Mít Thái, xoài, thanh long ùn ứ lượng lớn ở cửa khẩu, doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc tiêu thụ
Trao đổi tại Diễn đàn kết nối nông sản 970 phiên thứ 18: “ Kết nối sản xuất, chế biến và thúc đẩy thị trường nội địa” sáng 31/12, đại diện Sở NNPTNT tỉnh Lạng Sơn cho biết, tính đến hết ngày 30/12 vẫn còn khoảng gần 3.000 xe nông sản ùn ứ ở cửa khẩu.
Hiện, nhiều xe đã quay đầu về các tỉnh tiêu thụ.
Tính đến 30/12, tại các cửa khẩu của Lạng Sơn vẫn ùn đọng gần 3.000 xe nông sản. Ảnh: Hồng Cảnh
Xuất khẩu nông sản sẽ còn gặp nhiều khó khăn
Chia sẻ tại diễn đàn, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Lạng Sơn, bà Đinh Thị Thu cho biết, lượng xuất khẩu tại các cửa khẩu của tỉnh hiện nay chỉ vào khoảng 60-70 xe/ngày/cửa khẩu và đa số là sản phẩm khô chứ rất ít hoa quả tươi.
Theo bà Thu, tổng lượng xe ùn tắc tại Lạng Sơn tính đến ngày 30/12 khoảng 2.900 xe, đang giảm dần nhưng nguyên nhân chính là do nhiều xe quay đầu về tiêu thụ nội địa.
Thời gian qua, Lạng Sơn đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, lái xe đường dài đang bị ùn tắc tại cửa khẩu như giảm phí dịch vụ, điều trị miễn phí nếu tài xế mắc Covid-19. Bên cạnh đó, tỉnh cũng thường xuyên củng cố, tăng cường quan hệ, thông tin với các địa phương phía Trung Quốc để hỗ trợ thông quan nông sản.
Bà Thu cho biết thêm, trong thời gian tới việc xuất khẩu nông sản dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là 2 dịp nghĩ Tết dương lịch và Tết Nhâm Dần đang đến gần.
Video đang HOT
Trước tình hình đó, bà Thu kiến nghị các đơn vị cấp trên cần tổ chức thêm các cuộc hội đàm cấp cao để thông quan nốt 2.900 xe đang còn ùn tắc trước Tết nguyên đán.
Ngoài ra, đại diện Sở NNPTNT Lạng Sơn cũng đề xuất đàm phán với Trung Quốc để tăng thời gian làm việc tại các cửa khẩu vẫn còn hoạt động, từ 4h, 8h lên 12h mỗi ngày để nâng cao năng lực thông quan.
Bên cạnh đó, đại diện ngành nông nghiệp Lạng Sơn cũng đề nghị các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng có phương án đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ nội địa trong tình hình xuất khẩu đang gặp khó khăn hiện nay.
Đồng quan điểm với đại diện của tỉnh Lạng Sơn, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam chỉ đạo các đơn vị xuất khẩu cần lưu ý thông tin cửa khẩu và quan tâm hơn đến vấn đề tiêu thụ nội địa vì sắp bước vào kỳ nghỉ Tết kéo dài.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng lưu ý các doanh nghiệp, hiệp hội xuất khẩu cần tìm hiểu, đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu đi các thị trường khác. Với các đơn vị chế biến trong nước, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị kết nối thông tin với các vùng nguyên liệu để hỗ trợ tiêu thụ trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Dương – Phó Chi cục trưởng Chi cục Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) cho biết, từ 21/12/2021, thủ tục thông quan qua cửa khẩu Đông Hưng bị tạm ngưng. Điều này dẫn tới việc hàng hóa nông sản bị ùn ứ tại Cầu Bắc Luân II và Lối mở Km 3 4 phường Hải Yên.
Cụ thể, hàng nông sản qua cửa khẩu còn tồn 146 xe của 20 doanh nghiệp. Số này đang tìm đường tiêu trụ trở lại nội địa. Riêng tinh bột sắn tồn 38 xe có thể đưa vào kho bảo quản, do đây là hàng khô. Thủy hải sản tồn 139 xe. Cửa khẩu Móng Cái đã thông báo đến doanh nghiệp, và có phương án giảm chi phí bảo quản cho chủ hàng.
Theo ông Dương, khoảng 1 triệu tấn lâm, thủy sản xuất qua cửa khẩu Móng Cái trong năm 2021, tăng 200% so với năm 2020.
Giải pháp của Cửa khẩu Móng Cái, là đề nghị các đơn vị kinh doanh kho bãi tạo điều kiện, chia sẻ với khó khăn của những xe chở nông sản lên cửa khẩu, giúp giảm chi phí.
Phó Giám đốc Sở NNPTNT Lạng Sơn, bà Đinh Thị Thu cho biết, tổng lượng xe ùn tắc tại Lạng Sơn tính đến ngày 30/12 khoảng 2.900 xe, đang giảm dần nhưng nguyên nhân chính là do nhiều xe quay đầu về tiêu thụ nội địa, đặc biệt là sau khi Bằng Tường thông báo ngừng nhập khẩu thanh long từ 0h 29/12 – 24h 26/1/2022. Ảnh chụp qua màn hình
Doanh nghiệp chế biến, siêu thị trong nước sẵn sàng hỗ trợ tiêu thụ nông sản
Trước tình hình các xe nông sản ùn ứ nghiêm trọng tại các cửa khẩu, nhiều doanh nghiệp chế biến, đại diện siêu thị lớn trong nước tham dự diễn đàn đã lên tiếng,cam kết sẵn sàng hỗ trợ tiêu thụ nôn sản cho bà con.
