Minh Phú bất ngờ đặt chỉ tiêu lợi nhuận sụt giảm 38%
CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú bất ngờ công bố kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận sau thuế chỉ còn 1.430 tỷ đồng, giảm 38% so với kế hoạch ban đầu là 2.300 tỷ đồng.
Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã:MPC) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ sẽ diễn ra vào ngày 29/6 tới đây với nhiều thay đổi so với quyết định trước đó.
Cụ thể, chỉ tiêu sản lượng xuất khẩu vẫn ghi nhận 77.400 tấn với doanh số 850 triệu USD không thay đổi so với kế hoạch ban đầu. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại giảm 38% so với kế hoạch ban đầu chỉ còn 1.430 tỷ đồng.
Trong đó, lợi nhuận từ nhà máy Cà Mau là 750 tỷ, nhà máy Hậu Giang khoảng 500 tỷ và lợi nhuận nuôi tôm 180 tỷ đồng.
Bên cạnh chỉ tiêu lợi nhuận, tài liệu họp ĐHĐCĐ của Minh Phú cũng cho biết hiện nay cơ cấu sở hữu công ty đã có thay đổi rất nhiều so với trước đây từ sau khi phát hành riêng lẻ cho cổ đông Mitsui (hiện nắm 35,1% vốn), nên ban điều hành, cổ đông lớn đề nghị bầu xét lại toàn bộ HĐQT, song song việc tuân thủ quy chế quản trị mới với 1/3 thành viên HĐQT độc lập.
Danh sách HĐQT dự kiến trình cổ đông bao gồm 9 thành viên, trong đó có 5 người cũ là ông Lê Văn Quang, bà Chu Thị Bình (vợ ông Quang), ông Lê Văn Điệp, bà Hồ Thu Lê (thành viên HĐQT độc lập) và ông Phan Thanh Lộc (thành viên HĐQT độc lập).
Bầu bổ sung thêm thành viên HĐQT bao gồm ông Bùi Anh Dũng (hiện đang là Phó Tổng Giám đốc), ông Osada Tsutomu, ông Tsukahara Kciichi, và ông Nguyễn Nhân Nghĩa (dự kiến là thành viên HĐQT độc lập thứ ba).
Video đang HOT
Ngoài ra, công ty cũng dự kiến trình cổ đông về việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng 3.038 tỷ đồng thu được từ đợt phát hành 60 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược Mitsui. Theo đó, Minh Phú sẽ dành 1.755 tỷ đồng để chi trả các khoản nợ ngắn hạn,mua cổ phần Minh Phú Hậu Giang, trả tiền mua tôm nguyên liệu, thành phẩm…
Mới đây, Minh Phú vừa vướng phải cáo buộc từ Nghị sĩ Lahood liên quan đến việc tránh thuế chống bán phá giá tôm tại Mỹ. Ngay sau đó, công ty đã có văn bản lên tiếng về sự việc và cho biết Minh Phú vẫn chưa chính thức nhận được bất kỳ thông tin hay cầu gì từ CBP cũng như bất kỳ cơ quan nào của Chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến cáo buộc và yêu cầu nói trên.
Đồng thời nhấn mạnh, hoạt động xuất khẩu tôm vào Mỹ của công ty vẫn tiến hành thông quan bình thường.
Thế nhưng, bất chấp việc cải chính, cổ phiếu MPC trên thị trường chứng khoán vẫn giảm không phanh 27% và chính thức chạm đáy 1 năm, từ mức 46.000 đồng/cp (đầu tháng 4) về chỉ còn 33.500 đồng/cp chỉ trong hơn 2 tháng.
Cũng trong tài liệu, Minh Phú cho biết vẫn còn lợi nhuận chưa phân phối hơn 800 tỷ đồng. Công ty dự kiến sẽ chia thêm cổ tức năm 2018 bằng tiền với tỷ lệ 20%, số tiền chi ra khoảng 528 tỷ đồng.
Trước đó, công ty đã thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông năm 2018 với tỷ lệ 50% (5.000 đồng cho mỗi cổ phiếu), tương đương với số tiền chi ra 692 tỷ đồng hồi cuối tháng 5.
Cập nhật kết quả kinh doanh mới nhất của Minh Phú cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2019 sản lượng xuất khẩu của công ty ước đạt 19.954 tấn sản phẩm, tăng 2,33% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu ước đạt 225 triệu USD, giảm 0,42% và hoàn thành gần 26% kế hoạch năm.
Minh Phú cho biết từ tháng 5 nguyên liệu tương đối dồi dào, giá nguyên liệu mua vào thấp nên lợi nhuận cho đến cuối năm sẽ bắt đầu khởi sắc.
