Miếng dán chân thải độc liệu có “thần kỳ” như quảng cáo?
Giovanni là một thương hiệu thời trang truyền cảm hứng Ý mang đẳng cấp các thương hiệu cận xa xỉ quốc tế, hội tụ tinh hoa của mạng lưới 300 nhà sản xuất quốc tế, phù hợp với văn hóa và khí hậu Đông Nam Á.
Miếng dán “thần kỳ” hút độc tố từ lòng bàn chân
Tìm kiếm theo từ khóa “ miếng dán thải độc”, Google nhanh chóng trả về hàng chục ngàn kết quả về các sản phẩm miếng dán chân được quảng cáo có tác dụng thải độc thần kỳ như: “hút độc tố qua lòng bàn chân giúp giảm đau nhức, thải độc, hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, tim mạch, xương khớp; hỗ trợ quá trình trao đổi chất được tốt hơn, tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, phòng chống mụn nhọt, ban nóng, làm tươi nhuận làn da; giảm đau và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương, bệnh gout…”
Hiện những miếng dán thải độc này được bày bán khá nhiều tại các hiệu thuốc, các salon, các trang thương mại điện tử và các mạng xã hội phổ biến như facebook, zalo. Giá thành của các sản phẩm này cũng rất đa dạng, tùy nơi sản xuất. Giá mỗi miếng dán giao động chỉ từ 15.000 đến 30.000 đồng, được đóng gói thành hộp 20- 30 miếng tương ứng với 1 liệu trình.
Một trang facebook chuyên bán miếng dán thải độc có nguồn gốc từ Nhật Bản
Tác dụng thần kỳ là thế, nhưng cách thức sử dụng vô cùng đơn giản. Chỉ cần bóc lớp giấy để lộ lớp dính, sau đó dán vào gan bàn chân trước khi đi ngủ. Miếng dán sẽ hoạt động để hút tất cả độc tố thông qua các huyệt ở gan bàn chân. Sau khi dán vào gan bàn chân, trong vòng 6 tiếng, các hạt trắng của miếng dán sẽ chuyển sang màu đen và có chất nhờn dính bám trên bề mặt.
Theo như lời người bán quảng cáo, chất độc sẽ theo gan bàn chân ra miếng dán và đổi màu, màu miếng dán càng đen tức là độc tố thải ra càng nhiều, người sẽ càng khỏe.
Cũng không khó để tìm mua sản phẩm này trên các sàn thương mại điện tử với nhiều mức giá
Chiêu bài lập lờ của các quảng cáo này là giới thiệu lồng ghép sản phẩm trên cơ sở dẫn ra những nguyên lý y học cho rằng “gan bàn chân là nơi tập trung nhiều huyệt vị của cơ thể, nơi có hơn 60 huyệt đạo thông với 360 huyệt đạo trên cơ thể, được cả nền y học phương Đông lẫn phương Tây nhìn nhận là nơi phản ánh sức khoẻ của con người, nó còn được coi là “trái tim” thứ 2 của cơ thể…”.
Tin vào quảng cáo về tác dụng như trên, cùng với việc sản phẩm có nguồn gốc từ những nước có nền y học phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc; giá cả sản phẩm lại phù hợp với túi tiền;… nên miếng dán thải độc hiện được nhiều người tin dùng với hy vọng có thể giúp “hút” độc tố từ cơ thể. Tuy nhiên, thực hư về công dụng của những miếng dán này vẫn còn là điều cần quan tâm.
Video đang HOT
Thực hư công dụng
Hiện nay, trong y học cổ truyền chưa có bằng chứng nào công nhận chất độc từ cơ thể có thể đi qua lòng bàn chân ra ngoài. Lòng bàn chân đúng là nơi tập trung nhiều dây thần kinh, là nơi thể hiện các loại bệnh lý nên trong y học cổ truyền thường có những phương pháp tác động lên gan bàn chân như: day ấn, xoa bóp, bấm huyệt, dùng từ trường… để góp phần chữa bệnh.
