Minh bạch công bố thông tin: TTB “lo làm chuồng”
Sự việc CTCP Tập đoàn Tiến Bộ ( TTB) bị Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) xử phạt 225 triệu đồng hôm 15/8 là một bài học cho các doanh nghiệp niêm yết trong việc nắm vững các quy định pháp luật chứng khoán và minh bạch thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Lơ mơ quy định công bố thông tin
ợt kiểm tra tại TTB do Vụ Giám sát công ty đại chúng UBCK tiến hành vào năm 2018 đối với các hoạt động diễn ra trong giao đoạn 2015-2017 về các nghĩa vụ liên quan đến công bố thông tin của TTB.
Theo công bố của UBCK, TTB bị phạt do đã không CBTT theo quy định pháp luật trên hệ thống CBTT của UBCK, trên trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và trên trang thông tin điện tử của Công ty đối với Báo cáo tiến độ sử dụng vốn 6 tháng 1 lần đối với đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ và chào bán tăng vốn từ 193,5 tỷ đồng lên 387 tỷ đồng trong năm 2016.
Công ty cũng không báo cáo theo quy định và theo yêu cầu của UBCK về việc kiểm toán tình hình sử dụng vốn đối với 3 đợt tăng vốn trong năm 2016. ến nay, Công ty chưa thực hiện báo cáo UBCK về báo cáo tình hình sử dụng vốn từ 3 đợt tăng vốn được kiểm toán theo đúng quy định và theo yêu cầu của UBCK.
Năm 2016, TTB đã thực hiện 3 đợt tăng vốn, đợt thứ nhất là bán 7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn từ 73,5 tỷ đồng lên 143,5 tỷ đồng theo phương án được thông qua tại Nghị quyết ại hội đồng cổ đông tháng 4/2015. ợt phát hành được tiến hành từ tháng 11/2015 và hoàn tất vào tháng 1/2016, giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu.
Trong số 7 triệu cổ phiếu chào bán thành công, có 4,05 triệu cổ phiếu (tương ứng 57,9% cổ phiếu chào bán) được cổ đông thực hiện mua. Số còn lại được phân phối cho 9 cá nhân cũng với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu. Với tỷ lệ chào bán thành công 100%, TTB đã thu về 70 tỷ đồng.
ợt phát hành tiếp theo thực hiện theo hình thức riêng lẻ, chào bán 5 triệu cổ phiếu vào tháng 4/2016, cũng theo phương án được ại hội đồng cổ đông 2015 thông qua, tăng vốn điều lệ từ 143,5 tỷ đồng lên 193,5 tỷ đồng. Có 7 cổ đông – chủ yếu là cổ đông nội bộ và bên liên quan của TTB đã mua vào số cổ phiếu này với mức giá chào bán 11.400 đồng/cổ phiếu. Qua đó, Công ty đã thu về 57 tỷ đồng, được công bố nhằm bổ sung vốn lưu động kinh doanh thương mại và giàn giáo cốp pha.
ến tháng 9/2016, TTB tiếp tục chào bán 19,35 triệu cổ phiếu cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, với mục tiêu huy động 193,5 tỷ đồng. Có 2 dự án mà TTB dự kiến đầu tư từ đợt huy động vốn này. Thứ nhất là dự án xây dựng Tòa nhà TBCO1 (phân bổ 35 tỷ đồng).
ây là dự án trung tâm thương mại dịch vụ được TTB xin chuyển sang thành dự án chung cư có diện tích đất 2.060 m2 tại TP. Thái Nguyên, dự kiến xây dựng 01 tòa nhà cao 16 tầng, tổng diện tích sàn 16.480 m2 với144 căn hộ.
Thứ hai là dự án TBCO3. ây là là dự án mở rộng Chung cư TBCO giai đoạn III trên diện tích 12,36ha tại TP. Thái Nguyên. Dự án này dự kiến xây dựng thành 6 tòa nhà cao 16 tầng đến 26 tầng. Trong đó, 158,5 tỷ đồng vốn huy động từ đợt chào bán dự kiến được sử dụng cho công tác bồi thường san lấp mặt bằng.
Kết quả của đợt phát hành cho thấy, có 75,87% cổ phần chào bán được cổ đông thực hiện mua, phần còn lại sau đó TTB chào bán cho Chủ tịch HQT của TTB là ông Phùng Quang Bộ.
