Miếng bí cắt tròn
Cái Lan nhất quyết đòi ly dị. Đằng nào cũng khổ, chồng không hiểu, mẹ chồng càng không, sống gì mà khổ thế này. Thà ly dị quách cho xong!
Lan cưới Dũng khi chưa tròn mười tám tuổi. Ngày còn học cấp ba, Lan phải lòng anh chàng thợ xây làng bên khi cả nhóm đi xem biểu diễn văn nghệ.
Dũng nghỉ học từ năm lên cấp hai, ở nhà phụ hồ rồi nhờ thạo nghề nên mau chóng thành tay thợ chính. Thấy con gái lấy chồng có công ăn việc làm, bố mẹ Lan không phản đối mà còn mừng ra mặt.
Sống với nhà chồng, Lan mới vỡ lẽ, nhà Dũng không giàu như bề ngoài xóm làng vẫn tưởng. Bố chồng tàn tật, mẹ chồng hơn sáu mươi vẫn phải đi làm kiếm tiền. Vì thế, chi tiêu trong nhà cực kỳ chi ly, chắt bóp từng xu một.
Chồng Lan ưa say xỉn, cứ cuối ngày sau khi xong công trình, anh ta chân vẹo chân xiêu trở về nhà. Đụng việc gì không vừa ý, Lan bị mắng xối xả ngay. Vốn chẳng phải khéo tay, ở nhà việc bếp núc mẹ và các chị làm hết nên Lan không mấy khi đụng tay vào.
Thời gian đầu về làm dâu, mẹ chồng phải dạy Lan nhen lửa rồi nấu cơm bằng bếp củi, dạy cô nấu canh, kho cá từng ly từng tý. Lan đâm ra chán nản, mệt mỏi hơn khi mang bầu.
Sinh con thiếu tháng, hai mẹ con Lan gầy đét, ăn uống chẳng được. Con bé Nhi lại quấy khóc cả đêm. Ban ngày, Lan đã mệt vì công việc nhà, đêm đến, con khóc có khi cô còn chẳng nghe, thế là mẹ chồng phải thức giấc lo cho cháu, chồng Lan hục hặc chê vợ không biết chăm con.
Hôm nọ, mẹ chồng cô đi làm về. Lan hì hụi dọn cơm ra. Lúc cả nhà đang ăn, mẹ chồng nhìn tô canh rồi thở dài:
- “Cắt bí kiểu gì thế này? Đã dặn rồi mà không nghe. Bí phải cắt dài chứ cắt tròn thế này làm sao mà ăn?”
- “Miễn sao ăn được, dài hay tròn quan trọng gì hả mẹ?”, Lan nhăn mặt trả treo.
- “Con dâu giỏi nhỉ, mẹ chồng nói cứ cãi. Có khách, người ta nhìn mâm cơm mà cười cho đấy cô ạ!”
Mẹ chồng vừa dứt lời, Lan ôm con đứng dậy. Trưa đó, Lan chẳng thèm ăn cơm.
Video đang HOT
Thế là bà mẹ chồng tru tréo lên, con dâu thế này, con dâu thế kia. Lan cũng chẳng vừa, điện thoại mách chồng, “mẹ anh nhiều chuyện, quá đáng lắm”.
Chồng cô đang cơn bực dọc, chửi té tát trong điện thoại, có mỗi cái việc của đàn bà mà cũng làm mẹ tao giận hả, đợi đó,về biết tay tao!
Lan nghĩ bụng, phen này cùng lắm là ly dị chứ đây không cần, chịu đựng như thế là đủ rồi. Vậy là cô ôm con về nhà ngoại, tỉ tê khóc lóc.
Bố Lan sẵn chút men trong người, cầm điện thoại mắng sa sả con rể. Nhìn con gái và cháu ngoại gầy yếu càng xót hơn. Kể cũng thương, từ khi lấy chồng, nhất là sau khi sinh con bé Nhi xong, Lan ốm đi trông thấy. Người gầy đơ gầy đét, sữa chẳng đủ cho con bú. Tội nghiệp con bé, nuôi mãi chẳng thấy lớn, tám tháng tuổi mà chỉ bằng con người ta ba tháng.
