‘Mình cũng từng là một học trò đánh thầy’
Bị thầy sỉ nhục, lôi cả chuyện gia đình, mình đẩy thầy xuống nền nhà. Thầy trò vật lộn nhau như một trận đấu tay đôi.
Câu chuyện đánh nhau giữa thầy giáo và học sinh trường THPT Nguyễn Huệ, tỉnh Bình Định đang dậy sóng dư luận khiến mình gợi nhớ về thời học sinh. Ngày xưa, mình cũng từng như vậy!
Đó là năm mình học lớp 10. Đậu vào trường chuyên nên ngay từ những năm đầu tiên mình luôn cảm thấy áp lực. Vừa bước sang cấp 3, chưa quen cách học, hầu như tháng nào mình cũng “đội sổ”, bị mời phụ huynh không biết bao nhiêu lần. Ngày tổng kết học kỳ, thầy chủ nhiệm gọi mình lên và liên tiếp buông ra những lời lẽ khó nghe. Chỉ vì mình mà thành tích của lớp bị giảm sút nghiêm trọng.
Trận đánh tay đôi với thầy trở thành 1 kỷ niệm buồn trong đời học sinh của tôi.
Chưa dừng lại ở đó, thầy còn hoài nghi nhiều điều như thể rằng mình đã “đi cửa sau” để được vào trường. Học tệ bị thầy mắng, thậm chí đánh đòn, mình cũng ngậm ngùi chấp nhận. Mọi chuyện sẽ không đến nỗi nào nếu thầy không đụng đến bố mẹ mình. Từng lời thầy nói ra như hàng ngàn mũi kim dày xéo tận tâm can khiến mình không thể tự chủ…
Nỗi đau dồn nén lâu ngày, mình vứt toẹt hộp phấn xuống đất chỉ để thầy dừng lại những lời lẽ kia đi. Nào ngờ, thầy cho rằng mình vô lễ nên bắt đầu dùng đến bạo lực. Thầy nắm hai lỗ tai mình kéo lên như làm xiếc, rồi ghì đầu mình vào tường. Cơn giận bốc lên đầu, mình phản kháng lại làm thầy té xuống nền nhà. Nhớ lại lúc đó, mọi thứ thật sự hỗn loạn, hệt như cuộc đấu tay đôi giữa thầy với trò. Nhờ bạn bè ngăn cản, mọi thứ đã không đi quá xa.
Video đang HOT
Mình biết hành động của mình hôm ấy là sai, nhưng nếu như thầy không là người “ra tay” trước, có lẽ mình cũng không quá nổi nóng như vậy. Cũng giống như câu chuyện của hai cậu bạn trường THPT Nguyễn Huệ, nếu thầy giáo biết kiềm chế hơn và giáo dục theo cách sư phạm hơn thì liệu rằng câu chuyện đáng tiếc ấy có xảy ra?
Học trò thời phong kiến tuy rất sợ thầy đồ nhưng cái sợ đó là thể hiện lối sống “Tôn sư trọng đạo”. Khi xã hội càng phát triển, một số người thầy đã lợi dụng truyền thống đó để tạo uy quyền đối với học sinh của mình. Từ đó, người học cảm thấy không được tôn trọng khi nhân quyền bị xâm phạm.
Thầy giáo ở trường THPT Nguyễn Huệ, Bình Đình đã sai khi để sự nóng giận lấn át lý trí. Ảnh chụp màn hình.
Thực ra, mình không ghét các nhà giáo đánh học trò. Đôi lúc, cảm thấy bản thân còn nghịch ngợm, nhiều trò, đến gia đình còn phát cáu với mình, thì thầy giáo cũng chỉ là người dưng, làm sao có thể kiềm chế nóng giận? Nhưng trong cách đánh đập của các thầy, các cô cần có sự quan hoài, nâng đỡ trong xử phạt và tôn trọng chúng ta ngay cả khi la mắng.