Video đang HOT
Như vậy, sau 3 lần tăng vốn, quy mô vốn điều lệ của TTB đã tăng gấp 5,3 lần.
Công bố thông tin về báo cáo về sử dụng vốn là nghĩa vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp theo quy tại Nghị định 60/2015/N-CP. Theo đó, trường hợp huy động vốn để thực hiện dự án đầu tư, định kỳ 6 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán cho đến khi hoàn thành dự án; hoặc cho đến khi đã giải ngân hết số tiền huy động được, tổ chức đăng ký giao dịch phải báo cáo UBCK, SGDCK và công bố thông tin về tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán.
Thừa nhận đã niêm yết cổ phiếu từ năm 2015 nhưng vẫn lơ là việc nắm vững các quy định liên quan đến pháp luật chứng khoán, ông Phùng Văn Bộ, Chủ tịch TTB cho biết, ngay khi UBCK chỉ ra các vi phạm, TTB đã rà soát lại và chấp nhận xử phạt, coi đây là bài học kinh nghiệm lớn đối với Công ty. “Trong giai đoạn mới niêm yết, tốc độ tăng trưởng nhanh đặt trong bối cảnh hệ thống quản trị Công ty chưa kịp thay đổi đáp ứng được những đòi hỏi của doanh nghiệp niêm yết đã khiến cho hoạt động công bố thông tin của TTB gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi rất cầu thị và đang cố gắng sửa sai”, ông Bộ chia sẻ.
TTB cho biết đã ký hợp đồng với đơn vị kiểm toán tình hình sử dụng vốn và đang nỗ lực cùng đơn vị kiểm toán hoàn thiện Báo cáo tài chính kiểm toán sử dụng vốn. Ngày 28/8, Hội đồng quản trị Công ty đã họp đánh giá các nội dung theo kết luận của đoàn kiểm tra và yêu cầu Ban Tổng giám đốc nghiêm túc hoàn thiện các nội dung và báo cáo HQT trước 15/9/2019 theo Nghị quyết HQT số 301/HQT ngày 28/8/2018 .
Ông Bộ cũng khẳng định, TTB tuân thủ các nội dung mà ại hội đã phê duyệt về việc tăng vốn, sử dụng vốn đúng mục đích như Nghị quyết đã thông qua. Những nội dung này TTB sẽ thuyết minh chi tiết trên báo cáo sử dụng vốn sắp phát hành.
Minh bạch tài chính: Chìa khóa để đi đường dài
Ba đợt tăng vốn liên tiếp trong năm 2016 đã giúp quy mô tài sản, nguồn vốn của TTB tăng mạnh. Theo báo cáo tài chính 2016 của TTB được kiểm toán bởi Công ty Kiểm toán TTP (Báo cáo kiểm toán lần 2, công bố ngày 30/05/2017 bổ sung cho báo cáo kiểm toán lần 1 công bố ngày 23/03/2017), tính đến cuối năm 2016, quy mô tài sản, nguồn vốn của Công ty đạt 548,3 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so với đầu năm.
Quý trình tăng vốn điều lệ của TTB.
Việc tăng vốn mạnh giúp vốn chủ sở hữu của TTB tăng 4,7 lần trong năm 2016, từ 93,9 tỷ đồng lên 441,2 tỷ đồng, chiếm 80,5% tổng nguồn vốn. Ngược lại, tỷ lệ nợ phải trả giảm mạnh cả về tỷ trọng và giá trị do khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước giảm mạnh. Tuy vậy, nợ vay vẫn tăng nhẹ từ 50,5 tỷ đồng lên 84,1 tỷ đồng. Tổng cộng dòng tiền thu về từ hoạt động tài chính năm 2016 lên đến 311 tỷ đồng, chiếm phần lớn là từ phát hành tăng vốn.
3 năm sau thời điểm tăng vốn mạnh vào năm 2016, kết quả kinh doanh của TTB có diễn tiến khởi sắc. Năm 2017, lợi nhuận trước thuế đạt 46,9 tỷ đồng, tăng 31,7% so với 2016. Năm 2018 hiệu quả kinh doanh có sụt giảm, nhưng nửa đầu năm 2019, tình hình kinh doanh của TTB tích cực trở lại khi doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng lần lượt 36,6% và 34,1% so với cùng kỳ 2018, đạt 382,4 tỷ đồng và 34,1 tỷ đồng.
