Milo đá bào càng thêm quyến rũ khi kết hợp với nữ hoàng bánh ngọt macaron
Bình thường vốn đã ngon rồi, mà lại còn kết hợp thêm với macaron nhiều màu sắc thế này thì dù có ý định giảm cân cũng hỏng hết.
Vẫn là các nguyên liệu quen thuộc của món milo đá bào như oreo nghiền nhuyễn, trân châu trắng, đậu phộng, bột milo, milo ngũ cốc, marshmallow…cùng với đá bào mát lạnh và đầy ú ụ. Thế nhưng có một quán ở Sài Gòn đã sáng tạo khi cho thêm vài chiếc macaron vào, khiến cho món ăn trở nên đẹp mắt và càng thêm hấp dẫn.
Macaron là loại nhỏ xinh thôi và thường có 3-4 cái, mỗi loại là một hương vị, màu sắc khác nhau. Khỏi phải nói thì ai cũng biết macaron ngon và “sang chảnh” như thế nào, chúng còn được mệnh danh là nữ hoàng bánh ngọt vì cách làm không hề đơn giản và hương vị thì cực kỳ tinh tế.
Khi kết hợp với milo đá bào, chúng mang đến thêm những phần thú vị mới. Nếu các nguyên liệu khác chìm trong đá bào thì macaron dù có được để chung nhưng hương vị sẽ không hề bị trộn lẫn. Dù là topping phụ nhưng lại nổi bật như nhân vật chính và dư vị thì đọng lại lâu hơn so với các loại topping khác đã có phần hòa trộn lẫn lộn vào nhau.
Cái ngọt của macaron lẫn với bột milo hơi đăng đắng mang đến những sự hòa hợp tuyệt vời. Khi ăn món ăn này, dân sành ăn khuyên bạn là nên ăn macaron trước, bởi nếu để lâu thì món bánh “đỏng đảnh” này rất có thể bị mềm nhũn ra đó. Sau đó ăn các topping khác kết hợp với đá bào mát lạnh, cảm giác như món ăn dẫn dắt chúng ta đến với từng cung bậc cảm xúc.
Hiện món ăn này được bán tại số 436/61 Cách Mạng Tháng 8, Quận 3, gần đường Trần Văn Đang nên mọi người vẫn hay gọi nơi này là Milo đá bào Trần Văn Đang. Mở cửa từ 17:00 – 21:00. Quán có không gian vỉa hè thoáng mát, lúc tối khá đông nên đến muộn quá là sẽ hết hàng đó. Một suất milo đá bào macaron có giá 27k nhé.
Theo nhiều review của các tín đồ hảo ngọt thì so với nhiều chỗ khác, phần sốt milo ở đây có phần hơi loãng và ít, nhưng điểm cộng là phần topping khá nhiều. Bạn nào thích bánh macaron thì có thể mua thêm với giá siêu hạt dẻ, chỉ 3k/cái.
Nấu chè xong còn thừa bột năng, tận dụng ngay để làm 4 món ngon từ bột năng cực thanh mát
Bên cạnh dùng để nấu chè, nấu súp thì bột năng còn là nguyên liệu đắc lực để chế biến nên nhiều món ăn vặt hấp dẫn.
1. Trân châu trắng
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 200gr bột năng
- 2 thìa bột nếp
- 140ml nước sôi
- 4 thìa đường
Cách làm:
Bước 1: Cho bột năng và bột nếp cho vào 1 cái tô sau đó trộn thật đều.
Bước 2: Rót từ từ nước sôi vào bát bột và nhồi cho bột mềm mịn là được. Dùng vung đậy lại để hỗn hợp nghỉ trong khoảng 15 - 20 phút cho bột nghỉ.
Bước 3: Lấy một lượng bột nhỏ bằng đầu ngón tay, xoa đều trong lòng bàn tay để viên trân châu tròn đều. Làm tương tự cho đến hết nguyên liệu.
Video đang HOT
Bước 4: Cho nước vào nồi và bắc lên bếp đun. Khi nước sôi, thả trân châu vào luộc. Khi trân châu nổi lên và có màu trắng trong, chờ thêm vài phút cho chúng chín hẳn rồi vớt ra.
Bước 5: Cho nước lọc đã đun sôi để nguội vào 1 bát, cho ít đường vào hòa tan. Khi trân châu chín, bạn vớt ra và thả ngay vào bát nước đường để trân châu không bị dính và có độ ngọt.
Trân châu trắng đạt tiêu chuẩn phải có độ dẻo, dai dai, giòn giòn mà không cứng. Trân châu trắng dẻo có thể dùng chung với trà sữa hoặc các món chè.
2. Bánh da lợn
Nguyên liệu:
- 200g đậu xanh đã được cà vỏ
- Muối: 500 g
- 100g bột năng
- 100 g bột gạo
- 400g đường
- 10 lá dứa để tạo màu
- 1 ống vani
- 0,5 lít nước cốt dừa
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch đậu xanh rồi cho vào tô đổ nước sôi đặt ngâm 3 - 4 giờ. Tiếp đó, bạn cho đậu vào nồi rồi đổ nước ngang mặt đậu nấu đến khi chín mềm.
Bước 2: Khi đậu chín, cho muối vào, xới đều rồi đem xay nhuyễn
Bước 3: Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ, giã nát rồi dùng vải bọc lại vắt lấy nước cốt.
Bước 4: Chia bột năng, bột gạo, đường ra thành hai phần. Một phần bạn sẽ trộn đều với nước cốt dừa, đậu xanh vừa xay nhuyễn và 1 ống vani.
Bước 5: Phần bột còn lại cho nước cốt lá dứa vào rồi khuấy tan.
