theo hồ sơ bệnh án, chị H. mang thai lần 2 ở tuần thứ 40, có tiền sử mổ lấy thai một lần, nạo hút thai 2 lần. Sản phụ nhập viện trong tình trạng đau bụng quặn từng cơn, cổ tử cung chưa mở, phù nhiều 2 chân, huyết áp cao 170/110 mm/Hg, tim thai bình thường.
Video đang HOT
Sau khi thăm khám, bác sĩ nhận thấy sản phụ có dấu hiệu tiền sản giật nặng, siêu âm rau bám đáy mặt sau tử cung. Các bác sĩ đã khẩn trương dùng các thuốc hạ huyết áp, dự phòng cơn sản giật đồng thời quyết định mổ lấy thai cấp cứu để tránh biến chứng nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và con.
Sau hơn 30 phút thực hiện, kíp mổ lấy ra một bé trai nặng 3kg, khóc to. Các bác sĩ tiến hành kiểm tra toàn bộ tử cung phát hiện vùng đáy tử cung bầm tím, nhiều mạch máu tăng sinh đang rỉ máu qua lớp phúc mạc bánh rau không bong và bám rất chặt. Đây là trường hợp rau cài răng lược đâm xuyên gần hết lớp cơ tử cung rất hiếm gặp và nguy hiểm. Kíp mổ đã kịp thời hội chẩn và thống nhất chỉ định cắt tử cung bán phần thấp, để lại cổ tử cung, 2 buồng trứng. Trong quá trình phẫu thuật, kíp mổ đã truyền 02 đơn vị khối hồng cầu, 02 đơn vị huyết tương tươi để hồi sức.
Hiện tại, sức khỏe sản phụ ổn định, dự kiến có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Đánh giá về ca bệnh này, bác sĩ Thương cho biết, trường hợp của sản phụ T.T.H. là hiếm gặp. BV đã cố gắng chẩn đoán và xử trí rất nhanh chóng, kịp thời. Sản phụ vượt qua nguy kịch và cháu bé chào đời khỏe mạnh.
Theo bác sĩ Thương, rau cài răng lược là tình trạng bánh rau bám chặt bất thường vào lớp cơ tử cung, có thể xâm lấn qua tử cung, bàng quang, trực tràng. Khi bị rau cài răng lược sẽ tiềm ẩn nhiều tai biến sản khoa nguy hiểm như băng huyết, sốc, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, huyết khối tĩnh mạch, động mạch đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của sản phụ và thai nhi. Phụ nữ có rau tiền đạo, từng mổ lấy thai, hút thai nhiều lần, mang thai ở độ tuổi trên 35 tuổi, mắc một số bệnh lý như u xơ tử cung dưới niêm mạc, lạc nội mạc tử cung… có nguy cơ cao mắc rau cài răng lược.
Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh các tai biến sản khoa nguy hiểm do rau cài răng lược, tiền sản giật,… khi mang thai mẹ bầu cần thường xuyên khám định kỳ tại các cơ sở y tế tin cậy, nhất là 3 tháng cuối kỳ; Hạn chế nạo phá thai nhiều lần và có các biện pháp phòng tránh thai phù hợp. Phụ nữ trên 35 tuổi cần cân nhắc vấn đề mang thai, quản lý và kiểm soát thai nghén dưới sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa để tránh các nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra.
Phẫu thuật cứu phụ nữ gặp TNGT bị vỡ thận làm đôi
Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa phẩu thuật và cứu sống bệnh nhân nữ bị tai nạn giao thông khiến quả thận bị vỡ đôi.
Các bác sĩ Khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Trung ương (ĐKTƯ) Cần Thơ vừa phẫu thuật cấp cứu thành công bệnh nhân bị sốc mất máu do chấn thương vỡ đôi thận sau tai nạn giao thông.
Cụ thể, bệnh nhân Trần Mỹ Hằng, nữ, 38 tuổi, ngụ tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang trong lúc đi bộ băng qua đường thì bị xe máy va chạm mạnh ngã xuống đường, bệnh nhân đau nhiều hông phải được đưa vào bệnh viện địa phương cấp cứu và được chuyển đến Bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ trong tình trạng nguy kịch.
Kết quả siêu âm bụng cấp cứu tại giường: chấn thương gan phải, chấn thương vỡ thận phải, tụ máu quanh thận phải lan xuống hố chậu.
Nhận định bệnh nhân bị sốc mất máu do chấn thương nghiêm trọng, các bác sĩ vừa hồi sức tích cực truyền dịch, truyền máu, huyết tương... bỏ qua mọi thủ tục hành chính đưa thẳng bệnh nhân lên phòng mổ, vừa bơm máu vừa tiến hành phẫu thuật khẩn cấp.
Hiện sức khoẻ chị Hằng đã hồi phục đủ điều kiện xuất viện.
Trong quá trình phẫu thuật đã truyền 4 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh, 4 đơn vị khối hồng cầu lắng 350 ml, 1 đơn vị tiểu cầu gạn tách.
Ghi nhận ngày 5/10, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, bụng mềm, vết mổ lành tốt, nước tiểu trong, sinh hoạt bình thường, sẽ được ra viện.
Người phụ nữ có huyết tương đục như sữa Nữ bệnh nhân có nồng độ triglyceride máu tăng gấp 67 lần bình thường khiến huyết tương đục như sữa. Sáng 17/9, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết các bác sĩ của đơn vị đã điều trị cho bà Trần Thị Loan (43 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang), bị viêm tụy...