Bố mẹ chồng Lan chẳng vừa, cái ngữ con dâu cứ cãi lời xăng xẳng ấy ai mà chấp nhận. Dũng điên tiết khi bị bố vợ mắng chửi không đâu, thế là trong ngoài xáo xào, cả xóm đồn ầm chuyện bố Lan đòi đánh Dũng.
Được dăm ba bữa, bố mẹ chồng Lan nhớ cháu nội, sai thằng con muối mặt đi chở vợ về. Thôi thì, nó ưa cắt tròn cắt dài gì cũng được, miễn sao bồng cháu về đây. Trời không chịu đất thì đất chịu trời, chứ không lẽ vợ chồng con cái ly dị chỉ vì miếng bí.
Theo VNE
Nghẹn ngào câu chuyện "Con trượt rồi bố ạ"
Vì thương mẹ cha, Hương gạt đi dòng nước mắt từ bỏ giấc mơ đại học...
"Con trượt rồi bố ạ"
Hương không dám nhìn thẳng vào khuôn mặt của bố. Nó cắm đầu đi vào nhà. Ngang qua chỗ mẹ nằm, nghe những tiếng thở khò khè khó nhọc, nó không cầm được nước mắt. Bữa cơm tối dọn ra nhưng bố con nó chưa ăn vội. Từ ngày mẹ bị bệnh, mâm cơm nhà nó bao giờ cũng chỉ có hai người. Bố bón cho mẹ bát cháo xong rồi hai bố con mới ăn. Bữa cơm tối nay có cá kho, bố đánh dưới ao lên nhưng nó ăn không thấy ngon. Hình như bố cũng vậy.
- Không đỗ thì ôn thi tiếp. Con đừng buồn, nhìn con buồn bố nản lắm.
Nó quay lại nhìn bố với đôi mắt ướt: - Con hết buồn rồi, bố đừng lo.
Đêm, nó trằn trọc không ngủ được. Khó khăn lắm, mẹ mới chợp mắt nên nó không muốn tiếng trở mình của nó làm mẹ thức giấc. Nó sờ tay lên tường, mảng tường đã bong tróc chỗ lồi, chỗ lõm khiến bàn tay nó ram ráp. Nó nghĩ đến giấc mơ dở dang của mình. Nhưng nếu nó đi học thì bố mẹ sẽ thế nào đây? Bố lấy đâu ra tiền để vừa lo thuốc thang cho mẹ lại vừa lo cho nó học đại học.
Bác sĩ đã bảo bệnh của mẹ sẽ khỏi nếu kiên trì chữa trị. Mẹ đã hy sinh rất nhiều cho nó. Nó không muốn mẹ phải hi sinh cả sự sống của mình chỉ để cho nó được học đại học. Với nó, mạng sống của mẹ quan trọng hơn tất cả mọi thứ trên đời.
- Bố à, chắc sang tháng sau con lên phụ giúp dì Hoa bán hàng cho... đỡ buồn.
Nó nhìn bố thăm dò. Thực ra là nó đang nói tránh cái điều mà nó nghĩ: phải đi làm để có tiền đỡ đần cho bố. Sau một hồi suy nghĩ, bố đặt tay lên vai nó, giọng chùng xuống: - Cũng được con ạ.
Nó lên phố bán hàng, bỏ lại phía sau những nỗi niềm và những giọt nước mắt. Cửa hàng của dì nó ở vị trí trung tâm thành phố, lại là đại lý lớn nên rất đông khách. Bận bịu với việc bán hàng, nó cũng quên đi nỗi buồn. Tiền ăn ở dì lo, còn tiền công tháng dì bảo nó gửi về quê cho bố mẹ.
Cầm những đồng tiền đầu tiên kiếm được, nó thấy quyết định của nó thật có ý nghĩa, nhất là khi gọi điện về thấy bố khoe:
- Bệnh của mẹ tiến triển nhiều rồi con ạ.