Bước 6: Chuẩn bị một nước để hấp bánh. Bạn có thể phết 1 lớp dầu ăn vào khuôn để bánh không bị dính. Lớp hỗn hợp bột sẽ được cho từ từ vào khuôn. Khi lớp đầu tiên chính thì bạn mới cho lớp tiếp theo lên trên cho đến khi vừa với miệng khuôn. Để bánh không bị vỡ khi lấy ra, bạn chuẩn bị sẵn 1 cái đĩa hoặc khay rồi úp ngược khuôn bánh lên đĩa.
3. Bánh đúc lá dứa
Nguyên liệu:
- Bột năng: 200 gram
- Bột gạo tẻ loại ngon: 200 gram
- Lá dứa: 1 bó
- Nước cốt dừa: 1 lon (240 ml)
- Đường cát trắng: 300 gram
- Nước sạch: 900 ml
- Gừng tươi: 1/2 củ
- Muối trắng: 1 thìa cafe
- Vừng trắng rang chín: 50 gram
Cách làm:
Bước 1: Chuẩn bị bột
Rây 200 gram bột gạo tẻvà200 gram bột năngvào một thau riêng. Rửa sạch lá dứa, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố với 400 ml nước và lọc qua rây để lấy phần nước dứa.
Cho muối và 200 gram đường cát trắngvà1/3 lon nước cốt dừa vào nước dứa, khuấy nhẹ để các nguyên liệu hòa tan vào nhau.
Cho hỗn hợp nước dứa và bột vào 1 chiếc nồi đã chuẩn bị từ trước. Dùng thìakhuấy đều hỗn hợp cho đến khi hỗn hợp trở thành 1 khối đồng nhất rồi để bột nghỉ 30 phút. Bạn có thể thay đổi màu sắc tùy ý bằng cách điều chỉnh lượng nước lá dứa.
Bột sau khi đã nghỉ xong thì cho lên bếp, sên bột ởlửa vừa cho đến khi sôi. Sau đó, hạ lửanhỏ xuống, dùng đũa khuấy đều rồi để bột sôi lục bục trong vài phút và thi thoảng khuấy lên cho bột tan bong bóng.
Bước 2: Hấp bánh
Phết một lớp dầu ăn mỏng lên khuôn đã chuẩn bị sẵn, sau đó cho bột vào trong khuôn và dàn thật đều.
Tiếp tục cho khuôn bột vào nồi hấp đang sôi. Hấp cho đến khi bột chuyển trong thì tắt bếp.
Khi hấp bánh chín xong, dùng muôi đè chặt xuống cho bánh tạo thành một khối thật chắc. Có thểkiểm tra bánh đã chín hay chưa bằng cách dùng tăm xiên nhẹ vào bánh, nếutăm không dính bột thì bánh đã chín.
Để bánh bên ngoài đến khi bớt nóng rồi cho vào tủ lạnh để bánh dẻo và ngon hơn.
Bước 3: Làm nước chấm
Giã nhỏ gừng tươi, vắt lấy nước cốt. Có thể dùng gừng đã xay sẵn, tuy nhiên gừng tươi sẽ có hương vị thơm ngon hơn.
Cho 500 ml nước, 3 thìa canh bột năng, 1/3 lon nước cốt dừa, một chút nước gừng cùng phần đường còn lại vào trong bát lớn và khuấy đều để hỗn hợp hòa tan hoàn toàn.
Tiếp theo, đun hỗn hợp trên lửa nhỏ cho sánh lại và nêm nếm gia vị sao cho hợp khẩu vị của bạn.
Bước 4: Hoàn thiện bánh đúc lá dứa
Cắt bánh thành những phần vừa ăn, cho phần nước cốt dừa còn lại và rắc vừng trắng lên bánh là có thể dùng được.
Thành phẩm:
- Bánh đúc ngon là bánh có độ dẻo, ăn vị béo ngậy. Cùng với đó là phần nước chấm vừa ăn không nên quá ngọt, nước chấm sóng sánh sẽ tạo cho thành phẩm thêm phần hấp dẫn hơn. Bánh sẽ ngon hơn khi để lạnh.
- Có thể thay thế vừng bằng đậu phông khi dùng bánh.
4. Bánh củ năng nước dừa
Nguyên liệu:
- Bột năng: 125g.
- Củ năng: 6 - 8 củ.
- 200gr đường thốt nốt.
- 500ml nước.
- 1 trái dừa tươi.
Các bước làm:
Bước 1: Dừa bổ ra lấy nước, cho vào nồi đun nhỏ lửa cùng đường thốt nốt khuấy đều đến khi tan đường. Củ năng gọt vỏ rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi vớt ra rửa lại lần nữa, sau đó cắt thành hạt lựu cho vào phần nước dừa đun tiếp.
Cho 250ml nước và bột năng vào khuôn bánh cùng hỗn hợp nước dừa - đường vừa đun vào khuôn khuấy đều cho đến khi các nguyên liệu quyện vào nhau là được.
Bước 2: Cho hỗn hợp vào khay hấp cách thủy khoảng 20 phút thấy bánh trong, đông lại là bánh chín. Bắt bánh ra để nguội cắt thành từng miếng là vừa ăn vừa thưởng thức thôi.
Cách làm trân châu trắng, topping siêu mê dành riêng cho nàng nghiện trà sữa Bạn biết không, cách làm trân châu trắng rất đơn giản, chỉ từ bột năng, bột nếp và đường chúng ta sẽ cho ra đời được một mẻ trân châu giòn dai ăn đã đời luôn đấy. Nếu là một tín đồ trà sữa thì thạch trân châu trắng chắc chắn đã quá quen mặt với bạn rồi, loại topping này dễ khiến...