Miệt mài khai quật đường ống dẫn khí, một nhóm người bất ngờ tìm thấy ‘báu vật dưới lòng đất’
Niên đại của “ báu vật” này lên đến 3.000 năm.
Các nhà nghiên cứu đến từ Bảo tàng của thành phố Odense, Đan Mạch vừa có một cuộc khai quật kéo dài 1 năm trên đường ống dẫn khí mà được cho là nơi tồn tại của một thành phố cổ đại.
Trong cuộc khai quật đó, họ đã tìm thấy một thanh kiếm có niên đại từ thời đồ đồng thứ IV cuộn quanh bằng vải dệt và được đặt trong một hố sâu. Theo những nhà khảo cổ học, thanh kiếm thời đại đồ đồng kỳ lạ có niên đại khoảng 3000 năm trước, nó được sử dụng như một thứ lễ vật dùng trong một dịp trọng đại.
Trong thời kỳ này, những đồ vật giá trị thường được vận chuyển tới từ Trung Âu hoặc thường được chế tác thủ công tại chính địa phương đó.
Chánh thanh tra Jesper Hansen đã phát biểu rằng đây là thanh gươm có một không hai do sự kết hợp cùng lúc nhiều vật liệu trong công tác chế tạo nó. Khác với những thanh gươm thông thường, nó được đúc từ 1,3 kg đồng còn tương đối nguyên vẹn cùng chuôi kiếm được làm từ gỗ, sừng và cả dây quấn.
(Nguồn: Odense City Museums).
Ngoài ra, việc thanh gươm được bảo quản một cách trọn vẹn cũng khơi dậy nên sự hiếu kỳ của giới khảo cổ học.
Các nhà khảo cổ học đã cẩn thận vận chuyển nó tới phòng thí nghiệm của bảo tàng để thuận tiện cho việc đánh giá và bảo quản.
Theo phát biểu mới nhất từ phía bảo tàng, thanh kiếm sẽ được tách rời hai phần thân kiếm và chuôi kiếm để tiện lợi cho việc nghiên cứu từng loại một. Ngoài ra, các vật liệu của thanh gươm như vải sợi, sừng hay gỗ sẽ được tiến hành lấy mẫu và định tuổi bằng cacbon-14 để có thêm thông tin chính xác nhất.
Những vật liệu kim loại còn lại sẽ được tiến hành nghiên cứu kỹ hơn để xác định chính xác thanh gươm được làm từ loại kim loại nào. Sau khi quá trình nghiên cứu và thẩm định kết thúc, thanh gươm bí ẩn này sẽ được lắp ráp lại và trưng bày tại bảo tàng văn hóa lịch sử Montergarden tại Odense, Đan Mạch.
Bí ẩn mộ cổ ngàn năm đầy vàng mang biểu tượng tình yêu
Một khu mộ cổ tập thể được cho là của các quý tộc người Viking đã gây ngạc nhiên bởi những báu vật bằng vàng tinh xảo và độc đáo.
Tại địa điểm khảo cố Aska, cách thủ đô Stockholm của Thụy Điển khoảng 36 km, các nhà khảo cổ đã khai quật được một sảnh tiệc lớn trong khu mộ cổ tập thể dạng gò đặc trưng của người Viking, nơi một gia đình hoàng gia được chôn cất qua nhiều thế hệ. Tại sảnh tiệc có thể được sử dụng cho những nghi thức tang lễ, họ tìm thấy vô số báu vật, trong đó đáng chú ý nhất là 22 miếng vàng lá có hình chạm khắc tinh xảo.
Cận cảnh các miếng vàng bí ẩn - Ảnh: Academia
Nói trong bài báo vừa đăng tải trên Academia, giáo sư Martin Rundkvist từ Đại học Lodz (Ba Lan), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết những miếng vàng đã 1.300 năm tuổi, tức có thể được tạo ra từ trước khi xây dựng khu mộ cổ, sau đó mới được đặt xuống sảnh tiệc này. Bản thân khu mộ cổ được sử dụng bởi một gia đình hoàng gia Viking trị vì từ năm 793 sau Công Nguyên đến năm 1066 sau Công Nguyên.
Khu vực khai quật - Ảnh: Academia
Theo Live Science, một người thợ kim hoàn chuyên nghiệp tên Eddie Herlin đã được giao nhiệm vụ mở các miếng vàng lá bị gấp nát trong khu mộ cổ ra. Sau khi khôi phục nguyên trạng, họ nhận ra tất cả đều có hình những cặp đôi đang ôm nhau.
Một miếng vàng đã được mở ra, phục hồi hình dạng ban đầu - Ảnh: Academia
Ngoài 22 miếng lớn, họ còn phát hiện 52 mảnh vàng vụn nhỏ khác với tổng trọng lượng 0,75 gram. Tất cả chúng đều được xác định là phần còn lại của một vật tạo tác lớn hơn, cũng mang hình các cặp đôi ôm hôn. Một số lá bạc, vật dụng bằng ngà voi và nhiều đồ tạo tác giá trị khác cũng được thu thập từ khu mộ cổ.
Theo Acient Origins, nhóm nghiên cứu nghiêng về 3 giả thuyết: các cặp đôi trong hình đại diện cho các hoàng tử và công chúa mới kết hôn; hoặc họ là những nam thần và nữ thần, bởi các vị vua Viking vẫn tin rằng mình thuộc dòng dõi thần thánh; hoặc họ là 2 người khổng lồ thần thoại Freyr và Gerdr trong thần thoại Bắc Âu. Sự ôm hôn có thể không chỉ là biểu tượng tình yêu, mà còn nói lên sự ràng buộc về mặt tinh thần. Các miếng vàng lá này có thể được dán vào các cột đỡ mái nhà hay ngai vàng của nhà vua.
Phát hiện 2 bộ hài cốt em bé nhỏ xíu nhuốm màu đỏ máu, các nhà khoa học sửng sốt khi biết câu chuyện sinh đôi cùng trứng từ 30.000 năm trước Bộ xương của hai đứa trẻ sơ sinh sống cách đây khoảng 30.000 năm được coi là bằng chứng sớm nhất được biết đến về hiện tượng sinh đôi giống hệt nhau. Ngày nay, hiện tượng sinh cùng trứng (2 đứa trẻ sinh ra giống hệt nhau) không phải là quá hiếm hoi hay quá kỳ lạ nữa. Tuy nhiên, các nhà khoa...