Mình sống tử tế với nhau đi!
Niềm tin là thứ do chính ta cảm nhận được mà không do ai nắm tay dắt đi. Chỉ cần đó là điều ta cảm nhận rõ ràng, xác quyết và chọn tin.
Có lẽ chúng ta nên dạy những đứa trẻ bài học đầu tiên như thế này: loài người là sinh vật tàn bạo nhất trên trái đất. Cái ác, sự ích kỷ, tham lam là bản năng của con người nhưng thứ bản năng đó không làm chúng ta hạnh phúc và sẽ đưa chúng ta đến bờ diệt vong nếu chúng ta không ý thức được điều đó.
Hồi nhỏ, tôi được dạy loài người là sinh vật hoàn mỹ, là chủ nhân của địa cầu, muôn loài phải phục vụ chúng ta, con người có thể làm chủ, khuất phục được mọi thứ… và khi lớn lên, tôi nhìn ra xung quanh, tôi thấy mình đang sống trong một kỷ nguyên hủy diệt.
Ông Nelson Mandela nói: Nếu cái xấu học rất dễ và nhanh thì cái tốt đẹp, tử tế cũng có thể học được. Nếu người lớn tiếp tục nhồi vào đầu bon trẻ là chúng ta là chủ nhân địa cầu, sớm muộn gì vài phần trăm trong số đó lớn lên sẽ hành xử bậy bạ với môi sinh, tàn bạo với tất thảy và chẳng còn cánh rừng nào ngăn lũ hay cho chúng ta không khí sạch để thở nữa. Việt Nam còn rừng vàng biển bạc không? Rừng của chúng ta đã cạn kiệt, cây còi cọc mới trồng không đủ ngăn lũ về và số ít ỏi còn lại vẫn bị chặt phá điên cuồng. Thiên tai đã càng ngày càng khủng khiếp hơn và sẽ còn khủng khiếp hơn nữa.
Tuy nhiên. để học được cái đẹp, cái hay như ông Mandela nói, cần có cảm xúc đẹp và nền tảng. Vì nếu không cũng chỉ là người tốt zombie, tốt theo phong trào, xong mục tiêu thi đua, ghi điểm với ai đó, là đâu vẫn đóng đấy. Vậy vấn đề là môi trường và tự thân kết hợp. Cái gì chưa có thì tạo ra hoặc đi tìm.
Nhân chi sơ tính không bổn thiện. Khi mới sinh ra, con người hoàn toàn sơ khai, chỉ biết vòi vĩnh vì nhu cầu của mình, thực ra đó là cái mầm ác ban sơ. Nếu bố mẹ không biết dạy con sự biết ơn, lòng lễ phép, biết tôn trọng nhu cầu của người khác nữa chứ ko phải muốn cái gì cũng khóc óe lên… thì lớn lên đứa trẻ đó vẫn điên cuồng tìm cách tự thỏa mãn nhu cầu của mình, ích kỷ và thậm chí tàn bạo với những người có thể bắt nạt được. Chẳng ai ngoài kia ngoài bố mẹ, ông bà chúng ta có nhu cầu chiều chuộng chúng ta cả. Điều đáng tiếc là hồi nhỏ chúng ta là trung tâm thế giới quá dễ dàng, nhưng khi lớn lên, người ta phải chiến đấu, phải học, phải biết cách hành xử để là một người nổi bật. Do việc này rất mệt và chán nên thường chúng ta sẽ lờ đi. Làm người tử tế cũng vậy, cũng rất mệt và chán, làm người không xấu-không tốt là lựa chọn an toàn hoặc làm mấy việc xấu nho nhỏ cũng chẳng chết ai.
Con người phải đấu tranh từng ngày giành lấy cái thiện. Khi mới sinh ra, ai cũng chỉ là một mầm sống vô tri. Khi ta còn nhỏ, người lớn sẽ chịu trách nhiệm cho cái ác bên trong ta không phình to lên, khi trưởng thành, chúng ta tự chịu trách nhiệm.
