Minh bạch pháp lý, hướng tạo lập niềm tin cho người mua nhà
Ngoài vị trí, chính sách bán hàng, uy tín chủ đầu tư, một trong những yếu tố quan trọng nhất mà người mua nhà quan tâm hiện nay là pháp lý của dự án.
Dự án có pháp lý rõ ràng luôn thu hút sự quan tâm cao
(ĐTCK) Ngoài vị trí, chính sách bán hàng, uy tín chủ đầu tư, một trong những yếu tố quan trọng nhất mà người mua nhà quan tâm hiện nay là pháp lý của dự án.
Nhiều chủ đầu tư “né” cung cấp thông tin pháp lý
Mặc dù Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã quy định rõ, khi mở bán dự án chủ đầu tư phải công khai toàn bộ thông tin từ quy hoạch tới pháp lý của dự án cho khách hàng, nhưng thực tế, chỉ số một số ít chủ đầu tư thực hiện đúng theo quy định.
Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, từ cách đây hơn 13 năm, Điều 36, Luật Nhà ở 2005 đã quy định, chủ đầu tư dự án nhà ở phải công khai tại trụ sở Ban quản lý dự án, địa điểm có dự án và trên phương tiện thông tin đại chúng về quy hoạch chi tiết của dự án, số lượng nhà ở bán, cho thuê; số lượng nhà ở đã bán, cho thuê; số lượng nhà ở còn lại; giá bán, giá cho thuê; phương thức thanh toán; thủ tục đăng ký mua, thuê nhà ở, điều kiện được mua, thuê nhà ở.
Tiếp đó, Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Điều 16 quy định, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xác định cụ thể danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn, bao gồm dự án xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở công vụ, nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư và công khai trên cổng thông tin điện tử, việc công khai các thông tin về dự án quy định phải được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, Điều 19, Luật Nhà ở 2014 cũng quy định, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải công khai thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh. Cụ thể, doanh nghiệp phải có trách nhiệm công khai thông tin về bất động sản tại trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, tại trụ sở Ban quản lý dự án, tại sàn giao dịch bất động sản.
Tuy nhiên, trên thực tế, một số chủ đầu tư hoặc sàn môi giới thường tự tổ chức giới thiệu dự án theo kiểu “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”. Rất ít khách hàng có thể tiếp cận đầy đủ hồ sơ pháp lý tại lễ giới thiệu dự án như quy hoạch 1/500, giấy phép xây dựng, bảo lãnh ngân hàng…
Ghi nhận thực tế của phóng viên cũng cho thấy, thời gian gần đây, rất nhiều dự án xảy ra tình trạng dự án phê duyệt một đằng, nhưng lại triển khai một nẻo, cung cấp cho khách hàng một hướng, khiến cho người mua nhà như rơi vào mê hồn trận thông tin.
Video đang HOT
Trong nửa đầu năm, đã nhận được hàng trăm phản ánh của độc giả về tình trạng thông tin sai lệch của nhiều dự án. Trong đó, có những vụ việc gây bức xúc cho dư luận như vụ việc tại Dự án New City (Thủ Thiêm, TP.HCM) do Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại Thuận Việt làm chủ đầu tư. Dự án được phê duyệt là dự án tái định cư, nhưng sau đó, chủ đầu tư đã chuyển thành dự án nhà ở thương mại nhưng không qua đấu giá, đồng thời, rao bán căn hộ khi chưa đủ điều kiện mở bán…
Hay tại Dự án Dự án Samland Riverside do Công ty cổ phần Địa ốc Sacom (Samland) làm chủ đầu tư, dù đã mở bán và nhận tiền của khách hàng, nhưng dự án này lại chưa có giấy phép xây dựng và đang bị đình chỉ thi công 1 năm qua, khiến nhiều khách hàng đã bỏ tiền mua nhà tại đây đứng ngồi không yên.
Còn tại Hà Nội, Dự án Discovery Complex, số 302 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng (Cầu Giấy) do Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Cầu Giấy (Công ty con của Kinh Đô TCI ) làm chủ đầu tư mới đây đã bị tạm ngừng cấp điện nước vì vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy. Trước đó, dự án này không chỉ mập mờ với khách hàng về giấy phép thi công, mà còn bị khách hàng tố dự án được triển khai không đúng với quảng cáo và hợp đồng mua bán nhà.
