Miếng dán giúp giảm đau do hóa trị
ể giảm độc tính và tác dụng phụ do hóa trị ở bệnh nhân u hắc tố ác tính (melanoma), nhóm nghiên cứu của ại học Purdue (Mỹ) đã phát triển miếng dán cung cấp thuốc tại chỗ nhưng không gây đau đớn và xâm lấn tối thiểu.
Miếng dán sinh học có thể tự phân rã sau vài tháng. Ảnh: Purdue University
Công bố trên tạp chí ACS Nano, Giáo sư Chi Hwan Lee cho biết miếng dán gồm lớp màng mềm có gắn các sợi nano silicon cực nhỏ để thay cho vi kim sử dụng trong phương pháp hóa trị tại chỗ hiện nay. Các vi kim này tuy nhỏ nhưng cũng gây đau đớn cho bệnh nhân, làm chậm tiến trình điều trị nên chưa được áp dụng rộng rãi.
ề cập công nghệ mới, Giáo sư Lee cho biết điểm độc đáo là lớp cấu tạo nền có thể tan trong 1 phút sau khi xâm nhập vào da. Phần kim silicon tương thích sinh học tan dần bên trong cơ thể sau thời gian giải phóng hết lượng thuốc.
Hiện công nghệ này vẫn đang được thử nghiệm để cải tiến kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu lâm sàng.
Video đang HOT
Vụ bệnh viện ở TP.HCM bị "tố" truyền hoá chất hết hạn cho bệnh nhi suy tủy: Bộ Y tế vào cuộc
Ngày 26/6, sau khi nhận được thông tin phản ánh của báo chí về việc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM truyền hoá chất hết hạn cho bệnh nhân nhi, Bộ Y tế đã chỉ đạo làm rõ vụ việc.
Cụ thể ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết sau khi nghiên cứu về sự việc, cục đề nghị Giám đốc Sở Y tế TP.HCM khẩn trương xác minh thông tin; Yêu cầu Giám đốc Bệnh viện (BV) Truyền máu Huyết học TP.HCM kiểm tra, xác minh, rà soát, xác minh toàn bộ sự việc liên quan và xử lý sai phạm (nếu có).
Sở Y tế TP.HCM phải công khai thông tin về kết quả xác minh, xử lý cho cơ quan truyền thông được biết.
Bệnh nhi điều trị tại BV Truyền máu Huyết học TP.HCM.
Ngoài ra, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cũng đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn quản lý và tiếp tục tăng cường thực hiện, kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện đúng các quy chế, quy định về công tác khoa dược, các quy định về dược lâm sàng trong BV và các quy định liên quan hiện hành của Bộ Y tế.
Kết quả xử lý phải được báo cáo về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trước ngày 3/7.
Trước đó như đã thông tin, vừa qua BV Truyền máu Huyết học TP.HCM nhận được phản ánh của cha một bệnh nhi L.T.K.Ch. (4 tuổi, ngụ quận Thủ Đức, chẩn đoán bệnh suy tủy) về việc bé bị nhân viên y tế cho sử dụng thuốc điều trị đã hết hạn.
Khoa Huyết học Trẻ em, BV Truyền máu Huyết học TP.HCM.
Cụ thể vào tháng 6/2020 sau quá trình điều trị nội khoa không hiệu quả, bé được chỉ định hóa trị.
Phác đồ điều trị được lên cho bé là 14 chai thuốc Antithymocyte Globuline (Thymogam 250mg).
Ngày 23/6 bệnh nhi được truyền 3 chai. Đến ngày 24/6, bệnh nhi tiếp tục được truyền thêm 2 chai nữa.
Để kiểm tra thuốc được truyền có tốt hay không, cha bệnh nhi đã ra thùng rác nhặt vỏ thuốc xem thử thì bất ngờ khi phát hiện thuốc có hạn sử dụng đến tháng 1/2020 (tức đã quá hạn khoảng 5 tháng).
Thước Thymogam 250mg. (Ảnh: NNCC)
Sự việc được gia đình tức tốc báo cáo cho bác sĩ trực.
Ngay sau khi nắm thông tin, lãnh đạo BV Truyền máu Huyết học TP.HCM đã dừng ngay lập tức y lệnh và kiểm tra lại hạn dùng của thuốc.
Qua kiểm tra, BV phát hiện 2 lọ thuốc Antithymocyte Globuline (Thymogam 250mg) được cấp phát cho bé Ch. có thời hạn sử dụng ghi trên nhãn là tháng 1/2020 (trong đó có 01 lọ đã sử dụng xong và 1 lọ đã sử dụng 1/3).
Tuy nhiên kiểm tra trên hệ thống phần mềm quản lý thuốc bệnh viện thì 2 lọ thuốc này lại có hạn sử dụng là 11/2021.
Bỗng thấy nốt ruồi dần biến đổi theo 5 cách này, coi chừng tế bào ung thư đang dần len lỏi trong cơ thể Đa phần nốt ruồi xuất hiện trên cơ thể đều bình thường, nhưng một khi chúng bắt đầu "lộ rõ" 5 dấu hiệu này thì cần cảnh giác ngay với bệnh ung thư. Cơ thể chúng ta luôn có những phản ứng để nhận biết tình trạng sức khỏe đang tốt hay xấu, đặc biệt là bệnh ung thư. Tuy nhiên không phải...