Miệng núi lửa khét tiếng “Cổng địa ngục” nhiều thập kỷ sắp bị dập tắt
“ Cổng địa ngục” ở sa mạc Karakum, Turkmenistan đã cháy liên tục trong suốt 5 thập kỷ. Thế nhưng mới đây, có lẽ du khách không còn cơ hội thấy nó được nữa.
Trang AFP đưa tin, ngày 8/1 vừa qua trên kênh truyền hình nhà nước của Turkmenistan, Tổng thống Gurbanguly Berdymukhamedov kêu gọi các quan chức “tìm giải pháp dập tắt đám cháy ở sa mạc Karakum”, với lý do lo ngại về sức khỏe của những người sống gần miệng núi lửa, cũng như mất đi cơ hội kinh doanh.
Tổng thống Berdymukhamedov cho biết: “Chúng ta đang đánh mất các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá mà có thể thu được lợi nhuận đáng kể và sử dụng nó để cải thiện cuộc sống của người dân”.
Cổng địa ngục ở sa mạc Karakum là một lỗ hổng lớn rộng khoảng 70m, sâu ít nhất 20m, bên trong là mỏ khí Darvaza. Trong một lần giàn khoang bên dưới mỏ khí bị sập, khiến khí metan độc hại rò rỉ và tràn ra ngoài. Các nhà khoa học quyết định đốt cháy lỗ hổng này và cho rằng khí ở trong đó chỉ cháy trong vài tuần.
Thế nhưng, sau 50 năm sau, Cổng địa ngục vẫn rực lửa và thậm chí đã trở thành một trong những điểm du lịch hàng đầu của Turkmenistan. Nơi này trở nên nổi tiếng trên internet vào năm 2019, sau khi tổng thống Berdymukhamedov đăng tải video cảnh ông lái xe qua sa mạc gần miệng hố đang rực lửa.
Video đang HOT
Theo trang Vice.com, Turkmenistan hiện là quốc gia đứng đầu về kho dự trữ khí đốt tự nhiên lớn thứ 4 trên thế giới. Nền kinh tế của đất nước chủ yếu phụ thuộc vào xuất khẩu khí đốt.
Tổng thống Berdymukhamedov trước đó đã ra lệnh cho các chuyên gia dập tắt Cổng địa ngục vào năm 2010 nhưng những nỗ lực lúc đó không thành công. Và một lần nữa, ông đã ra lệnh dập tắt trong năm nay.
Về Quảng Ngãi, chiêm ngưỡng núi lửa hùng vĩ ngủ yên hàng triệu năm
Dấu tích những miệng núi lửa có niên đại hàng triệu năm ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi giống hệt như chiếc chảo khổng lồ nằm sừng sững giữa vùng biển khơi.
Nhắc đến du lịch Lý Sơn, du khách sẽ nghĩ ngay đến những cánh đồng tỏi xanh ngút ngàn. Song, ít người biết rằng, đảo Lý Sơn là một trong những kỳ quan được kiến tạo từ dung nham núi lửa hàng triệu năm về trước. Ngày nay, vết ấn vẫn còn, nhưng là những miệng núi lửa "xanh mướt" làm nôn nao bao bạn trẻ đam mê khám phá những điều kì thú của tự nhiên.
Huyện Lý Sơn bao gồm đảo Lớn và đảo Bé. Khu vực này hiện có vết tích của 10 miệng núi lửa, trong đó có 3 miệng núi lửa nằm dưới đáy biển. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho thấy, cụm núi lửa ở Lý Sơn và vùng phụ cận phát lộ nhiều loại đất đá, nham thạch tiêu biểu cho các chế độ phun trào khác nhau trong giai đoạn Kỷ đệ tứ, khoảng 11 triệu đến 4.500 năm trước.
Nổi bật nhất là núi Thới Lới và núi Giếng Tiền trải qua hàng triệu năm hoạt động hiện đã tắt và sở hữu thắng cảnh tuyệt đẹp thu hút du khách tham quan. Hai địa điểm tham quan ở đảo Lý Sơn này được công nhận là Di tích quốc gia vào năm 2015.
Miệng núi lửa Thới Lới
Nhìn từ xa đảo Lý Sơn vươn mình ra biển khơi với hình chóp nhấp nhô phía trên là đỉnh Thới Lới. Núi Thới Lới là một trong hai miệng núi lửa đã tắt ở đảo Lý Sơn tọa lạc ở xã An Hải nằm ở độ cao 170m so với mực nước biển.
Miệng núi lửa đã tắt ở đảo Lý Sơn này được bao quanh bởi toàn sỏi đá nên cây cối rất khô cằn. Khi di chuyển tới đỉnh núi bạn sẽ được chiêm ngưỡng lòng chảo khổng lồ hiện lên với hồ nước, cây cỏ và view ngắm trọn vẻ đẹp của đảo Lý Sơn.
Miệng núi lửa Giếng Tiền
Núi Giếng Tiền ở đảo Bé Lý Sơn, trái ngược với miệng núi lửa Thới Lới toàn đá, tại đây, du khách sẽ dễ bắt gặp những cánh đồng tỏi bạt ngàn trên lớp đất đỏ phì nhiêu. Ngọn núi lửa lâu đời này cao 86 m với phần miệng hình lòng chảo rộng đến hàng trăm mét vuông. Nếu có cơ hội nhìn từ trên cao, chắc chắn ai cũng choáng ngợp bởi hình dáng độc đáo của nó.
Cũng tạo thành một lòng chảo, song miệng núi Giếng Tiền không sâu và rộng như Thới Lới. Nhưng nơi đây được người dân biến tấu thành những ruộng tỏi mượt mà trên những bậc thang đá tự nhiên.
Cũng vì thổ nhưỡng đặc trưng nơi đây mà tỏi Lý Sơn trở nên đặc biệt hẳn. Đó là bởi người dân đã dùng đất ở đây để làm phân bón cho ruộng tỏi nhà mình.
Nếu có dịp tới đây, du khách đừng quên thưởng thức hải sản, đặc sản tỏi, check-in ở hai miệng núi lửa độc đáo này cùng các điểm đến hoang sơ khác như Cổng Tò Vò, hang Câu, chùa Hang, chùa Đục, đảo Bé...
Nơi phố trập trùng bên những miệng núi lửa Pleiku có địa hình khá độc lạ. Đó là thành phố chen chúc bên những miệng núi lửa cổ sơ tròn vành vạnh. Những miệng núi lửa chìm thành đồng, thành đầm, thành hồ man mác trầm mặc. Những miệng núi lửa nổi thành núi, thành đồi mờ ảo hoang sơ. Giữa trung tâm phố, miệng núi Ia Soi được quây bởi vành...