Quỷ thần ở trên cả hai vai. Ranh giới của nó rất mỏng manh. Sâu bên trong chúng ta đều tồn tại con quỷ dữ. Khi nổi nóng, thù hận điên cuồng, bạn sẽ thấy người mình toàn thân nóng bừng lên. Đó là lửa theo nghĩa đen. Nhưng khi bạn kìm cơn giận dữ, hít một hơi thở sâu, dưới bụng bạn sẽ hình thành một làn hơi ấm rất dễ chịu, thư thái. Đó cũng là lửa. Một lửa trời, một lửa quỷ.
Kết thúc buổi lễ ở nhà thờ, tất cả những người có mặt dù quen hay không đều quay sang người bên cạnh ôm và chúc phúc cho nhau. Sự tử tế là thứ năng lượng sạch cho tâm hồn con người.
Nền khoa học duy lý mù quáng sẽ biến thế giới này thành lũ zombie vô cảm, hời hợt. Nhưng nếu ai cũng tâm linh siêu phàm, truy cầu hóa thánh, tu đạo thì cũng tuyệt hậu. Vậy thì dung hòa lại thôi, khoa học nguyên tử cũng phải tuân theo đạo của tự nhiên, cuối cùng cái gì mà chẳng cần đạo.
Chúng ta có nên tin Chúa, Phật, Ala… không?
Chúng ta có luôn hoài nghi hoặc bị dọa cho sợ mất mật không?
Cuối cùng chúng ta có thực sự tin vào bất cứ một điều gì không?
Chúng ta có biết mình là ai không?
Chúng ta có dám thành thật với bản thân không?
Chúng ta có dám nói thật cảm xúc của ta với mọi người không?
Có ai nhận ra chúng ta không?
Việc có ai đó không nhận ra chúng ta có quan trọng không?
Video đang HOT
Không ai nhận ra chúng ta có sao không?
Không ai khen ta, ta có chết không?
Không tham gia vào một đám đông nào đó – có sao không?
Bạn muốn an toàn hay bình an?
Có nên dừng lại một chút trước khi Hại một người nào đó (dù không thù oán gì với họ) chỉ vì nó có lợi cho mình? Dừng một chút rồi có thể dừng luôn không?
Tại sao chúng ta không vui khi người khác may mắn, thành công hơn ta?
Tại sao chúng ta thừa biết mình có quá nhiều thứ xấu xa mà vẫn muốn được khen là người tốt – hoặc tỏ ra là người tốt?
Nếu chúng ta thấy mình tốt đẹp thì tại sao chúng ta còn tự uất ức là mình bị đối xử bất công, người khác không hiểu sự tốt đẹp của mình?
Vậy cái “Người ta” đó có quan trọng không mà cuộc đời ta phải điên cuồng thể hiện và đau khổ vì suy nghĩ của họ vậy?
Tại sao chúng ta vẫn sợ lời đàm tiếu của hàng xóm, láng giếng và xa hơn là bất cứ ai? Sợ cũng được, nhưng tại sao lại phải làm vừa mắt họ, vừa lòng họ, dẫn đến sống theo ý họ và để dư luận điều khiển niềm vui của mình?
Chúng ta có đang góp phần mình vào dư luận không? Chúng ta có đang nói xấu kẻ khác chẳng vì lý do gì không?
Chúng ta có nói xấu ai đó chỉ vì muốn được hòa mình vào một đám đông nào đó không?
Tại sao chúng ta đổ thừa và không nhận luôn trách nhiệm?
Tại sao chúng ta lại cần gắn cái mác hy sinh cho gia đình, người thân, lý tưởng… mà không chọn không lý giải gì nhiều cho những quyết định mà trái tim mình lựa chọn?
Chúng ta có đang khoác quá nhiều thứ áo lên người không?
Nặng không?
Cởi ra có chết không?
