Minh bạch với thu phí không dừng
Tối hậu thư của Tổng cục Đường bộ sẽ dừng thu phí trước 16 giờ ngày 10.7 đối với 3 trạm BOT không ký phụ lục hợp đồng triển khai thu phí không dừng là điều cần thiết để chấm dứt sự chây ì gây bức xúc dư luận của các chủ đầu tư BOT trong hơn 3 năm qua.
Thực ra từ đầu tháng 4, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã có tối hậu thư về chuyện này. Thời điểm đó Bộ trưởng Thể yêu cầu các đơn vị phải cam kết mốc thời gian áp dụng thu phí tự động không dừng (ETC), nếu chậm sẽ cắt hợp đồng hoặc dừng thu phí. Bộ GTVT cũng đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước và một số ngân hàng thương mại để bàn giải pháp kết nối tài khoản cá nhân với tài khoản giao thông cũng như các vấn đề liên quan. Sở dĩ có chuyện này là suốt thời gian qua, nhiều chủ đầu tư BOT viện dẫn lý do “ngân hàng tài trợ vốn không đồng ý” để trì hoãn việc áp dụng ETC. Nói thẳng ra thì ai cũng biết việc viện dẫn lý do này kia cũng chỉ là cái cớ, còn mục đích thực sự là hòng mập mờ doanh thu, trốn thuế mà thôi. Bởi áp dụng ETC không chỉ giúp người sử dụng biết mình phải đóng bao nhiêu tiền, mà cơ quan quản lý có thể giám sát được số thu, lượng xe tại các trạm BOT, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân sự cho các chủ đầu tư. Hệ thống cũng có thể ghi nhận thông tin để phát hiện biển số giả, xe hết hạn đăng kiểm, xe vi phạm giao thông…; nói tóm lại là mang lại lợi ích thiết thực cho các bên có liên quan. Thế thì ngoài việc muốn làm điều mờ ám, chẳng có lý do gì để trì hoãn một việc ích nước lợi nhà thế này! Chẳng nói đâu xa, vụ cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây bị cướp tiền thu phí hồi đầu năm nay gây ra những nghi vấn về số tiền thu phí thực sự mỗi ngày của trạm này là một minh chứng điển hình cho sự thiếu minh bạch nếu vẫn còn duy trì thu phí tiền mặt như hiện nay. Cơ quan quản lý nhà nước không quyết liệt cũng phải đặt vấn đề về động cơ. Với những gì diễn ra trên thực tế, việc bây giờ mới ra tối hậu thư thực ra là quá muộn.
Không chỉ thu phí ETC, liên quan đến BOT còn rất nhiều vấn đề. Chuyện nhà đầu tư đòi trả lại dự án BOT vì lỗ; chủ đầu tư đề xuất Chính phủ hỗ trợ hàng ngàn tỉ đồng vì thu phí không đạt doanh số như kế hoạch… Những đề xuất, kiến nghị phi thị trường thế này cũng cần một thái độ kiên quyết, dứt khoát từ phía cơ quan có thẩm quyền để không tạo ra tiền lệ xấu. Những hợp đồng hợp tác công – tư như BOT, BT hay BO, nhà đầu tư tất nhiên đã điều nghiên kỹ càng, tính toán thiệt hơn đầy đủ trước khi đầu tư. Trừ những trường hợp bất khả kháng như thiên tai, địch họa thì nhà nước có thể hỗ trợ bằng cách nào đó. Đâu thể lời thì bỏ túi, nhắm thấy lỗ thì ăn vạ trả lại được.
Trong bối cảnh ngân sách không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư hạ tầng như hiện nay, các hình thức hợp tác công – tư vẫn là giải pháp huy động vốn quan trọng, tất yếu. Vì thế, minh bạch để người dân ủng hộ, để có vốn làm đường, làm cầu… là hết sức cần thiết trong thời gian tới.
Theo thanhnien.vn
Video đang HOT
Địa ốc Long Thành nhộn nhịp trước "giờ G"
Trong hơn một năm qua, bất động sản Long Thành tăng liên tục và đã hình thành mặt bằng giá mới. Tuy nhiên, thị trường dự báo vẫn sẽ tiếp tục tăng mạnh khi ngày khởi công xây dựng sân bay quốc tế Long Thành đang đến gần.
Mặt bằng giá tăng mạnh
Cách đây khoảng một năm, anh Thành Ân (nhà đầu tư từ TPHCM) mua một lô đất 80m2 tại Long Thành với giá 700 triệu đồng. Tháng 5 vừa qua, anh bán lại thu về hơn 1,4 tỉ đồng. "Mạnh tay" hơn, anh Giang Nguyễn mua cùng lúc 5 nền đất tại một dự án nằm ngay mặt tiền quốc lộ 51 vào cuối năm 2018 với giá 1 tỉ đồng/nền. Tháng 6 vừa qua, anh Giang Nguyễn đã bán ra 3 nền và thu về khoản lợi nhuận lên đến 60%. Đây là tỷ suất lợi nhuận đáng mơ ước đối với nhiều người nhưng thời gian qua lại không hiếm trên thị trường bất động sản Long Thành.