Bà Nguyễn Phương Hồng – Giám đốc kế hoạch chuỗi cung ứng tập đoàn Nafoods Group cho biết, công ty có nhiều nhà máy sản xuất, chế biến ở khắp cả nước, với công suất thiết kế 100.000 tấn, tương đương 300.000 tấn nguyên liệu/năm.
Các sản phẩm chính của Nafoods là chanh leo, dứa, xoài, mãng cầu, hạt điều… Thời gian từ giờ đến tết, Nafoods có thể hỗ trợ cho chanh leo và thanh long. Với các sản phẩm tại cửa khẩu phía Bắc sẽ chuyển về Nghệ An, còn phía Nam sẽ đưa về Long An. Sản lượng khoảng 1.000 tấn.
Công nhân chiến biến sản phẩm xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao. Ảnh: Đỗ Tấn
Ông Đinh Cao Khuê – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (Doveco), cho biết, hiện nay Công ty đang tiêu thụ số lượng lớn sản phẩm nông sản bị ách tắc tại biên giới.
Cụ thể, mỗi ngày Công ty tiêu thụ khoảng 100 – 150 tấn sản phẩm nông sản các loại, đặc biệt là sản phẩm xoài. Thời gian qua, Công ty cũng đã kết hợp với Đồng Tháp, Tiền Giang để có nguồn cung phục vụ chế biến nông sản.
“Hiện nay chúng tôi vẫn chế biến xoài với số lượng lớn. Nếu các đơn vị có sản phẩm xoài, dứa, chanh leo hay chuối gặp khó khăn trên cửa khẩu, Công ty sẵn sàng hỗ trợ tiêu thụ”, ông Đinh Cao Khuê cho nói.
Chia sẻ quan điểm của mình tại diễn đàn, ông Paul Lê, đại diện Central Retail cho rằng, trước tiên cần phân loại các sản phẩm đang bị ùn tắc tại cửa khẩu cũng như nhà vườn, Central Retail sẽ hỗ trợ tiêu thụ các nông sản đạt chuẩn, trong đó tập trung vào thanh long, dưa hấu để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng mùa tết.
Bên cạnh đó, ông Paul Lê khẳng định có thể hỗ trợ các nông sản đạt chuẩn của Việt Nam đến với hệ thống bán lẻ nước ngoài, không chỉ dừng lại ở Thái Lan mà còn ở thị trường phương Tây như Pháp, Đức, Mỹ… vốn rất yêu thích nông sản nhiệt đới.
Nông sản Việt tìm cách thích ứng thị trường Trung Quốc
Ngày 6-11, tại Hà Nội, Tổ điều hành Diễn đàn thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản thuộc Bộ NN-PTNT đã tổ chức diễn đàn trực tuyến chia sẻ thông tin, thích ứng với quy định mới trong xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào thị trường Trung Quốc.
Bãi tập kết xe container chở nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn
Tại diễn đàn, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ các đơn vị của Bộ NN-PTNT để hướng dẫn, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp thích ứng với Lệnh 248 và 249 của Trung Quốc; trên cơ sở tiêu chuẩn AseanGAP; sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng vùng trồng, vùng nuôi đáp ứng những tiêu chuẩn mới.
Văn phòng SPS Việt Nam cùng Cục Bảo vệ thực vật hỗ trợ xây dựng hồ sơ để doanh nghiệp đáp ứng các quy định mới của Lệnh 248 và 249. Với quy định của Lệnh 249, các doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm ngay cả khi sản phẩm đã xuất khẩu sang Trung Quốc. Do đó, cần lựa chọn các đối tác đảm bảo tin cậy để giúp lưu trữ hồ sơ (tối thiểu 6 tháng) cũng như đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng có liên quan yếu tố kho bãi, vận chuyển, vệ sinh khi chế biến, đóng gói thực phẩm (đeo găng khi sản xuất), chọn các nhà cung cấp nguyên liệu rõ ràng, có thể truy xuất nguồn gốc khi cần.
Tháng 4, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành Lệnh 248 về "Quy định quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu" và Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu"- cùng có hiệu lực từ ngày 1-1-2022. Những doanh nghiệp nước ngoài muốn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, buộc tuân thủ những quy định mới.
Lạng Sơn hỗ trợ tiêu thụ nông sản ùn tắc qua nền tảng số Tính đến 30/12, tổng lượng xe tồn tại tỉnh Lạng Sơn chỉ còn hơn 3.100 xe, trong đó xe hoa quả xuất khẩu là hơn 1.900 xe, tỉnh đã hỗ trợ tiêu thụ qua nền tảng số. Với năng lực như hiện nay, để thông quan hết số xe đang tồn tại các cửa khẩu thì cần khoảng 40 ngày. Sở Thông tin-Truyền...