Chúng ta có đang sống tử tế với nhau không?
Chúng ta có đang tử tế với môi trường, cây lá, không khí, nguồn nước… đã cho chúng ta sự sống không?
Chúng ta đều biết bịt mũi sẽ chết nhưng có bao giờ chúng ta sung sướng vì thấy mình vẫn còn đang thở không?
………
All I ask of you is Believe!
Niềm tin là thứ do chính ta cảm nhận được mà không do ai nắm tay dắt đi.
Chỉ cần đó là điều ta cảm nhận rõ ràng, xác quyết và chọn tin.
Bắt đầu bằng việc thừa nhận cái ác bên trong mình, đừng để nó nuốt chửng mình bằng ngọn lửa sân hận.
Từ đó lòng biết ơn và sự tử tế sẽ xuất hiện.
Từ đó, tình yêu hồn nhiên sẽ đến.
Từ đó hoa sẽ nở, gió lành sẽ tắm tưới tâm hồn.
Xuân đang về!
Mình sống tử tế với nhau đi.
Theo Yan
Cuộc chiến thông gia
Bà Du máu dồn lên mặt, làm một tràng ngôn từ mà bà vẫn hay sử dụng khi cãi nhau ở chợ phun vào mặt thông gia làm bà Thuỷ thất kinh hồn vía. Tuy vậy, trước khi cúp máy bà Thuỷ vẫn cố mạt sát bà Du: "Đúng là phường buôn thúng bán bưng mà, mở mồm ra là không có lời nào tốt đẹp!".
Ngay từ khi bà Thuỷ biết Dung - con gái bà yêu Sơn thì bà đã ra sức phản đối. "Yêu ai không yêu lại đi yêu cái thằng nhà cửa, bố mẹ chả ra gì, mình là con nhà đàng hoàng. Mẹ cấm con" - bà đe nẹt con gái.
Gia đình Sơn quả thật cũng không phải danh giá gì. Bố Sơn nghiện và qua đời đã lâu. Ba Du - mẹ Sơn là dân buôn bán bình thường ở chợ. Còn bà Thuỷ đường đường có chồng làm trưởng phòng của một chi cục trong tỉnh. Bản thân bà cũng là giảng viên của một trường cao đẳng, họ hàng nhà bà lại toàn người danh giá cả.
Thế nên, việc chuyện con gái bà đẹp đẽ, cao sang thế mà lại đi yêu ngươi gia thế chăng ra gì, bà phản đối là lẽ tất yếu.
Mặc dù gia đình Sơn như vậy nhưng anh lại là một người đàn ông có trí tuệ và bản lĩnh. Học rộng, tài cao và đang là kiến trúc sư của một tập đoàn xây dựng có tiếng. So về tài - đức thì hoàn toàn có thể là "cây tùng - cây bách" để con gái bà có thể tự hào. Thế nhưng vì cái lí lịch "mẹ nó buôn thúng bán bưng, bố nó thì thế kia..." nên bà Thuỷ vẫn không hài lòng về chàng rể tương lai.
Chuyện đến tai bà Du. Vốn là dân buôn bán, tính tình tuy chân thật, xuề xoà nhưng lại có phần hơi sồn sồn, lỗ mãng. Bà vốn có thiện cảm với Dung nhưng khi nghe phong thanh đến tai chuyện mẹ Dung chê con trai bà thì bà nóng mắt, bốc hoả gọi ngay Sơn về bảo "Nhà nó cậy nó danh giá nên chê con à? Thế thì bảo nó giữ giá về mà làm nộm, không yêu đương gì sất!". Tư đo, ba cung cấm đoán chuyện con trai yêu đương với Dung tắp lự.
Ngay từ khi bà Thuỷ biết Dung - con gái bà yêu Sơn thì bà đã ra sức phản đối (Anh minh hoa)
Vi thê, đôi trẻ đã phải trải qua biết bao khó khăn, trắc trở từ hai phía gia đình mới được sự đồng ý trong miễn cưỡng của hai họ mà thành đôi. Hai bên vốn chẳng ưa nhau nhưng cũng vì đôi trẻ mà bằng mặt nhưng chẳng bằng lòng.