Ngoài ra, còn nhiều vụ việc thiếu minh bạch pháp lý khi giao kết với khách hàng cũng đã bị cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu thành tra và xử lý như Dự án Mỹ Sơn Tower, Dự án Capital Garden, AZ Lâm Viên, AZ Vân Canh…
Theo luật sư Phượng, theo quy định của Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017, hành vi vi phạm không công khai, công khai không đầy đủ hoặc không đúng các nội dung về dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định, thì bị xử phạt từ 50 – 60 triệu đồng, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phải buộc công khai đầy đủ, chính xác nội dung thông tin về bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo đúng quy định; đồng thời còn bị xử phạt bổ sung là bị đình chỉ hoạt động kinh doanh bất động sản đến 12 tháng.
Dự án Samland Riverside mở bán thu tiền của khách dù chưa có giấy phép xây dựng. Ảnh: Việt Dũng
Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có vụ xử phạt nào về hành vi không công khai hồ sơ pháp lý. Việc công khai thông tin dự án nếu không được làm nghiêm, thì các dự án có dính dáng đến sai phạm (giao đất sai, lừa dối người mua nhà, huy động vốn trái phép…), sẽ không được phát hiện kịp thời, gây rủi ro lớn cho người mua nhà.
Thông tin pháp lý, vũ khí cạnh tranh hiệu quả
Qua nhiều vụ việc xảy ra vừa qua, người mua nhà hiện nay đã có tâm lý cảnh giác ở mức cao hơn trước. Người mua nhà hiện tại quan tâm nhiều hơn đến yếu tố pháp lý của dự án, từ giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường…, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp sổ đỏ cho căn hộ của họ sau này. Thực tế, nhiều dự án đã hoàn thành, người mua chuyển vào sinh sống hàng năm trời, nhưng vẫn không thể làm được sổ đỏ do dự án không đảm bảo điều kiện pháp lý.
Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw, vấn đề quan trọng hiện nay để có thể thu hút người mua nhà là các chủ đầu tư cần chủ động tư vấn và cung cấp thông tin pháp lý của dự án cho khách hàng. Trong thời đại mà ai cũng có thể lên internet và nói đủ thứ, nhưng lại có quyền ẩn danh, việc chủ động cung cấp thông tin pháp lý có rất nhiều cái lợi, trong đó ngoài việc thể hiện sự trọng thị với các khách hàng, thì một vấn đề lớn hơn nó giải quyết được bài toàn khủng khoảng truyền thông do những tin đồn gây ra.
Theo phân tích của ông Hà, do việc marketing bán hàng hiện nay chủ yếu qua các mạng xã hội, nên tâm lý khách hàng dễ bị dao động theo các cảm xúc trên mạng xã hội. Khi họ không có thông tin để kiểm chứng, dần dà sẽ mất niềm tin vào các sản phẩm mà doanh nghiệp này cung cấp ra thị trường. Đó là chưa kể những đợt “tấn công” có chủ đích nhằm hạ bệ của đối thủ bằng hàng loạt tài khoản mạng xã hội …
Do đó, giữa thời tin tức giả tràn lan, thì doanh nghiệp cần có những tin tức thật làm đối trọng. Muốn vậy, bản thân doanh nghiệp phải nói thật, làm thật, sản phẩm, dịch vụ phải tốt. Trên nền tảng đó, nếu doanh nghiệp chẳng may rơi vào tình huống bất lợi, thì có thể giải quyết khủng hoảng nhanh chóng.
Đồng quan điểm, ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản hiện nay, nhất là những đơn vị có thương hiệu từ trước trên thị trường có chung quan điểm, kinh doanh là phải làm tốt, bởi thị trường ngày càng xuất hiện các doanh nghiệp trẻ có năng lực và có sức cạnh tranh rất mạnh mẽ.
Do vậy, khi đã có được những giấy tờ pháp lý đầy đủ, thì việc chủ đầu tư chủ động cung cấp thông tin pháp lý dự án là một cách đúng đắn để tạo dựng niềm tin của người mua nhà và đảm bảo thương hiệu cho doanh nghiệp trong dài hạn.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Đà Nẵng lý giải như thế nào về hơn 15.000 lô đất tái định cư bỏ trống?