Do nguyên liệu dồi dào nên công ty giảm giá thu mua, trong khi hợp đồng đã ký đang vượt công suất sản xuất của nhà máy. Do vậy, Minh Phú sẽ xuất thêm hàng tồn kho, dự kiến sản lượng và doanh số của tháng 6 sẽ tăng trưởng tốt và lợi nhuận cũng sẽ tốt hơn.
Bên cạnh đó, giá tôm thế giới dự kiến sẽ tăng từ tháng 6 đến hết tháng 10 khoảng 10%. Năm nay, do giá tôm thấp, người nuôi tôm Ấn Độ giảm nuôi nên nguồn cung nguyên liệu thiếu so với nhu cầu các nhà máy chế biến Ấn Độ, kéo giá tôm thành phẩm tại Ấn Độ cũng bị đẩy lên cao. Vì vậy, từ giữa tháng 5 giá tôm thế giới đã tăng trở lại.
Đặc biệt, ngày 25/6 vừa qua, Hội đồng châu Âu đã thông qua nội dung của Hiệp định EVFTA và IPA, mở đường cho việc ký kết các Hiệp định. Dự kiến hai bên sẽ ký kết đồng thời cả hai Hiệp định này vào ngày 30/6/2019 tại Hà Nội.
Đây là một tin mừng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành dệt may, thủy sản nói riêng bởi đây sẽ là cú hích rất lớn cho cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu.
Theo thuonggiaonline.vn
Chủ tịch Gelex Nguyễn Văn Tuấn trở thành tân Chủ tịch HĐQT Viglacera
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 của Tổng Công ty Viglacera (HoSE : VGC) được tổ chức hôm nay (26/6) đã nhất trí bầu ông Nguyễn Văn Tuấn làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Tân Chủ tịch HĐQT Viglacera Nguyễn Văn Tuấn.
ĐHCĐ thường niên 2019 của Viglacera đã bầu 5 thành viên vào HĐQT nhiệm ký 2019 - 2024 gồm: Ông Nguyễn Văn Tuấn, ông Nguyễn Anh Tuấn, ông Trần Ngọc Anh, ông Luyện Công Minh, bà Đỗ Thị Phương Lan. Các bà Nguyễn Thị Thanh Yến, bà Nguyễn Thị Cẩm Vân và bà Phạm Ngọc Bích được bầu vào Ban kiểm soát.
Tân Chủ tịch Viglacera Nguyễn Văn Tuấn sinh năm 1984. Năm 2013, ông Tuấn được bầu phó Chủ tịch HĐQT của Fecon. Sau đó, ông Nguyễn Văn Tuấn tiếp tục giữ các vị trí chủ chốt ở nhiều đơn vị khác như Phó Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH S.A.S - CTAMAD; Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Thiết bị Điện; Chủ tịch Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex; Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam (CAV). Năm 2016 ông Nguyễn Văn Tuấn được bầu làm Tổng giám đốc Gelex. Tháng 1/2018, ông được bầu kiêm nhiệm thêm chức danh Chủ tịch HĐQT Gelex.
Tại thời điểm được bầu làm chủ tịch HĐQT của Viglacera, ông Nguyễn Văn Tuấn đã giữ 2 chức vụ cao nhất tại Gelex.
Năm 2018, Viglacera ghi nhận doanh thu hợp nhất 8.812 tỷ đồng, giảm 4,2%. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 667 tỷ đồng.
Năm 2019, Viglacera đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 9.300 tỷ đồng, tăng 5,5% so với thực hiện năm 2018; trong đó, công ty mẹ đạt 3.500 tỷ đồng, tăng 11,6% so với thực hiện năm 2018. Lãi trước thuế hợp nhất đạt 950 tỷ đồng, tăng 12,2% so với thực hiện năm 2018; công ty mẹ đạt 650 tỷ đồng, tăng 7% so với thực hiện năm 2018; chia cổ tức tối thiểu đạt 10,5%.
Trong 6 tháng đầu năm, công ty mẹ Viglacera ước đạt 422 tỷ lợi nhuận trước thuế, tương ứng 65% chỉ tiêu cả năm. Dự kiến trong năm nay, riêng công ty mẹ Viglacera sẽ đạt 700 - 800 tỷ lợi nhuận trước thuế.
Minh An
Theo vietnamfinance.vn
Chứng khoán Everest (EVS) chính thức chuyển lên niêm yết trên HNX Sáng ngày 26/6, Công ty cổ phần Chứng khoán Everest (EVS) đã chính thức niêm yết 60 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với giá tham chiếu 10.700 đồng/CP. Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên, EVS đóng cửa ở mức giá 11.600 đồng/CP, tương đương tăng 0,9%. Trước đó, cổ phiếu EVS đăng ký giao dịch...