Quy mô tài sản, nguồn vốn theo đó cũng tăng lên, tuy nhiên giá trị các khoản phải thu, cho vay vẫn là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của TTB, nhất là giao dịch với bên liên quan là CTCP ầu tư địa ốc ất Vượng. Tính đến cuối tháng 6/2019, tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn tại TTB là 349,2 tỷ đồng, trong đó, khoản trả trước cho CTCP ầu tư địa ốc ất Vượng là 166 tỷ đồng.
Cũng đến cuối quý II/2019, TTB có 51,5 tỷ đồng các khoản cho vay ngắn hạn. Tại thời điểm đầu năm 2019, dư nợ các khoản cho vay cá nhân là 15 tỷ đồng, cuối năm 2017 là 25 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản vay cho ngắn hạn để mua tài sản.
Làm rõ hơn các thông tin tài chính, lãnh đạo TTB cho biết, CTCP ầu tư địa ốc ất Vượng (DVL) hiện là nhà thầu chính tất cả các dự án xây dựng nhà chung cư tại Thái Nguyên và Bắc Giang của TTB. Các giao dịch với CTCP ầu tư địa ốc ất Vượng là các giao dịch phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án, số dư TTB thuyết minh chi tiết giao dịch với DVLL trên BCTC các kỳ. Từ ngày 28/8/2017, DV không còn là đơn vị liên quan đến TTB.
Về các khoản cho vay ngắn hạn, TTB cho biết đã thuyết minh chi tiết tại mục V.5 trang 25 thuyết minh BCTC 6 tháng đầu năm 2019. ây là khoản cho các cá nhân ngoài vay có tài sản đảm bảo, miễn lãi vay nếu bên cho vay yêu cầu hoàn trả khoản vay sớm, thời hạn cho vay là 1 tháng, lãi suất cho các cá nhân ngoài vay là 1,125%/tháng, mục đích vay: mua sắm tài sản. Nguồn vốn sử dụng là nguồn vốn ngắn hạn nhà rỗi của Công ty.
Theo ông Phùng Văn Bộ, cho đến thời điểm này, tổng giá trị đầu tư các dự án bất động sản của TTB đạt hơn 4.000 tỷ đồng, quy mô doanh nghiệp cũng gia tăng đáng kể so với thời điểm mới chào sàn. Việc niêm yết cổ phiếu với những yêu cầu rất cao về nghĩa vụ công bố thông tin, ở góc độ nào đó, đã giúp cho các công ty vừa và nhỏ như TTB trưởng thành, học hỏi được nhiều điều trong cải thiện công tác quản trị.
Sau thành công bước đầu với các dự án bất động sản tại Thái Nguyên, TTB mới đây đã ghi dấu ấn tại Bắc Giang với việc hoàn thành đầu tư xây dựng phần thô 2/4 tòa chung cư gần 700 căn hộ trong thời gian 9 tháng, trong đó hơn 600 căn hộ đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Bắc Giang mua sử dụng làm quỹ nhà tái định cư.
Trong định hướng chiến lược sắp tới, TTB sẽ tiếp tục tập trung đầu tư trong phân khúc nhà thu nhập trung bình, đáp ứng nhu cầu ở thực của người dân. Ông Phùng Văn Bộ cho biết, Công ty sẽ tiếp tục cần đến nguồn vốn huy động từ các kênh trên thị trường tài chính để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Sau khi UBCK kiểm tra và xử phạt về hoạt động công bố thông tin giai đoạn 2015-2017, HĐQT của TTB họp và công bố Nghị quyết số 301/HĐQT ngày 28/8/2018 về xử lý các vấn đề thiếu sót cũng như ban hành quy trình quản trị hoạt động công ty và công bố thông tin. Nghị quyết được xây dựng dựa trên phần nội dung của Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty đối với công ty đại chúng có những sửa đổi phù hợp với ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp.
Bến Thành – Hà Kim
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 2/7
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 2/7 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
* VNE: Ngày 15/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức còn lại năm 2018 của Tổng CTCP Xây dựng điện Việt Nam (VNE - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 16/7. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 4%, thanh toán dự kiến từ ngày 24/7/2019.