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Ngọc Tuấn đã đưa ra những lý giải về hơn 15.000 lô đất tái định cư đã có hạ tầng nhưng chưa bố trí trên địa bàn TP chiều 10/7
Phiên thảo luận chiều 10/7, kỳ họp thứ 7 HĐND TP Đà Nẵng khóa IX đã tập trung vào những vấn đề nổi cộm được nêu trong báo cáo 24/BC-HĐND của HĐND TP Đà Nẵng về kết quả giám sát chuyên đề "Hoạt động đầu tư công trên địa bàn TP trong 15 năm, từ 2003 (được công nhận đô thị loại I trực thuộc TƯ) đến 2017".
Trên địa bàn Đà Nẵng còn rất nhiều diện tích đất đã xây dựng hạ tầng nhưng lại đang bỏ trống (Ảnh: HC)
Trước đó, như Infonet đã đưa tin, qua giám sát chuyên đề nêu trên của HĐND TP Đà Nẵng cho thấy, do việc bố trí tái định cư cho các hộ dân giải tỏa tại nhiều dự án còn bị động, các hộ tái định cư nhiều khi không đồng tình về vị trí được bố trí, gây áp lực tạo quỹ đất tái định cư nên dẫn đến tình trạng quỹ đất tái định cư trên địa bàn hiện nay dôi dư rất nhiều.
"Tính đến cuối quý 1/2018, TP còn 14.589 lô đất tái định cư chưa bố trí); số lô đất trống (chưa xây dựng nhà ở) vẫn còn với số lượng rất lớn; hơn 100ha đất nông nghiệp mất khả năng sản xuất do ảnh hưởng bởi các dự án, dẫn tới tình trạng đất bỏ hoang còn nông dân thì mất việc" - Báo cáo 24/BC-HĐND của HĐND TP Đà Nẵng nêu rõ.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn, chính sách giải tỏa đền bù, bố trí tái định cư được TP thực hiện qua rất nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn, theo nhiều văn bản hướng dẫn quy phạm pháp luật. Các hướng dẫn này có sự đổi thay qua nhiều thời kỳ nên cần phải cập nhật. Do đó chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư phải được rà soát và thống nhất để tiếp tục thực hiện một cách trơn tru, không ách tắc.
Từ nay đến cuối năm 2018, Đà Nẵng sẽ tổ chức thống nhất quy trình giải quyết, tháo gỡ những vấn đề kiến nghị của các hộ dân, đặc biệt là trong diện thu hồi đất. Tăng cường trách nhiệm theo phân cấp. Hiện TP đang tổ chức lại Trung tâm Phát triển quỹ đất và các Chi nhánh để đảm bảo sự phối hợp tổ chức thực hiện trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư đúng theo yêu cầu.
Đặc biệt, theo thông tin cập nhật của ông Nguyễn Ngọc Tuấn về vấn đề quỹ đất tái định cư đang dôi dư, phân bổ chưa đều thì đến thời điểm này, đất có hạ tầng nhưng chưa bố trí trên địa bàn không chỉ dừng ở 14.589 lô như kết quả giám sát của HĐND TP mà đã lên tới 15.097 lô.
"Nguyên nhân của tình trạng này đã được báo cáo giám sát chuyên đề mổ xẻ rất nhiều , chúng tôi không nhắc lại. Việc đầu tư chưa đồng đều vì chúng ta tập trung vào một số dự án trọng điểm. Các dự án phát sinh sau này thì việc tái định cư tại chỗ tạo áp lực rất lớn, cho nên việc phân bổ đất tái định cư qua các địa phương khác nhau phải được cân nhắc hết sức cẩn thận!" - Ông Nguyễn Ngọc Tuấn nói.
Ông cho hay, trong 15.097 lô đất tái định cư đã có hạ tầng nhưng chưa bố trí có 2.267 lô đất ở vị trí hai mặt tiền là vị trí đắc địa (chiếm 15%); 6.042 lô đất đường quy hoạch từ 10,5m trở lên (chiếm 40%) là quỹ đất rất quan trọng mà TP giữ lại và sẽ tổ chức thực hiện theo quy hoạch.
