Mirae Asset: Thanh khoản thị trường chứng khoán có thể tiếp tục tăng thêm 20%
Quá khứ vào giai đoạn 2015-2016, lợi suất cổ phiếu tăng đột biến, trong khi lợi suất trái phiếu đi ngang và thời điểm này thị trường chứng khoán giai đoạn này cũng rất bùng nổ.
Từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát gây áp lực lên nền kinh tế nói chung, và các kênh đầu tư nói riêng. Từng giảm sốc trong những tháng đầu năm, TTCK Việt Nam nhìn lại sau 9 tháng ghi nhận những kết quả đáng ngờ, lội ngược dòng so với thế giới cũng như khu vực khi chỉ số VN-Index tăng mạnh từ vùng 600 điểm lên hơn 900 điểm.
Tư duy trong thời kỳ mọi thứ bình thường mới: Sống chung với lũ, tìm cơ trong nguy
Dù vậy, TTCK cũng trải qua nhiều đợt biến động khá mạnh kể từ đầu năm, và diễn biến tiếp theo vẫn là thử thách cho các nhà dự báo, phân tích. Bởi, chúng ta đang bước vào thời kỳ mới: bình thường hoá mọi khủng hoảng, và tư duy hành động cũng phải đổi mới, ông Lê Quang Minh – Trường phòng Phân tích Chứng khoán Mirae Asset (MAS) bày tỏ tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây.
“Covid -19 bên cạnh những tổn thất hiện hữu cũng đang mở ra cơ hội mới mà trước đây chưa ai nghĩ được . Trong đó, những tư duy trước năm 2020 áp dụng cho nă m nay có vẻ như chưa thành công. Thế giới đang sống trong thời kỳ không dự đoán được, không biết trước được điều gì sẽ xảy ra”, vị này nói.
Thống kê thực tế cho thấy, GDP thế giới từ thời điểm bùng phát dịch đã thiệt hại -8%, so sánh với con số tổn thất trong cơn khủng hoảng 2007 thì GDP âm chưa đến 5%: Điều này cho thấy một sức tàn phá khủng khiếp, đỉnh đểm hiện tại rơi vào năm 2020 này.
Chưa kể, câu hỏi khi nào hết dịch vẫn chưa một ai có thể trả lời được. Như vậy, tư duy chúng ta cần xác định rõ phải sống chung với dịch. Riêng với TTCK, sau dịch chỉ số VN-Index có bùng nổ không?, ông Minh đặt vấn đề.
Dịch bệnh bùng phát, dòng tiền thế giới sẽ quay về quan điểm bảo toàn, minh chứng là dòng tiền rút ròng khỏi Việt Nam cũng như trên khu vực, đổ về lại Mỹ, châu Âu. Theo đó, lực đỡ cho TTCK thời gian qua đến từ dòng tiền nội địa, với sự tham gia mạnh của các nhà đầu tư F0. Điều này cho thấy trong nguy vẫn có cơ, chưa kể tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, vẫn có nhiều đơn vị tăng trưởng đột biến trong bối cảnh dịch bệnh.
Video đang HOT
Dòng tiền nội đang đổ về kênh cổ phiếu, và dự sẽ tiếp tục
Xét trên khía cạnh khác, trong các kênh đầu tư hiện nay, tạm chia thị trường thành 2 thành phần là cổ phiếu và trái phiếu thì lợi suất trái phiếu đang giảm dần, nhiều lúc gần bằng 0. Trong khi lợi suất cổ phiếu đâu đó 6%. “ Đây là điều bất hợp lý, nhưng khoảng cách này ngày càng lớn. Về nguyên tắc, 2 đường này nên đi gần nhau, vì nếu lợi nhuận có sự khác biệt thì nhà đầu tư sẽ chọn thị trường có lợi suất lớn hơn . Đó là lý do tiền cứ đổ vào cổ phiếu chứng khoán “, ông Minh nói.
Quá khứ vào giai đoạn 2015-2016, lợi suất cổ phiếu tăng đột biến, trong khi lợi suất trái phiếu đi ngang và thời điểm này thị trường chứng khoán giai đoạn này cũng rất bùng nổ.
Nhìn bao quát hơn các kênh đầu tư, đối với thị trường mới nổi, nhà đầu tư thường rót tiền vào 3 kênh phổ biến là trái phiếu, cổ phiếu và tiền tệ. Trong đó, trên quan điểm của mình MAS nhìn nhận:
Th ứ nhất với kênh tiền tệ: Nhà đầu tư thường không bị hấp dẫn vì tiền nhiều khả năng mất giá so với các nước bơm tiền nhiều.