Rồi một ngày, bố đột ngột xuất hiện ở cửa hàng với khuôn mặt của một người đang cố chịu đựng:
- Tại sao con lại nói dối bố?
Bố dằn từng tiếng một rồi chìa tờ giấy báo điểm đậu đại học mà nó đã cố giấu. Nó nhìn thấy trong mắt bố là cả một sự kiềm nén ghê gớm, nên câu trả lời của nó cũng trở nên đứt quãng:
- Con... xin lỗi bố... nhưng bố ơi, làm thế nào mà con có thể đi học được khi mẹ đang bệnh? Làm thế nào mà con có thể để bố một mình vật lộn để vừa chăm mẹ vừa nuôi con học đại học.
Con rất mong được vào đại học, nhưng lúc này con cần phải làm những việc quan trọng hơn. Đợi đến khi mẹ khỏi bệnh con sẽ lại học tiếp, con sẽ vào đại học bố ạ, chỉ là đi sau các bạn vài bước thôi.
Lần đầu tiên trong đời, nó nhìn thấy bố khóc, đôi mắt ầng ậc nước.
Câu chuyện "Con trượt rồi bố ạ" ít ngày qua nhanh chóng được lan tỏa trên cộng đồng mạng nhất là khi đang vào giai đoạn các trường công bố kết quả thi ĐH.
Dù rằng có nhiều khả năng, đây chỉ là một tác phẩm văn học hư cấu, song thông điệp về ước mơ và lòng hiếu thảo được gửi gắm trong nhân vật Hương cũng đã gây xúc động cho hàng ngàn người.
"Tôi đã khóc khi đọc những dòng cuối. Trong cuộc sống có nhiều gương các em nhà nghèo học giỏi, nhưng vì điều kiện gia đình quá khó khăn nên các em đành ngậm ngùi giã từ giảng đường đại học để mưu sinh cuộc sống gia đình và bản thân.
Xã hội ta nên có những chế tài hỗ trợ cho con em nông thôn, vùng sâu vùng xa phù hợp, hỗ trợ người nghèo có điều kiện đi học", bạn Dương Trung Tuyến bình luận.
"Cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với em. Có một cách khác là nhà nước mình có chính sách cho sinh viên vay tiền đi học, em có thể vừa đi học vừa đi làm thêm để trang trải cuộc sống, chị cũng vay tiền sinh viên suốt 4 năm học đấy", bạn Phạm Quỳnh Loan hiến kế.
"Xã hội phức tạp, đạo đức con người đi xuống nhưng đâu đây vân còn những người con thực sự hiêu thảo. Cảm ơn câu chuyên của bạn, mình đã khóc khi đọc câu chuyên này. Mong những người con lây đây là tâm gương đê học tâp", bạn Hoàng Minh Chính chia sẻ.
"Nếu không rơi vào hoàn cảnh đó, liệu có ai làm được không? Cái này gọi là số phận, nhưng chúng ta có thể thay đổi số phận. Không ai nghèo mãi, cũng chả ai giàu hoài. chỉ số thông minh và giàu có càng cao thì chỉ số tình cảm giảm, ích kỷ tăng.
Liệu có được bao nhiêu người khi giàu rồi sẽ nhớ những ngày bần cùng... Vậy nên cá nhân mình chỉ mong "không giàu, không nghèo" để không quên những người cực khổ và không vì vật lộn với cuộc sống mà mất đi nhân tính", bạn Rinkaka triết lý về cuộc sống sau câu chuyện của nữ sinh nghèo.
Mai Châm
Theo Dantri
Chàng nghĩ gì về những lo lắng của nàng khi "yêu"? Dựa theo bài viết của tác giả Danielle Page được đăng trên trang báo Yourtango.com, hãy cùng tìm hiểu, nam giới đang nghĩ gì về những lo ngại thầm kín của phụ nữ. 1. Quần lót và áo ngực của tôi chưa đủ gợi cảm? Suy nghĩ của chàng: " Thực sự, "cuộc yêu" không phải là một show diễn thời trang. Tôi...