Mitsubishi mua 10% vốn công ty khoáng sản của Masan
Số tiền thu về được MSR thực hiện tăng vốn công ty con là Công ty TNHH MTV Tài nguyên lên gần 11.499 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Masan thu về hơn 2.000 tỷ đồng nhờ bán 10% vốn công ty khoáng sản
CTCP Masan High-tech Materials (MSR) đã thông qua nghị quyết liên quan đến phương án chào bán cổ phần mới và sử dụng vốn, trong đó MSR sẽ bán gần 110 triệu cổ phần cho Mitsubishi Materials Corporation (MMC). Số vốn thu về hơn 2.000 tỷ đồng, trong đó 50 tỷ là chi phí liên quan đến giao dịch.
Khoảng 2.044 tỷ còn lại MSR sẽ chi để tăng vốn góp vào công ty con là Công ty TNHH MTV Tài nguyên Masan Thái Nguyên. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2020 hoặc sang 2021. Theo đó, Tài nguyên Masan Thái Nguyên sẽ tăng vốn từ mức 9.455 tỷ lên gần 11.499 tỷ đồng.
Được biết, MMC nhà sản xuất vật liệu tích hợp, cung cấp các vật liệu cơ bản như đồng và xi măng. Bên cạnh đó, MMC còn sản xuất và cung cấp các bộ phận cơ khí, vật liệu và linh kiện điện tử được sử dụng trong ô tô, thiết bị gia dụng…, và các công cụ chế tạo khác. MMC đồng thời tham gia vào lĩnh vực tái chế và năng lượng. Sau khi hoàn tất, MMC sẽ nắm giữ 10% vốn cổ phần và trở thành cổ đông lớn thứ hai của MHT.
Trước đó, MSR đã mua lại mảng kinh doanh vonfram từ H.C. Starck (HCS) – doanh nghiệp vonfram cận sâu thế giới vào tháng 6/2020. Cùng với thương vụ mới từ MHC, đại diện MSR kỳ vọng liên minh mới sẽ xây dựng một thương hiệu vonfram cận sâu nhượng quyền của châu Á.
Video đang HOT
Vinaconex chuẩn bị mua hơn 44 triệu cổ phiếu quỹ
Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex – mã VCG) đã công bố kế hoạch mua lại tối đa 10% cổ phiếu phổ thông, tương đương 44,17 triệu cổ phần làm cổ phiếu quỹ. Thời gian thực hiện từ ngày 16/11 – 15/12/2020.
Mục đích thực hiện nhằm tăng hiệu quả cho doanh nghiệp, tăng giá trị cho cổ đông. Nguồn thực hiện dự kiến lấy từ thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, và/hoặc các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu theo BCTC được kiểm toán/soát xét thời điểm gần nhất. Giá và khối lượng đặt mua hàng ngày tuân theo quy định của Bộ Tài chính.
Trên thị trường, cổ phiếu VCG có nhịp tăng mạnh từ giữa tháng 8 qua đó đạt đỉnh 43.900 đồng/cổ phiếu, ghi nhận mức tăng 83% sau khoảng 3 tháng. Hiện cổ phiếu này đã điều chỉnh về quanh mức 41.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng số tiền Vinaconex dự chi cho đợt mua cổ phiếu quỹ này lên đến 1.817 tỷ đồng.
Thành Thành Công – Biên Hòa (SBT) muốn mua 10 triệu cổ phiếu GEG
CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (mã SBT) đã đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu GEG của CTCP Điện Gia Lai. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ 5/11 – 4/12/2020.
Hiện tại, Thành Thành Công – Biên Hòa đang sở hữu hơn 9,82 triệu cổ phiếu GEG, tương ứng tỷ lệ 3,62%. Nếu giao dịch thành công, cổ đông này sẽ nâng lượng sở hữu lên 19,82 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 7,31% và trở thành cổ đông lớn của Điện Gia Lai.
Động thái đăng ký mua vào của Thành Thành Công – Biên Hòa diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu GEG vừa trải qua 2 phiên phục hồi sau nhịp giảm sâu về vùng đáy một năm. Cổ phiếu này tỏ ra khá nhạy trước thông tin trên qua đó tăng mạnh trong phiên 3/11, có thời điểm giao dịch tại mức giá trần 15.300 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo giá này, số tiền Thành Thành Công Biên Hòa dự chi cho giao dịch trên vào khoảng 143 tỷ đồng.
Trước đó, vào ngày 21/9/2020, Điện Gia Lai đã chốt danh sách cổ đông phát hành gần 51 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ. Giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng số tiền thu về gần 510 tỷ đồng.
REE muốn mua thêm 1 triệu cổ phiếu quỹ
CTCP Cơ điện lạnh (mã REE) đã thông qua nghị quyết HĐQT về việc mua lại 1 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh sau khi có chấp thuận của UBCKNN, dự kiến từ ngày 2/12 – 29/12/2020.
