Miệng hùm gan sứa
Em bị rụng tóc, quét cỡ nào nhà cũng còn sót mấy cọng, vậy là má chồng nói: “Nhà gì đâu tóc không vầy nè, cạo trọc đi cho khỏe!”. Em ứa nước mắt, cảm thấy tổn thương vô cùng…
Em mới lập gia đình được hơn một năm, hiện đang “ làm dâu”. Má chồng em có một thói quen rất khó chịu, mà em cố gắng bao nhiêu cũng không thể hiểu và thông cảm được: bà thường nói rất to, dù trong nhà chỉ có mấy người: vợ chồng em, ba má và một cậu em trai út đang học đại học.
Má to tiếng đã đành, cách nói của má còn rất bỗ bã. Ví dụ mèo nhà hàng xóm hay vô nhà, má đuổi mèo ra là được rồi, còn nói: “Mấy con mắc dịch, tao mà nắm được đầu là tao đập chết tươi liền!”. Xe chú Út đi về mà để chảy nhớt ra nền nhà, má nói: “Có ai đem cái xe bỏ ra ngoài đường giùm cái, không thì tao đốt bỏ, chớ để dơ nhà dơ cửa tùm lum”… Nói chung là cái gì má cũng hăm đập,đốt, bằm, chém… rất bạo lực.
Hồi đầu nghe vậy, em sợ lắm nhưng mọi người trong gia đình thì cứ xem như không. Sau rồi em hiểu ra má chỉ nói vậy thôi, trước giờ thành tật quen rồi, chứ trong tâm má không nghĩ vậy. Em cũng hiểu má nhiều khi làm ngược lại với lời nói, ví dụ xe chú Út cứ để vậy, đâu có sửa chữa gì, chảy nhớt hoài, má để cái ca nhựa dưới xe hứng nhớt. Em nghĩ thôi mình cố gắng bỏ qua đi.
Nói thì dễ, chừng động tới mình thì khó quá. Em bị rụng tóc, quét cỡ nào nhà cũng còn sót mấy cọng, vậy là má nói: “Nhà gì đâu tóc không vầy nè, cạo trọc đi cho khỏe!”. Em ứa nước mắt, cảm thấy tổn thương vô cùng. Nếu cứ như vậy, em khó lòng sống nổi trong nhà…
Anh Thư (TP.HCM)
Video đang HOT
Em Anh Thư thân mến,
Ở đời có người làm mà không nói, cũng có người nói mà không làm; miệng mồm nói năng hùng hổ, có khi ác khẩu nữa nhưng chỉ vậy thôi, nói xong là xong, không để bụng, không ghim gút. Đôi khi sống với người như vậy mà khỏe, bởi mình không phải đoán mò, mệt đầu phân tích qua lại để hiểu được ý tứ sâu xa; mình chỉ cần hiểu tâm hiểu tính của má, là bỏ qua được lời nói khó nghe. Căn bản là việc làm, phải không em? Khi hiểu được tính cách con người rồi, thì không cần chấp nệ vào lời nói nữa. Má chồng em nói vậy nhưng bà không làm vậy. Mình chấp vô lời nói thì mình khổ, mình nghĩ tới nghĩ lui mà tự tổn thương, chứ má nói xong là quên hết, coi như không có gì. Theo chị, mình đừng chấp nữa thì hơn.
Cũng không phải mình bỏ qua hết những lời của má, chỉ cần cài một hệ số giảm nhẹ cho mình là an toàn. Ví dụ má nói “đập chết tươi mấy con mèo”, em chỉ cần để ý đóng cửa kỹ để mèo khỏi vô nhà; má nói đồ đạc nọ kia cứ “quăng hết ra đường”, em chỉ cần sắp xếp lại gọn gàng sạch sẽ. Cũng như cà phê, có người uống nặng đô, có người nhẹ đô. Má quen xài ngôn ngữ “hạng nặng”, chứ không phải tâm tính nặng nề như thế. Bằng cách nói chuyện của mình, em có thể cân bằng lại sắc thái ngôn ngữ gia đình.
Có thể má không thay đổi được ngay, bởi thói quen đó được hình thành từ lâu, nhưng về lâu dài có lẽ sẽ giảm dần được đôi chút. Em cũng có thể tâm sự nhẹ nhàng với má: “Hồi đầu mới về nhà nghe má nói chuyện vậy con sợ quá, lâu rồi con mới hiểu tâm tính của má…”; má sẽ nhận ra và điều chỉnh từ từ. Mình là “nhân vật mới” của gia đình, cần có thời gian để hai bên điều chỉnh cho phù hợp với nhau.
Cần nhất là em đừng trả treo, chỉ trích, vì việc này sẽ dẫn đến hai bên cũng dùng ngôn ngữ “bạo lực” như nhau. Mình cứ nhẹ nhàng, từ từ từng việc một mà làm, tự nhủ mình bình tĩnh, nghe và hiểu nghĩa thực của lời, chứ đừng bị lời nói làm cho bực dọc, mất bình tĩnh. Hài hước cũng là một kỹ năng, để khiến mọi việc nhẹ nhàng hơn. Chúc em sống vui trong gia đình mới.
