Miếu nổi 300 tuổi ở Sài Gòn
Nằm giữa sông Vàm Thuật, quận Gò Vấp, miếu Phù Châu thu hút đông khách thăm viếng bởi linh thiêng và kiến trúc độc đáo.
Miếu Phù Châu (phường 5, quận Gò Vấp, TP HCM) là một trong những công trình tín ngưỡng độc đáo. Miếu được xây dựng trên một cồn đất nhỏ có diện tích khoảng 2.500 m2 giữa sông Vàm Thuật, do đó còn có tên là miếu Nổi.
Khách muốn đến viếng miếu phải đi đò. Mỗi chuyến đò phí 10.000 đồng một người.
Tại bến đò, du khách có thể mua hoa quả, đặc biệt là dừa tươi nguyên trái để đem sang miếu cúng.
Ngay cổng chính vào miếu là tượng rồng chầu theo thế “lưỡng long tranh châu”.
Sử sách không ghi rõ miếu xây dựng từ khi nào, tuy nhiên theo người dân, ước chừng thời gian dựng miếu vào đầu thế kỷ 19. Tương truyền, một người đàn ông chài lưới trên đoạn sông này đã lưới phải xác một phụ nữ. Ông đem chôn lên cù lao rồi lập một miếu nhỏ để thờ. Từ đó cuộc sống của ông khấm khá hơn. Những người dân, chủ ghe thuyền sau đấy tới đây cầu phúc. Dần dà, họ dựng lên ngôi miếu khang trang thờ Ngũ Hành, Long Mẫu.
Sảnh miếu cũng có hai con rồng lớn được đắp sứ, theo thế “lưỡng long hí thuỷ”.
Trước năm 1975, đây là điểm hành hương nổi tiếng của người dân Sài Gòn nhưng sau đó gần như bị bỏ hoang. Đến năm 1989, một người Hoa tên Lục Câu bỏ tiền sửa sang, khôi phục. Ngày nay, sau nhiều lần trùng tu, kiến trúc miếu mang đậm nét văn hoá Việt – Hoa và là điểm tham quan nổi tiếng trong thành phố.
Phù Châu miếu linh thiêng nên hàng ngày thu hút đông đảo người dân, du khách tới viếng.
Khi bước vào bên trong, du khách sẽ thấy nhiều phù điêu hình rồng khác. Ước tính, trong khuôn viên, có hơn 100 con rồng lớn, nhỏ và được ốp bằng các loại mảnh sứ nhiều màu sắc bắt mắt.
Video đang HOT
Gian thờ chính có nhiều họa tiết sặc sỡ và sử dụng loại nhang khoanh đặc trưng của người Hoa.
Phần lớn người đến viếng miếu thường cầu tình duyên, con cái và sự bình an.
Họa tiết chim phụng trên trần của gian thờ chính.
Sau khi viếng, khách thường ngồi trên những chiếc ghế đá được đặt quanh miếu để ngắm cảnh, hóng gió mát từ hai bên bờ sông thổi vào.
Phù Châu miếu nằm trên đường máy bay hạ cánh tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, nên du khách có thể nhìn thấy đủ loại máy bay của các nước bay qua. Từ trên máy bay, khách cũng dễ dàng nhìn thấy ngôi miếu này.
Từ miếu nhìn ngược ra cổng, du khách có cảm giác như hàng trăm con rồng lấy nước từ công sông Vàm Thuật và đang trên đường về trời.
Hồ Tây rất "chill" những ngày này: dân tình đua nhau check-in với Muồng Hoàng Yến, chiều hoàng hôn đông kín người tụ tập
Những buổi chiều, người ở Hà Nội lại í ới rủ nhau lên hồ Tây, kẻ ngồi hóng gió ngắm cảnh, người tập thể dục, nhóm lại lặn lội chụp ảnh...
Có người mê hàng hiệu, có người mê du lịch, có người mê ăn uống, và có người như tôi - mê... hồ Tây. Thật ra, nó chẳng phải điều gì quá nặng lòng, gắn bó theo kiểu bịn rịn quyến luyến, mà mối lương duyên với hồ Tây ấy nhẹ tênh. Hôm nay hơi buồn, lên hồ xả stress một chút nhỉ? Hôm nay hẹn được lũ bạn ở đại học, lên hồ mua nước circle K rồi ngồi tâm sự nhỉ? Hôm nay hẹn hò với người yêu, đi ăn kem chanh hồ Tây không?