* HSG: HĐQT CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG - HOSE) đã thông qua chủ trương góp vốn theo hình thức mua cổ phần để thành lập CTCP Cảng Quốc tế Hoa Sen. Cụ thể, HSG góp 4,9 tỷ đồng, tương đương với 49% vốn điều lệ của Cảng Quốc tế Hoa Sen.
* TTB: CTCP Tập đoàn Tiến Bộ (TTB - HOSE) thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ 7,5 triệu cổ phần sở hữu tại CTCP Bengal Việt Nam, tương ứng tỷ lệ 46,87%, với giá 12.000 đồng/cổ phần.
* HBC: Ông Nguyễn Hùng Cương, Phó tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC - HOSE) đã mua bất thành 200.000 cổ phiếu HBC đăng ký mua từ ngày 22/5 đến 28/6 theo phương thức thỏa thuận. Như vậy, hiện tại ông Cương vẫn chỉ đang nắm giữ 47 cổ phiếu HBC.
* LM8: Ngày 16/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2018 của CTCP Lilama 18 (LM8 - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 17/7. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán dự kiến từ ngày 15/8/2019.
* HNG: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trân Oanh, tổ chức có liên quan đến ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco - cổ đông lớn của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG - HOSE) đã mua vào 4 triệu cổ phiếu HNG, tỷ lệ 0,45% trong ngày 25/6. Trước giao dịch, Công ty Trân Oanh chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu HNG nào.
* TCH: CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH - HOSE) thông qua việc thoái vốn toàn bộ 25,2 triệu cổ phần sở hữu tại CTCP Đầu tư Thương mại Quốc tế Vinh Quang, với giá 10.101 đồng/cổ phần. Thời gian thực hiện trước 30/9/2019.
* CEE: CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII), công ty mẹ của CTCP Xây dựng hạ tầng CII (CEE - HOSE) đã mua vào hơn 616.000 cổ phiếu CEE từ ngày 31/5 đến 28/6. Sau giao dịch, CII đã nâng sở hữu tại CEE lên hơn 24,37 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 61,71%.
* SBT: Bà Huỳnh Bích Ngọc, mẹ ruột bà Đặng Huỳnh Ức My - Thành viên HĐQT CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT - HOSE) đã mua vào 10 triệu cổ phiếu SBT từ ngày 19/6 đến 25/6 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, bà Ngọc đã nâng sở hữu tại SBT lên hơn 15,55 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,96%.
* HID: Ngày 09/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2017 của CTCP Halcom Việt Nam (HID - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 10/7. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 3%, tương đương HID sẽ phát hành thêm hơn 1,71 triệu cổ phiếu mới.
* ASM: CTCP Tập đoàn Sao Mai (ASM - HOSE) thông báo đã nhận chuyển nhượng 23 triệu cổ phần, tỷ lệ 76,67% tại CTCP Điện mặt trời EuroPlast Long An vào ngày 28/6.
* SZL: Ngày 11/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2018 của CTCP Sonadezi Long Thành (SZL - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 12/7. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 30/7/2019.
* MIM: Ông Tăng Minh Sơn, Ủy viên HĐQT CTCP Khoáng sản và Cơ khí (MIM - HNX) đăng ký mua 250.000 cổ phiếu MIM từ ngày 03/7 đến 01/8 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại, ông Sơn đang nắm giữ hơn 318.000 cổ phiếu MIM, tỷ lệ 9,36%.
* PGS: Ngày 17/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức còn lại năm 2018 của CTCP Kinh doanh khí Miền Nam (PGS - HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 18/7. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 02/8/2019.
Lạc Nhạn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Nhà đầu tư nhỏ có nên mua theo Chủ tịch Tập đoàn Tiến Bộ (TTB)? Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Tiến Bộ (mã TTB), ông Phùng Văn Bộ, vừa đăng ký mua 2,5 triệu cổ phiếu TTB, thời gian từ 19/6-18/7 đúng vào thời điểm giá cổ phiếu TTB điều chỉnh mạnh. TTB có gì đặc biệt và có nên mua theo Chủ tịch cho kỳ vọng tương lai là 2 câu hỏi được quan tâm nhiều...