Rôi cung đên ngay đâu tiên Dung về làm dâu nhà Sơn. Mẹ Dung vì xót con gái "trâm anh thế phiệt" của bà từ bé chưa phải hầu ai, nay phải về "làm thân trâu ngựa cho mẹ con nó" nên bà gọi điện thoại cho thông gia liên tục: "Bà đừng bắt nó phải làm cái này cái kia. Trước bà với thằng Sơn làm thế nào thì giờ cứ làm thế ấy, đừng bắt con Dung phải làm việc này việc nọ, nó yếu lắm..!".
Bà Du nghe thấy thông gia gọi điện dặn dò nhưng với tông giọng cao vút thì bực mình lắm. Bà cũng "dằn mặt" lại bao: "Bà cứ yên tâm. Người ta bảo con gái là con người tam - con dâu mới thực của mẹ cha mua về' nên tôi khăc biết đường dạy bảo con dâu bà ạ. Có điều &'ở bầu thì phải tròn, ở ống thì phải dài', chứ cứ &'ăn cây táo mà rào cây sung' thì không được!". Nói xong ba Du cúp máy rụp một cái làm bà Thuỷ điên tiết làu bàu: "Cái mụ con buôn này lại còn văn chương ví von gớm, đúng là &'múa rìu qua mắt thợ...".
Nói là nói thế nhưng bà Du nào có phải phường ác ôn gì. Bà vẫn nhẹ nhàng chỉ cho Dung những công việc đơn giản, nhẹ nhàng để Dung dần làm quen với vai trò dâu con trong nhà. Còn Sơn, môi khi đi công tác trên miền núi, nghe thấy đồng nghiệp chỉ chỗ nào có rượu ngon và đặc sản núi rừng thứ thiệt là anh tìm đến mua để về biếu bên ngoại dịp Tết này. Hai vợ chồng bảo nhau quyết tâm năm nay phải hàn gắn mối quan hệ có nguy cơ rạn nứt của hai bên nội - ngoại vì " bà nội với bà ngoại mà giận nhau thì con mình sau này chắc buồn lắm!".
Thế nhưng, nhiều khi mọi chuyện đôi vơ chông tre muốn thế này song cuối cùng lại hoá ra thế khac. Môt lân, Dung đang ngồi gọt mấy quả su su thì nghe mẹ đẻ gọi điện hỏi han. Thấy con gai bảo đang gọt su su thì bà tru tréo lên: "Sao con lại phải làm mấy cái việc đấy, mẹ đã bảo bà ý thế rồi, cẩn thận không nhựa nó dính hết vào tay lại ngứa!". Rồi bà gọi điện ngay cho thông gia trách móc: "Con tôi có phải ô sin đâu mà bắt nó vào bếp...".
Bà Du máu dồn lên mặt, làm một tràng ngôn từ mà bà vẫn hay sử dụng khi cãi nhau ở chợ phun vào mặt thông gia làm bà Thuỷ thất kinh hồn vía. Tuy vậy, trước khi cúp máy bà Thuỷ vẫn cố mạt sát bà Du: "Đúng là phường buôn thúng bán bưng mà, mở mồm ra là không có lời nào tốt đẹp!".
Bà Du cáu tiết xuống bếp đuổi Dung lên phòng mặc cho con dâu nài kéo và xin lỗi thay mẹ mình "Mẹ con xỗ mồm nhưng không có ý gì đâu, mẹ đừng để bụng..." thì bà Du vẫn lạnh lùng đuổi cô ra khỏi bếp: "Thôi, con cứ ngồi im để mẹ hầu, nhà con danh giá thế làm mấy cái việc này nó bẩn tay" làm Dung vô cùng khó xử.