Bên cạnh đó, các thành phần trong miếng dán được ghi trên vỏ hộp gồm có: dấm gỗ, dextrin, chitosan, đá tourmaline, bột ngọc trai, silica tinh khiết và axit glycolic. Tuy nhiên, silica thực chất là dạng cát sạch, đá tourmaline, bột ngọc trai đều là thành phần vô cơ; dextrin và chitosan có thể coi là chất keo, tạo độ nhờn dính khi hút ẩm. Thành phần axit glycolic được sử dụng trong ngành mỹ phẩm, hoạt động như một chất tẩy tế bào chết vì độ axit cao, nhưng khả năng hòa tan dễ dàng. Còn thành phần chính của dấm gỗ gồm có: axit acetic, acetone và methanol và các thành phần này cũng không có tác dụng hút chất độc.
Về việc miếng dán đổi màu chỉ là phản ứng giữa mồ hôi vùng da và thành phần của miếng dán tạo nên. Một số người dùng cũng đã tự thử nghiệm bóc một miếng dán để tự nhiên ngoài không khí. Sau một đêm miếng dán vẫn thôi ra màu đen và chất dính giống hệt như khi dán vào gan bàn chân.
Miếng dán chuyển màu đen, nhờn dính sau khi dán vào chân, nhưng liệu đây có phải là độc tố từ cơ thể được “hút” ra?
PGS.TS. Phạm Gia Điền, Viện Hóa học, Viện Khoa học&Công nghệ Việt Nam, người đã từng thử nghiệm miếng dán và phân tích: sự biến màu của các miếng dán là do phản ứng của miếng dán với độ ẩm, đặc biệt là khi dán miếng dán này lên, đá tourmaline làm ấm nóng gan bàn chân và khiến chân đổ mồ hôi nhiều hơn và miếng dán chuyển thành màu nâu hoặc đen chứ không phải là do nó đã hút được chất độc trong cơ thể.
Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cũng xác nhận, cho đến nay Cục chưa cấp phép lưu hành cho sản phẩm miếng dán giải độc nào. Do đó người tiêu dùng nên cân nhắc thận trọng trước khi tin tưởng vào công dụng “thần kỳ” của những miếng dán này.
Theo khoe365
Bạn thân nói Anh Vũ uống quá nhiều thuốc ngủ, bác sĩ lý giải sự thật
Ban đầu, khi có những căng thẳng, mất ngủ, rối loạn, ca sĩ, diễn viên sử dụng liều thấp, nhưng sau uống dần thấy hiệu quả nên lạm dụng, gây nghiện, thậm chí có thể gây tử vong.
Sự ra đi của diễn viên hài Anh Vũ khiến rất nhiều người hâm mộ, đồng nghiệp bàng hoàng, xót xa. Gia đình nam diễn viên cho biết, tại Mỹ, anh đi diễn về khuya, tắm muộn và ra đi sau cơn đột tử.
Nhiều đồng nghiệp cho biết, nam diễn viên hài Anh Vũ uống nhiều thuốc ngủ.
Trước đó, nghệ sĩ Minh Nhí chia sẻ, người bạn thân của diễn viên Anh Vũ ở Mỹ nói, ngày hôm trước, Vũ đang ăn cơm thì gục xuống bàn ngủ gà ngủ gật.
" Cô ấy hỏi thì Vũ nói là mới uống 5 viên thuốc ngủ vì không ngủ được. Không biết tối đó, Vũ có uống thuốc ngủ nữa không mà Vũ ngủ luôn không dậy nữa" - nghệ sĩ Minh Nhí nói.
Nam đồng nghiệp với Anh Vũ cũng cho biết, diễn viên hài 47 tuổi uống thuốc ngủ nhiều. "Tôi nhớ có lần tôi với Vũ đi lưu diễn, tôi không ngủ được, Vũ cho tôi 1 viên, nhưng tôi uống nửa viên là ngủ tới Mỹ mới thức dậy. Thế mà Vũ uống 5 viên.
Loại thuốc ngủ đó rất mạnh, lại có tác dụng phụ là mất trí nhớ nên tôi rất hạn chế dùng (...) Vũ nói, không uống thuốc ngủ là Vũ không ngủ được. Vũ uống riết bị lờn thuốc nên tự tăng số lượng lên" - Minh Nhí cho hay.
Chia sẻ về việc lạm dụng thuốc ngủ chiều 3/4, TS Dương Minh Tâm - Trưởng phòng điều trị rối loạn liên quan stress, Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, nhiều diễn viên, ca sĩ sử dụng thuốc ngủ để giải toả lo âu.