Cơn sốt đất nền tại "điểm nóng" xung quanh dự án xây dựng sân bay Long Thành đã giúp nhiều nhà đầu tư nhanh nhạy thu được nhiều lợi nhuận. Có thể điểm qua một số dự án có tốc độ tăng giá tốt tại Long Thành như Airlink City, Eco Town Long Thành, Airport Golden Gate hay khu đô thị Cát Linh... Mức độ tăng giá bình quân từ 40-60% trong vòng một năm qua, một số vị trí ở trung tâm huyện Long Thành, nơi dân cư tập trung sầm uất, mức tăng có thể đến 100%.
Theo anh Thành Ân, dự án sân bay Long Thành rục rịch chuyển động đã đẩy giá đất khu vực xung quanh lên rất nhanh. Tuy nhiên, mức này có cơ sở vì sân bay Long Thành được thiết kế xây dựng có quy mô hàng đầu khu vực châu Á, kèm với đó là định hướng xây dựng "thành phố sân bay" tại Long Thành hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội phát triển rất lớn. Mặt khác, cũng theo anh Thành Ân, Long Thành nằm cách quận 9 của TPHCM chỉ một con sông Đồng Nai, giao thông kết nối thuận lợi nhờ cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây nhưng hiện nay mặt bằng giá chưa bằng một phần ba của quận 9.
Phối cảnh trung tâm thương mại đa chức năng nằm ngay mặt tiền khu đô thị Cát Linh.
Long Thành cũng như quận 9 cách đây vài năm. Hiện nay hạ tầng của Long Thành đang phát triển nhanh với các tuyến đường kết nối thông suốt như cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, quốc lộ 51, Mỹ Phước - Tân Vạn - Nhơn Trạch và nhiều công trình khác chuẩn bị xây dựng như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, monorail Thủ Thiêm - Long Thành... Sân bay Long Thành được khởi công sẽ tạo ra cú hích cho giúp giá trị bất động sản Long Thành tăng cao", ông Thế Sơn, Giám đốc một công ty môi giới ở Long Thành, chia sẻ.
Đón đầu thương mại bùng nổ
Hiện nay, trước sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, thị trường Long Thành đang có sự sàng lọc mạnh mẽ. Khách hàng cũng có nhiều thông tin hơn để chọn lựa những dự án có pháp lý minh bạch, hạ tầng hoàn thiện nhằm hạn chế rủi ro.
Mặt khác, "khẩu vị" của nhiều khách hàng cũng dần chuyển dịch sang các bất động sản thương mại. Nguyên nhân vì thị trường khan hiếm nên dòng sản phẩm này có tỷ suất sinh lời tốt hơn và tính thanh khoản vượt trội.
Theo thống kê, trên địa bàn huyện Long Thành hiện có năm khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp với gần 2.200 doanh nghiệp đang hoạt động. Các khu, cụm công nghiệp này thu hút hàng chục ngàn người lao động nên nhu cầu mua sắm, giải trí rất lớn. Điều này kéo theo hàng loạt tiện ích ra đời để đáp ứng. Theo tìm hiểu, Long Thành đặt mục tiêu ngành thương mại - dịch vụ sẽ tăng trưởng bình quân từ 21 - 22% trong giai đoạn 2015 -2020. Điều này không chỉ giúp Long Thành phát triển đột phá mà còn kéo theo nhu cầu rất lớn về bất động sản thương mại.
Cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đoạn giao với quốc lộ 51.
Một dự án thương mại điển hình đang chào bán khá hút khách ở Long Thành thời điểm này là khu đô thị Cát Linh nằm ngay mặt tiền quốc lộ 51, đối diện chợ mới Long Thành và liền kề Vincom Plaza. Đây là khu vực trung tâm hành chính huyện Long Thành, dân cư đông, tốc độ đô thị hóa nhanh, hạ tầng phát triển mạnh nên tiềm năng khai thác thương mại rất lớn. Khi sân bay Long Thành hoạt động, nơi đây sẽ trở thành "thành phố sân bay" tầm cỡ châu Á và khu đô thị Cát Linh sẽ là địa chỉ lý tưởng để kinh doanh các ngành nghề như nhà hàng, khách sạn, đại lý vé máy bay, siêu thị hay mở văn phòng giao dịch...
Theo tìm hiểu, khu đô thị Cát Linh là dự án hiếm hoi được phát triển hoàn toàn cho nhu cầu khai thác thương mại ở thời điểm này tại Long Thành với các dãy nhà phố sang trọng kết hợp nhu cầu ở và kinh doanh. Pháp lý dự án cũng đã hoàn chỉnh, hạ tầng thi công rất nhanh chóng. Hiện Asia Land đang mở bán đợt cuối của dự án với giá chỉ từ 21 triệu đồng/m2, thanh toán linh hoạt kèm theo nhiều quà tặng hấp dẫn. Khách hàng giao dịch sẽ nhận nền xây nhà và kinh doanh được ngay vì dân cư xung quanh rất sầm uất.
Ánh Dương
Theo Trí thức trẻ
Siết tín dụng cho dự án BOT, BT: Liều lượng thế nào là hợp lý? Động thái "siết tín dụng" của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông qua tăng cường kiểm soát hoạt động cho vay đối với các dự án BOT, BT giao thông đã và đang làm "vắng bóng" các dự án đầu tư theo các hình thức này. Hiện đang tồn tại những ý kiến khác nhau về việc siết chặt cho vay đối với...