Theo phunuonline.vn
Ca ngợi dâu út tận mây xanh, mẹ chồng chẳng ngờ có ngày bị bẽ mặt bởi món lạ này trước bao quan khách
Mẹ chồng tôi cứ ca ngợi cô em dâu út thế này thế nọ, nhưng cuối cùng tôi cũng chờ được đến ngày bà bị cô ấy làm cho xấu hổ bẽ bàng.
Chẳng là tôi về làm dâu cả trong một gia đình có hai anh em trai. Vì gia đình có truyền thống đùm bọc lẫn nhau từ ông bà cho đến chồng tôi và em chồng tôi đều quyết định khi hai anh em đi lập gia đình cũng sẽ vẫn sống chung với nhau.
Được cái nhà chồng tôi sân vườn rộng rãi, nhà cửa cũng nhiều tầng nhiều phòng nên không gian riêng tư không phải là không có. Chỉ có điều những ai đã từng trải qua cảnh làm dâu rồi lại còn chung đụng chắc chắn sẽ hiểu, vô vàn những điều không thể được như ý.
Sở dĩ nói vậy là bởi mẹ chồng tôi có tính khí rất buồn cười. Nói đúng hơn là bà vô duyên ra mặt. Cùng là con dâu nhưng bà lại đối đãi với dâu út tử tế hơn tôi nhiều. Thậm chí, bà đi đâu cũng mang con dâu út ra khoe. Nào là hôm đám cưới người ta trang điểm cho cô dâu đẹp lắm, làm bà nở mày nở mặt, nhưng cũng vì con dâu út nhà bà có mắt to, mũi thẳng nên đẹp sẵn rồi chứ không phải đẹp nhân tạo.
(Ảnh minh họa)
Nghe bà khen em dâu mà tôi cứ tức anh ách, vì thật ra mắt tôi không được đẹp, mũi cũng tẹt, nay bà nói thế có khác nào vỗ thẳng vào mặt tôi chê tôi xấu xí, khiến bà không được dịp hãnh diện tự hào? Nhưng như thế vẫn còn chưa hết, khen về mặt nhan sắc xong bà lại khen về mặt tính tình. Nào là hiền lành, ngoan ngoãn, gọi dạ bảo vâng.
Có lẽ, căn nguyên của cái sự đưa rước lên tận mây xanh này chính là vì em dâu tôi làm ra nhiều tiền. Mỗi tháng vợ chồng tôi chỉ có thể gửi bà tiền ăn là 3 triệu, nhưng em dâu tôi lại gửi tới 5 triệu - số tiền gấp rưỡi vợ chồng tôi, nên bà quý mến ra mặt cũng phải thôi.
Tôi có bàn với chồng, nhưng chồng tôi cũng chỉ phủi đi. Anh bảo là do em dâu có công ăn việc làm tốt, lại biết cách lấy lòng mẹ chồng nên cứ để cho cô ấy được khen, được chiều. Hai vợ chồng tôi cứ cố gắng tích góp rồi ra mua nhà ở riêng. Chỉ là, đợi đến cái ngày mua được nhà chắc tôi cũng đã ăn no một bụng tức, thấy thế tôi chỉ biết thở dài.
(Ảnh minh họa)
Nhưng cuối cùng thì ngày tôi mong đợi nhất cũng đã đến, tất nhiên không phải vì vợ chồng tôi mua được nhà ra riêng, mà là cái ngày em dâu tôi làm cho mẹ tôi được phen bẽ mặt với họ hàng. Chẳng là hôm ấy cuối tuần nên nhà tôi rủ rê nhau tụ họp. Nhà đông đàn bà nên mỗi người làm một món, em dâu tôi được phân làm món chả lá lốt.
Chả hiểu thím ấy đi chợ kiểu gì mà lại đi mua loại thịt nạc xay nhuyễn người ta vẫn hay làm giò chả về. Đến cuối cùng, khi thành phẩm món chả lá lốt được bê lên trên mâm, ai nấy mắt tròn mắt dẹt nhìn món ăn của nàng dâu mới mà không nhịn được cười. Bố chồng tôi còn chữa thẹn thay: "Ô, con dâu út nhà tôi làm được cái chả lá lốt to tròn mũm mĩm hay ra phết!"
Ối giời vụng ơi là vụng, tôi cũng thấy vui sướng trong lòng, lại càng hả hê hơn khi nhìn khuôn mặt ngắn tũn của mẹ chồng. Có ai đó ở ngoài mâm nói vọng vào, trách khéo mẹ chồng tôi dạy con dâu giỏi quá nên mới có món ăn xuất sắc như vậy. Đấy rồi xem, làm gì có ai hoàn hảo mãi mà bà cứ đem rước con dâu mới lên tận mây xanh. Chả có ngày người ta làm cho bà bẽ mặt trước bàn dân thiên hạ à? Đâu phải cứ xinh gái, giỏi giang, kiếm được nhiều tiền mà hay hơn người khác đâu, cũng vụng thối vụng nát ra đấy thôi!
Theo Trí Thức Trẻ
Chị dâu quá hỗn láo với mẹ tôi Nhà chị dâu cách nhà tôi chỉ vài cây số, chị dâu đến với anh tôi cũng là do mai mối giữa tôi và mẹ của chị. Trước đây, hai người là bạn bè, cùng chơi thân với nhau trong một nhóm. Họ hứa hẹn gả con cho nhau, nên khi anh tôi đến tuổi lập gia đình, mẹ tôi và mẹ chị...