MMORPG 8 năm tuổi bị chuyển thành game bắn súng
Đó chính là Rising Force Online, một game nhập vai trực tuyến lâu năm ở Hàn Quốc.
Rising Force Online (RF Online) được biết tới là một trò chơi lấy bối cảnh viễn tưởng trong tương lai khá nổi tại Hàn Quốc, xuất hiện trên thị trường từ năm 2004 dưới dạng thu phí. Không giống như các game RPG khác, trò chơi tập trung chủ yếu vào yếu tố PVP giữa ba chủng tộc là yêu tinh nhỏ (thiên về sức mạnh), yêu tinh (thiên về phép thuật) và Cyborgs (sử dụng thiết bị công nghệ cao).
RF Online là game đầu tiên trên thế giới chuyển phong cách chơi sau thời gian dài phát triển.
Tuy nhiên, trong bản cập nhật sắp tới, hãng phát triển CCR đã quyết định thay đổi nội dung phiên bản tại Hàn Quốc của trò chơi, biến RF Online thành một game bắn súng trực tuyến và miễn phí (Free-to-play). Đặc biệt là tất cả các dữ liệu của người chơi vẫn được giữ lại đầy đủ.
Trong hình thức mới này, game thủ sẽ được tiếp cận cùng lúc với 3 chế độ là góc nhìn thứ nhất (FPS), góc nhìn thứ hai (SPS) và góc nhìn thứ 3 (TPS). Chế độ bắn ở góc nhìn thứ hai cho phép người chơi ở vào vị trí phía sau và quan sát mọi thứ từ vai của nhân vật, gần tương tự với góc nhìn trong Gears of War.
Hình ảnh thứ 2 là góc nhìn SPS (Second Person Shooter) của RF Online.
Video đang HOT
Hãng phát triển hiện chưa thông báo cụ thể thời gian cập nhật và những thay đổi mới trong phiên bản sắp tới của game. Đây là trò chơi đầu tiên trên thế giới thực hiện việc chuyển đổi có tính đột phá và độc đáo này.
Theo Game Thủ
Khi tình yêu rơi vào "khủng hoảng"
Những đám mây màu hồng của tình yêu đã chuyển thành xám xịt, bạn phải làm sao đây?
Lãng mạn tỉ lệ nghịch với thời gian
Ngọc Mai và Hải Nam yêu nhau đã được hơn 2 năm, cũng khá dài so với những mối tình chớp nhoáng kiểu mì ăn liền như hiện nay. Hồi mới yêu, Nam bao giờ cũng tỏ ra là một người lãng mạn, chu đáo và quan tâm. Còn Mai thì luôn khiến những cô bạn cùng phòng trong ký túc xá phải ghen tỵ bởi hoa hồng và những món quà dễ thương mỗi khi dịp đặc biệt.
Tuy nhiên, theo thời gian, những lần cùng nhau lòng vòng thành phố, đi đón gió ở cầu Long Biên, những lần ới một tiếng là chàng đến ngay cứ thưa thớt dần. Những tin nhắn không còn tha thiết như hồi mới yêu, tim không còn rộn ràng xao xuyến trước chữ "Yêu" cuối mỗi tin nhắn. Không chỉ có Mai mà chính Nam cũng có những cảm xúc như vậy. Giờ là lúc Mai sợ cả hai người đang yêu nhau theo thói quen.
Ảnh minh họa
Vỡ mộng về người ấy
Chưa yêu nhau lâu như Mai và Nam, cặp đôi Trâm Anh và Tuấn vừa mới chính thức thành đôi được 2 tuần. Bạn bè còn chưa kịp chúc mừng thì đùng một cái, đã thấy họ thông báo chia tay. Nguyên nhân chính là cô bạn Trâm Anh không thể chấp nhận nổi cái tính bừa bộn của cậu người yêu nhìn bên ngoài thì trông rất chỉn chu gọn gàng. Còn Tuấn lúc đang còn theo đuổi thì chỉ mong Trâm Anh quan tâm hơn một tí, lo lắng cho mình hơn một tẹo. Bây giờ, đến khi chính thức yêu nhau rồi cậu lại thấy khó chịu, mất tự do vì những cử chỉ quan tâm ấy của người yêu. Không ai chịu ai, những cuộc cãi vã, sự bất đồng được nhen nhóm và dần lớn lên khi tình yêu giữa hai người còn đang rất mới. Cả Trâm Anh và Tuấn thầm trách liệu họ có đã quá vội vàng trao và nhận lời yêu.