Còn lại có 373 lô đất có vị trí mà các tim đường ngang đâm vào nên các hộ được bố trí tái định cư không nhận. Do đó TP sẽ chuyển mục đích sử dụng đất đối với các lô này theo phương án hợp thửa, hiện đã tiến hành và hợp thửa được một số khu vực. Khi hợp thửa xong thì dành cho phục vụ mục đích công cộng, đặc biệt là các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế.
"Cuộc họp kiến trúc quy hoạch nào của TP cũng đưa vấn đề hợp thửa này ra xem xét!" - Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Ngọc Tuấn nói. Đặc biệt, ông cho biết thêm: "Chúng tôi sẽ cố gắng đưa khoảng 8.000 lô đất có vị trí đắc địa vào để sử dụng một phần cho mục đích công cộng. Và cũng xin nói thêm là nhà đất công sản cũng sẽ thực hiện theo hướng như vậy, nghĩa là chúng ta thu hồi và xây dựng các công trình phục vụ công cộng!".
Phần còn lại trong 8.000 lô đất có vị trí đắc địa vừa nêu sẽ được cân nhắc, đưa một số lô ra đấu giá quyền sử dụng đất để có nguồn thu một cách hợp lý. Việc đưa ra các lô đất để đấu giá sẽ được thực hiện một cách cẩn trọng. Bên cạnh yêu cầu của TP thì phải căn cứ vào thị trường và cân nhắc để xử lý phù hợp cho các giai đoạn.
Đối với khoảng 100 ha đất nông nghiệp mất khả năng sản xuất do ảnh hưởng bởi các dự án, ông Nguyễn Ngọc Tuấn cho hay, theo kế hoạch của UBND TP Đà Nẵng thì trong năm 2018 phải thu hồi được 20ha, hiện đã thu hồi được 8,3ha và từ nay đến cuối năm sẽ thu hồi đủ 20ha. Các năm sau cũng sẽ thu hồi tiếp số đất nông nghiệp không sản xuất được này để sử dụng vào các mục đích khác, còn nông dân sẽ được bồi thường thỏa đáng để có thể chuyển đổi công ăn việc làm.
Đối với việc trên toàn TP hiện có tới 267 dự án còn dở dang (tính đến tháng 6/2018) do liên quan đến công tác giải tỏa đền bù và giải ngân vốn xây dựng cơ bản, ông Nguyễn Ngọc Tuấn cho hay, nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu. Trong đó có việc chỉ đạo phối hợp chưa đồng bộ, đặc biệt là vai trò của Hội đồng giải phóng mặt bằng và sự tham gia tổ chức hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất.
"Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng triển khai công tác giải phóng mặt bằng chậm, kéo theo việc giải ngân vốn xây dựng cơ bản chậm, phải chuyển nguồn. Còn nhiều nguyên nhân khác nhưng tôi cho rằng đây là nguyên nhân chính cần tập trung giải quyết!" - Ông Nguyễn Ngọc Tuấn nói.
Theo ông, hiện UBND TP Đà Nẵng đã rà soát, thống kê được tình trạng của 267 dự án dở dang, cần phải có kế hoạch giải quyết một cách rốt ráo trên địa bàn tất cả các quận, huyện và đã phân kỳ thành 3 nhóm. Trong đó ưu tiên trong năm 2018 triển khai 120 dự án thuộc nhóm 1; còn lại sẽ được triển khai trong năm 2019 - 2020. Việc phân định nhóm dự án tương đối rõ ràng để làm căn cứ cho thứ tự ưu tiên đầu tư và đôn đốc thực hiện.
Theo Hải Châu
Đà Nẵng: Thừa 14.589 lô đất tái định cư, dân mất đất sản xuất, mất việc Đó là số liệu được nêu trong báo cáo 24/BC-HĐND của HĐND TP Đà Nẵng về kết quả giám sát chuyên đề đối với hoạt động đầu tư công trên địa bàn TP trong 15 năm, từ 2003 (được công nhận đô thị loại I trực thuộc TƯ) đến 2017. Theo đo, cơ câu đâu tư theo nganh, linh vưc thơi gian qua...