Chỉ cần thế thôi, chúng ta đã có thể nhận ra mình quả là những kẻ có lỗi. Thầy cô cũng là người, nếu cảm thấy không được tôn trọng hoặc đứa học trò không nghe lời thì vẫn có thể xử phạt. Ngày còn bé, chúng ta vẫn lớn dần lên bởi roi vọt và những lời dạy dỗ của mẹ đấy thôi?
Theo VNE
Thầy trò đau đầu vì đề thi học sinh giỏi huyện
Ngày 16/4, học sinh cấp THCS huyện Yên Thành kết thúc kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện. Đề thi quá khó và nặng về lý luận, đặc biệt là môn Ngữ văn lớp 6, 7.
Đề thi môn Ngữ văn 6 khiến nhiều giáo viên ôn thi khá bất ngờ. Cụ thể, đề có câu: "Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: "Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi".
Với một tâm hồn non nớt, hồn nhiên, học sinh lớp 6 sẽ "cảm nhận" thế nào với đề thi này?
Đây là một dạng đề nghị luận văn học nhưng đến lớp 9 các em mới bước đầu tìm hiểu dạng đề này. Với học sinh lớp 6 thì vượt quá sức. "Ngay cả một học sinh lớp 9 với học lực khá cũng khó mà làm được", một thầy giáo cho biết.
Đề thi lớp 6 đã khó, đề thi dành cho học sinh lớp 7 càng khó hơn khiến không ít học sinh hoang mang.
Sau khi kết thúc buổi thi, cô giáo Nguyễn Thị P. được học sinh trao đề. Vừa cầm đề trên tay, cô P. đã choáng váng. Bởi cô không thể tin đây là một đề thi cấp huyện.
Cụ thể, câu thứ 2 (6/10 điểm) của môn Ngữ văn lớp 7 yêu cầu: "Khi bàn về nhiệm vụ văn chương, Hoài Thanh đã viết: "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống". Bằng những hiểu biết của mình về tác phẩm văn học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đây là một câu hỏi yêu cầu học sinh phải có lý luận văn học, kiến thức toàn diện vừa rộng vừa sâu, trong khi đó trong văn bản không hề có bất cứ một dẫn chứng nào minh họa.
Về đề thi này, một thầy giáo lão làng cho biết thêm: "Khó, khô khan, sặc màu lý luận, ngay cả tôi cũng khó mà làm được như đáp án". Còn thầy Trần Văn D. thì bức xúc cho rằng: "Chúng ta đang đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục mà ra đề thi như thế này thì chỉ làm cho tâm hồn của những đứa trẻ trở nên khô khan, già nua và giết chết tình yêu văn chương. Nhiều năm tôi được phân công ra và kiểm duyệt đề thi học sinh giỏi, nhưng chưa năm nào gặp câu khó như thế. Việc ra một đề thi không hề đơn giản, vì nó không chỉ đánh giá năng lực học sinh mà còn đánh giá năng lực, trình độ của giáo viên".
Trần Đức T. - học sinh lớp 7, trường THCS V.T. buồn rầu nói: "Em không làm được câu số 2 vì không đủ kiến thức để trình bày. Em cũng không hiểu "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống là gì".
Một nguyên tắc quan trọng hàng đầu của bất cứ một đề thi nào là phải đảm bảo tính vừa sức, tính trọng tâm. Nếu không có được hai yêu cầu này xem như đề thi đó hỏng. Thế nhưng, nhiều giáo viên khi được phân công ra đề lại cố gắng làm sao cho khó, cố gắng đánh đố học sinh như để minh chứng cho cái sự tài giỏi của mình? Đó là nguyên nhân khiến nhiều học sinh chán học, mất tự tin, còn giáo viên sẽ dạy những vấn đề trên mây, nhất là môn Ngữ văn.
Theo TTVN
Thầy trò ruột ở V-League Những HLV như Mai Đức Chung, Lê Thuỵ Hải khi đi đâu cũng mang theo nhiều đệ ruột của mình. HLV Đặng Trần Chỉnh từng có câu nói nổi tiếng: "Ghế HLV có 4 chân thì cầu thủ giữ đến 3". Câu nói hàm ý số phận của HLV trưởng nằm trong tay các học trò. Khi cầu thủ ghét thầy, ngay lập...