Nói thế không có nghĩa là Hà Nội chẳng có nơi nào khác để đi, nhưng cũng không thể nói lên hồ Tây bị chán bao giờ. Nhất là vào lúc hoàng hôn, cái bầu trời tím hồng cam đỏ với mênh mông đủ sắc thái dập dềnh của nước ấy, mê hoặc tôi mọi phút giây dù đã nhìn ngắm cả nghìn lần. Lúc nào tôi cũng giơ máy lên chụp một kiểu, chưa bao giờ các tấm ảnh ở hồ Tây bị trùng nhau, thế mới hay.
Ảnh chụp hồi cuối tháng 4, ảnh gốc chưa chỉnh sửa gì luôn nhé.
Nhớ đợt Covid-19 vừa rồi, Hà Nội giãn cách xã hội, người lên hồ bị hạn chế, và tất nhiên là không được ngồi la liệt ở các cầu thang gần bờ để ngắm hoàng hôn, hóng gió, đi dạo... Đợt ấy tôi cũng bận nên chẳng để ý lắm, chỉ nhớ nhất là lúc vừa nới lỏng cách ly, có việc đi lên Xuân Diệu nên tôi tạt qua mạn hồ thì bị choáng vì... đông quá. Người ta rủ nhau lên hồ la liệt (vẫn đeo khẩu trang và đứng cách xa nhau nhé), người đạp xe, người tản bộ, người chụp ảnh... Cứ như, tất cả đều có chung nỗi nhớ hồ Tây, và bị "thèm khát" cái nỗi lên hồ sau gần 3 tháng ở trong nhà vậy.
Giờ mọi thứ đã trở lại bình thường.
Hà Nội vào tháng 6, đầu hè, cũng là lúc hồ Tây đẹp theo nhiều sắc thái nhất. Sáng sớm thì có bầu trời xanh yên ả, ban chiều thì có các loại hoa tô điểm, đến gần tối thì là sắc hồng tím cam đỏ ombre rợp không gian... Đợt này thì đang vào mùa Muồng Hoàng Yến. Loài hoa với sắc vàng mỏng manh như một nét highlight cho hồ Tây xanh ngắt. Những mạn có Muồng Hoàng Yến mọc nhiều, dân tình lại có cớ lại rủ nhau lên hồ làm vài ba kiểu ảnh check-in cho hợp không khí mùa hè.
Cả một đoạn đường dọc đoạn Quảng Khánh rực vàng Muồng Hoàng Yến.
Người chụp ảnh...
... Người đơn giản chỉ dừng lại ngắm hoa, ngắm hồ.
Chiều Chủ Nhật cuối cùng của tháng 5, tôi lên hồ theo thói quen để ngồi hóng gió, bữa nay tôi qua mạn bãi cỏ ở gần Phủ Tây Hồ. Người dân ra đây đông nghịt. Họ làm gì? Nhiều lắm. Người cũng dừng xe tắt máy ngắm cảnh như tôi, người chạy bộ dắt chó đi dạo, xa xa còn thấy nhóm đang chụp kỷ yếu, ngước lên trời thấy con diều của ai no gió...
Giữa đô thị hiện đại, nhiều người Hà Nội thường xuyên chọn cái thú "lên hồ" rất chill, như một cách để hòa mình vào thiên nhiên, khép lại những ngày bận rộn, hối hả.
Khá buồn vì vẫn còn thấy cọng rác trên bãi cỏ...
Nếu muốn đến bãi cỏ hồ Tây, bạn cứ Google Phủ Tây Hồ rồi đi quá lên một đoạn sẽ thấy nhé.
...
Một buổi chiều khép lại yên ả trên hồ.
Và còn vô vàn buổi chiều như thế, với người ở Hà Nội.
Giới trẻ đổ về 'bến tình yêu' sau cách ly xã hội Bãi cỏ phủ Tây Hồ (Hà Nội) đông đúc nam thanh nữ tú tới hóng gió, chụp hình chiều cuối tuần. Lực lượng chức năng có mặt nhắc nhở nhưng khi họ rời đi, cảnh này đâu lại vào đó. Các tuyến đường ven hồ Tây, nơi được ví với các tên "bến tình yêu" "bến Nhật Bản, "bến Hàn Quốc"... đông đúc...