Ảnh minh họa
Không chỉ hai trường hợp trên mà còn rất nhiều cặp đôi cũng rơi vào tình trạng "khủng hoảng" sau khi yêu. Lúc chưa nhận lời yêu hoặc mới yêu, họ hy vọng rất nhiều điều, mong muốn tình yêu của mình sẽ luôn đẹp, luôn lãng mạn và được quan tâm thật nhiều... Nhưng rồi, sau một gian, tất cả những hy vọng ban đầu đều biến mất, hoặc thậm chí còn "phản pháo" lại khiến cho họ bị thất vọng hoàn toàn. Không ít người đã rơi vào tình trạng "khủng hoảng" và dễ dàng nói lời chia tay.
Có nhiều lý do khác dẫn đường chỉ lối cho những đợt "khủng hoảng" trong tình yêu. Có thể là thủ phạm là thời gian yêu đã lâu, hai người mất dần cảm xúc, có thể do bận bịu với việc học, hoạt động đoàn thể nên ít dành thời gian cho nhau, hay có thể do phụ huynh ngăn cấm chuyện yêu đương hay những khoảng trống trong mối quan hệ của hai người do cách biệt về môi trường sống, tuổi tác... Nhưng trên hết, nguyên nhân chủ quan từ mỗi người vẫn là lớn nhất.
Ảnh minh họa
Làm thế nào để vượt qua những cơn khủng hoảng nguy hiểm ấy?
- Bình tĩnh nhìn lại chính mình và tình yêu của hai bạn
Có thể bạn không hài lòng về người yêu của mình, nhưng hãy một lần đứng ở vị trí của người ấy để phán xét thái độ của chính bạn. Hãy thử nghĩ đến tình huống xấu nhất là hai người chia tay, khi không có người đó bên cạnh bạn sẽ như thế nào? Những hình ảnh tưởng tượng cô đơn hậu chia tay có thể khiến hai bạn cảm nhận được nửa kia quan trọng với mình đến nhường nào đấy.
- Thử cho nhau một khoảng lặng
Những lúc khủng hoảng nhất, có lẽ nên dành cho nhau một khoảng lặng để hai người có thời gian nhìn lại và suy ngẫm một cách chín chắn nhất trước khi đưa ra quyết định. Không một ý kiến nào đưa ra lúc nóng giận lại mang đến hiệu quả cả. Biết đâu, một cuộc "biến mất bí mật" lại là yếu tố gây thương nhớ cho người ấy phải không nào?
- Refresh tình yêu
Thay vì ngồi đấy than thở vì sao dạo này cậu ấy ít đưa đi chơi, ít quan tâm này nọ, tại sao bạn lại không tự mình lên kế hoạch refresh cho tình yêu của hai người nhỉ? Tạo một bất ngờ nho nhỏ với một hộp cơm tự làm, một chuyến đi chơi ra ngoại ô... Hoặc là thêm thời gian bên nhau bằng việc đăng ký chung một lớp tiếng Anh buổi tối chẳng hạn.
Đôi khi, khủng hoảng cũng là một thứ gia vị cần thiết cho tình yêu, chúng ta cần những cơn sóng như thế để có thể yêu nhau nhiều hơn, hiểu nhau nhiều hơn. Mong là sau những lần khủng hoảng thì tình yêu sẽ bền chặt, mãnh liệt hơn teen nhé!
Theo Bưu Điện Việt Nam