" Đa phần thuốc ngủ trên thị trường đều có tác dụng giải toả lo âu" - BS Tâm nói.
Liên quan đến trường hợp nam diễn viên hài Anh Vũ, TS Tâm cho biết, không ai kê 5 viên thuốc giải lo âu 1 ngày. Nhưng trên thực tế vẫn có nhiều người lạm dụng.
" Khi bệnh nhân đến bệnh viện, có triệu chứng rối loạn lo âu, chúng tôi phải chỉ định thuốc ngủ trong một thời gian nhất định. Nhưng tôi nhấn mạnh là phải dùng đúng chỉ định và có kiểm soát" - TS Tâm khẳng định.
Theo vị chuyên gia này, diễn viên, ca sĩ là những người chịu nhiều áp lực, stress trong cuộc sống, công việc hoặc hay rối loạn thích ứng. Ban đầu, khi có những căng thẳng, mất ngủ, rối loạn, họ sử dụng liều thấp, nhưng sau uống dần thấy hiệu quả nên thường lạm dụng, gây nghiện, thậm chí tử vong.
Trong khi đó, theo các bác sĩ chuyên ngành Tâm thần học, rối loạn giấc ngủ có thể được hiểu là giấc ngủ bị giảm về thời lượng và/hoặc giảm về chất lượng. Về thời lượng, giấc ngủ bị giảm xa dưới mức trung bình (7 - 8 giờ mỗi ngày); về chất lượng, giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ không sâu.
Hậu quả là cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý...
Rối loạn giấc ngủ có thể có nguyên căn như do bệnh lý đa khoa: dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản... và cũng có thể vô căn như stress, lo âu, trầm cảm...
" Phải tìm nguyên ngân mất ngủ, không thể tự ý sử dụng thuốc ngủ" - TS Tâm khẳng định.
Mất ngủ kéo dài, mạnh dạn đi gặp bác sĩ tâm thần
TS Tô Thanh Phương, Phó Giám đôc Bênh viên Tâm thân Trung ương 1 cho rằng hâu hêt nhưng bênh nhân mât ngu triên miên đêu đên các bênh viên đa khoa khám hoăc tin lơi quang cáo mua thuôc tri mât ngu thay vì tìm găp các bác si tâm thân.
BS Phạm Văn Trụ, Bệnh viện Tâm thần TP HCM cho biết, khi bị mất ngủ kéo dài, người bệnh nên đi khám ở các cơ sở y tế, gặp bác sĩ tâm thần để được điều trị đúng phác đồ.
Điều trị mất ngủ không đơn thuần là chỉ dùng thuốc.
Vệ sinh giấc ngủ
để chuẩn bị cho giấc ngủ ngon là điều rất cần thiết. Đa số bệnh nhân nữ đến khám mất ngủ chưa chuẩn bị tốt cho giấc ngủ và đều khai "không nghĩ gì mà vẫn không ngủ được".
Điều cần thiết là giải quyết những "mắc mớ" cản trở trong sinh hoạt, quan hệ hàng ngày có thể tạm nhẹ đầu và dễ ngủ. Nên uống sữa hay dùng thức ăn nhẹ hâm nóng, uống thuốc theo căn dặn, thưởng thức "gu" nhẹ nhàng như xem tivi chương trình ưa thích khi nào buồn ngủ thì đi nằm, tránh đi nằm đếm số, đọc kinh chờ giấc ngủ đến, tránh luyện tập hay đi bộ cho mệt để dễ ngủ.
Khi "đầu óc" thoải mái hay thỏa mãn với câu nói, giọng hát, tiếng cười của những nhân vật "thật hay ảo" đều có thể giúp chúng ta dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Theo giadinh.net.vn
Cẩn thận với 6 dấu hiệu khác thường ở bàn chân đang ngầm cảnh báo bệnh Bàn chân cũng có thể giúp bạn nhận biết sức khỏe của mình đang tốt hay xấu. Thậm chí, nó còn có thể là biểu hiện của những vấn đề sức khỏe ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Hàng ngày, chúng ta phải di chuyển tới rất nhiều nơi nên đôi chân ít nhiều cũng có thể giúp bạn nhận...