Mục đích mua lại cổ phiếu là tạo nguồn cổ phiếu thưởng cho cán bộ quản lý cấp cao có thành tích kinh doanh xuất sắc trong các năm 2021-2023. Nguồn vốn thực hiện trích từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Hiện, REE cũng đang có 7.915 cổ phiếu quỹ trước giao dịch.
Trên thị trường, cổ phiếu REE có nhịp tăng khá mạnh từ cuối tháng 7 trở lại đây. Hiện cổ phiếu này đã leo lên vùng đỉnh lịch sử quanh mức 42.000 đồng/cổ phiếu. Tạm tính tại mức thị giá này, số tiền mà REE dự chi mua cổ phiếu quỹ là gần 42 tỷ đồng.
“Ế ẩm” trong đợt chào bán trước, SCIC vẫn giữ giá thoái vốn AFX cao “ngất ngưởng”
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) mới đây đã thông báo tổ chức chào bán cạnh tranh cả lô 17,85 triệu cổ phiếu, tương ứng 51% vốn điều lệ CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (Afiex – mã AFX). Phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào 14h30 ngày 3/12.
Trước đó, ngày 07/09, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) đã hủy phiên đấu giá cổ phiếu AFX thuộc sở hữu của SCIC do tại thời điểm kết thúc thời hạn nộp hồ sơ năng lực nhà đầu tư tham gia đấu giá mua cổ phần của SCIC tại AFX, không có nhà đầu tư nào tham gia.
Giá chào bán trong đợt này là 18.900 đồng/cổ phiếu, bằng mức giá chào bán trong đợt trước, tương ứng số tiền SCIC dự thu tối thiểu 330 tỷ đồng. Đáng chú ý, cổ phiếu AFX trên thị trường đã tăng hơn 50% trong 3 tháng trở lại đây lên mức 9.000 đồng/cổ phiếu nhưng vẫn chỉ bằng nửa giá chào bán của SCIC.
Masan bán 10% vốn công ty khoáng sản cho Mitsubishi: Tổng giá trị thu về 2.094 tỷ đồng, phí giao dịch 50 tỷ đồng
Khoảng 2.044 tỷ còn lại MSR sẽ chi để tăng vốn góp vào công ty con là Công ty TNHH MTV Tài nguyên Masan Thái Nguyên. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2020 hoặc sang 2021.
CTCP Masan High-tech Materials (MSR) vừa thông qua nghị quyết liên quan đến phương án chào bán cổ phần mới và sử dụng vốn, trong đó MSR sẽ bán gần 110 triệu cổ phần cho Mitsubishi Materials Corporation (MMC). Số vốn thu về hơn 2.000 tỷ đồng, trong đó 50 tỷ là chi phí liên quan đến giao dịch.
Khoảng 2.044 tỷ còn lại MSR sẽ chi để tăng vốn góp vào công ty con là Công ty TNHH MTV Tài nguyên Masan Thái Nguyên. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2020 hoặc sang 2021. Theo đó, Tài nguyên Masan Thái Nguyên sẽ tăng vốn từ mức 9.455 tỷ lên gần 11.499 tỷ đồng.
Được biết, MMC nhà sản xuất vật liệu tích hợp, cung cấp các vật liệu cơ bản như đồng và xi măng. Bên cạnh đó, MMC còn sản xuất và cung cấp các bộ phận cơ khí, vật liệu và linh kiện điện tử được sử dụng trong ô tô, thiết bị gia dụng..., và các công cụ chế tạo khác. MMC đồng thời tham gia vào lĩnh vực tái chế và năng lượng. Sau khi hoàn tất, MMC sẽ nắm giữ 10% vốn cổ phần và trở thành cổ đông lớn thứ hai của MHT.
Trước đó, MSR đã mua lại mảng kinh doanh vonfram từ H.C. Starck (HCS) - doanh nghiệp vonfram cận sâu thế giới vào tháng 6/2020. Cùng với thương vụ mới từ MHC, đại diện MSR kỳ vọng liên minh mới sẽ xây dựng một thương hiệu vonfram cận sâu nhượng quyền của châu Á.
Trước thềm thoái vốn của Bộ Xây dựng, IDICO báo lãi sau thuế quý III giảm 30% Quý III/2020, Tổng công ty IDICO (HNX: IDC) ghi nhận doanh thu đi ngang ở mức 1.239 tỷ đồng, song lợi nhuận sau thuế lại giảm 30% chỉ còn 169 tỷ đồng. Báo cáo tài chính của IDICO cho thấy, doanh thu thuần quý III của công ty duy trì ở mức 1.239 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ 2019. Tiết...