Thứ hai, kênh trái phiếu : Dù bùng phát mạnh thời gian qua, tuy nhiên giá trái phiếu đang nghịch đảo với lợi suất trái phiếu, hiện lợi suất trái phiếu gần như bằng 0.
Cuối cùng, kênh cổ phiếu: Đang thu hút mạnh dòng tiền nội, và dự kiến tiếp tục. Bởi, như đã đề cập, trong dịch vẫn còn nhiều ngành tốt. Ngay từ khi quý 2 đã có nhiều doanh nghiệp thể hiện sự hồi phục mạnh mẽ. Đơn cử doanh thu nhóm ngân hàng quý 2 tăng 18% (tiếp nối quý 1 tăng 13%), nhóm bất động sản quý 2 hồi phục với mức tăng 55% (quý 1 giảm 4%), nhóm bán lẻ tăng 23%…
“Nhìn chung, trong giả định đưa ra trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự chênh lệch giữa 2 kênh trái phiếu và cổ phiếu như đã nói, thanh khoản TTCK có thể tăng 20% đến cuối năm”, ông Minh nhận định.
Mọi thứ đều vận động theo xu thế!
Vấn đề nhà đầu tư nên “chọn mặt gửi vàng” như thế nào?, theo MAS cần lựa chọn doanh nghiệp có định hướng kinh doanh tốt, hạn chế giải ngân dài hạn vào những mã có lợi nhuận đột biến vì điều này không biểu hiện cho nền tảng của công ty. Một số doanh nghiệp miễn nhiễm với Covid-19, nhóm hưởng lợi từ chính sách tăng đầu tư công, EVFTA… có thể được quan tâm.
Tựu chung, một số yếu tố chọn danh mục cổ phiếu gồm (i) xu hướng – yếu tố quyết định hết mọi sự thành công, vì nó quyết định thời điểm mua vào.
Trong xu hướng đó thì chọn đơn vị nào có (ii) khả năng sinh lợi (tập trung nền tảng cơ bản). Cuối cùng, (iii) chất xúc tác (ban lãnh đạo mới, sản phẩm mới) giúp công ty thay đổi yếu tố nền tảng cơ bản từ đó khiến nhà đầu tư quan tâm, thu hút dòng tiền.
Đảo chiều xanh cuối phiên, VnIndex loay hoay ở ngưỡng 860 điểm
Nhiều nhà đầu tư đã trở nên thận trọng hơn với diễn biến thị trường.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/7, VnIndex tăng rất nhẹ 0,29 điểm lên 861,69 điểm và HNX-Index tăng 0,37 điểm lên 116,09 điểm.
Dù sự đảo chiều khi VnIndex vầ ngưỡng 860 điểm đã xảy ra nhưng khác với những lần trước, chỉ số không bật mạnh và thanh khoản cũng không cao. Nhiều nhà đầu tư đã trở nên thận trọng hơn với diễn biến thị trường.
Tại nhóm VN30, CTD tăng mạnh nhất với mức tăng gần 2%. Tuy nhiên, thanh khoản chỉ đạt ~550.000 cổ phiếu nên CTD cũng không thu hút được sự chú ý của đám đông.
Phía giảm, SSI giảm 1,3%-ghi nhận mức giảm cao nhất nhóm VN30. Sự lớn mạnh của Mirae Asset đang đe dọa vị trí top đầu của SSI.
============
Thị trường chứng khoán phiên giao dịch hôm nay khá "buồn ngủ". Suốt từ phiên giao dịch buổi sáng đến thời điểm hiện tại, thanh khoản vẫn ở mức rất thấp và thị trường không có điểm nhấn đáng chú ý.
VnIndex đã từ vùng giá gần 900 điểm rơi về ngưỡng 860 điểm và đây là ngưỡng điểm từng thu hút được lực cầu lớn và đẩy giá lên nhưng trong sóng lần này, dường như lực mua không đủ khiến chỉ số quay đầu.
Trong nhóm VN30, 2 cổ phiếu bất động sản NVL và CTD cùng tăng giá mạnh. Hiện cả 2 cổ phiếu này đạt mức tăng ~2%.
Đến gần sát phiên ATC, VnIndex lấy lại được sắc xanh tăng giá. Tuy nhiên, dòng tiền chưa phát đi dấu hiệu đáng kể.
Vàng miếng không cứu được PNJ khỏi thua lỗ PNJ lỗ sau thuế 89 tỷ đồng trong tháng 4. Đây là tháng đầu tiên PNJ báo lỗ từ khi cập nhật kết quả kinh doanh theo chu kỳ 30 ngày vào tháng 8/2019. Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) mới đây công bố kết quả kinh doanh tháng 4 với số liệu ảm đạm khi phải đóng...