Cô gọi điện về trách mẹ đe sao lại can thiệp quá sâu vào chuyện làm dâu của cô, để giờ cô khó xử thế này. Bà Thuỷ nghe thấy con gái than vãn vậy thì càng uất thêm: "A! Nó hành hạ con mình, vậy mình cũng hành con nó cho nó biết tay!" .
Khi con gái và con rể sang nhà bà chơi cuôi tuân, vừa bước chân vào nhà, bà Thuỷ đã nói mát: "Ô kìa! Anh con rể đi đâu mà sắp gân thang trơi mới thấy mặt thế kia? Nhà thì bao nhiêu là việc mà chả thấy sang giúp bố một tay". Sơn gãi đầu phân bua: "Con bận công tác giờ mới được nghỉ. Con biếu bố mẹ ít đặc sản với chai rượu thuốc để tăng cường sức khoẻ".
Bà Thuỷ nhìn túi quà của anh con rể tỏ ý không hài lòng. Bà lại tiếp tục nói mát mẻ: "Rượu thì chả biết có ngon không nhưng cũng phải uống để mà tăng cường sức khoẻ chờ con Dung về thôi. Chứ không sau này yếu đi mà con Dung nó bị đàn áp quá nó không chịu nổi thì nó biết đi đâu!".
Biết mẹ vợ nói kháy mình nhưng Sơn vẫn cười xuề xoà: "Dạ ,mẹ cứ yên tâm! Ai mà động vào Dung là con &'xử' ngay!". Anh tếu táo vậy nhằm giảm bớt căng thẳng của mẹ vợ. Ai ngờ bà Thuỷ chộp ngay câu đấy chì chiết: "Xử cái gì mà xử, anh nói nghe cứ như phường đầu đường xó chợ, đúng là &'rau nào sâu' nấy'!".
Nghe mẹ chồng xúc phạm mình quá đáng, Sơn không nhịn được nên bật lại: "Mẹ không nên nhận xét về người khác hồ đồ như thế!" rồi xin phép kéo vợ ra về.
Dung thấy chồng tức giận vì cách cư xử của mẹ mình thì buồn lắm, cô cứ lén nhìn chồng suốt lúc đi về rồi luôn miệng xin lỗi nhưng anh vẫn lặng im không nói.
Lần đầu tiên cô làm dâu mà đa thây buồn đến vậy. Nghi đến những ngày tiêp theo, Dung thực sự bế tắc (Anh minh hoa)
Về đến nhà, vào phòng đóng cửa rồi Sơn nói trong bực tức vơi vơ: "Ba ngoai thế này thì quá đáng lắm! Vơ chông minh đã phải cố gắng bao nhiêu để đến với như ngày hôm nay, thế nhưng sau những chuyện thế này, anh thực sự mệt mỏi quá. Em phải tính thế nào chứ thế này anh thấy khó chịu lắm!..".
Dung cứ ngồi nhìn chồng rồi lã chã nước mắt rơi mà không biết nói gì. Là phận làm con - phận làm dâu, cô không biết phải làm thế nào để hài hoà được mối quan hệ căng thẳng này, nhất là lúc nãy khi thấy chông mặt phừng phừng đi vào nhà thì mẹ chồng lại nhìn cô với ánh mắt hình viên đạn.
Lần đầu tiên cô làm dâu mà đa thây buồn đến vậy. Nghi đến những ngày tiêp theo, Dung thực sự bế tắc.
Theo VNE
Chuyện dở khóc dở cười của những bà vợ "nấm lùn" Chi sơ hưu chiêu cao "nâm lun", nhưng phu nư nay nhiêu khi dơ khoc dơ cươi vơi chinh cai chiêu cao khiêm tôn cua minh gây nên. Chị Hằng kiếm cái ghế nhỏ, bước cả hai chân lên ghế, dường như vẫn chưa đủ, chị kiễng chân phải lên còn chân trái và tay trái cứ bơi bơi trong không khí. Cố...