‘Miếng bánh vẽ’ và chiêu trò ‘lùa gà’ của các sàn đầu tư tiền ảo tại VN
Lợi nhuận 1%/ngày, Cam kết lãi lên đến 30%/tháng, Bảo hiểm 100% vốn đầu tư… là những lời mời gọi đầy hoa mỹ của các sàn đầu tư tiền ảo, giao dịch ngoại hối ( Forex) tại Việt Nam.
Các nhóm này đã đưa ra miếng mồi câu là khoản lợi nhuận khổng lồ để lôi kéo nhà đầu tư tham gia.
Hiện nay, trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, người dùng không khó để bắt gặp hàng loạt hội nhóm đầu tư tiền ảo. Số lượng thành viên của những hội nhóm này cũng rất đông đảo, từ vài trăm cho tới hàng chục nghìn người, bất chấp những cảnh báo từ cơ quan chức năng về hành vi lừa đảo.
Công an khám xét trụ sở sàn giao dịch ngoại hối Hitoption tại Hà Nội.
Vài tháng trở lại đây, hàng loạt cái tên, như Coolcat, Busstrade, FXTradingMarkets, GardenBO, Hitoption…, đã liên tục “bốc hơi”, kéo theo nước mắt của không ít nhà đầu tư “tay mơ”.
Cách thức “lùa gà” quen thuộc của những hội nhóm này là liên tục mời gọi người chơi mới rót tiền đầu tư. Nếu người chơi đồng ý, ngay lập tức, họ sẽ được đưa vào các hội nhóm bí mật trên Zalo hay Telegram để trao đổi, hướng dẫn “kiến thức” và nạp tiền.
“Các hội nhóm trên Facebook được lập ra với mục đích chỉ để tuyển chọn “con mồi”. Sau đó, họ sẽ cho chúng tôi vào các hội nhóm trên Zalo để hướng dẫn tải ứng dụng, nạp tiền. Khi sàn sập, ứng dụng biến mất, họ chỉ cần thực hiện một thao tác nhỏ là đóng hay xóa toàn bộ nhóm”, một người từng bị ứng dụng Pchome lừa đảo cho biết.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư sẽ liên tục nhận được những hứa hẹn ngon ngọt về lợi nhuận khủng. Thậm chí, ngay cả trong trường hợp nhà đầu tư không có kiến thức về tài chính hay tiền ảo, các sàn này sẽ có đội nhóm để hỗ trợ, hướng dẫn tận tay.
Đơn cử như trường hợp của Busstrade, các nhà đầu tư chỉ cần bấm lệnh theo “thầy”. “Thầy” ở đây được giới thiệu là những người trong đội ngũ của Busstrade. Hàng ngày, họ sẽ lên các ứng dụng như Facebook, Zalo để phổ cập kiến thức, kêu gọi nhà đầu tư nạp tiền.
Chưa dừng lại ở đó, để tăng thêm “uy tín”, những hội nhóm này còn có sẵn một hệ thống cò mồi. Công việc hàng ngày của những đối tượng này là khoe tiền, khoe đầu tư thành công, chia sẻ kinh nghiệm đầu tư hiệu quả. Khi nhận thấy nhà đầu tư băn khoăn, lo lắng về ứng dụng, họ sẽ lập tức trấn an để người chơi tiếp tục rót vốn.
Trao đổi với Dân trí, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, cho rằng thời gian đầu, các sàn giao dịch đều cho nhà đầu tư hưởng lãi, rút tiền đúng như hứa hẹn để làm tăng độ tin tưởng, lôi kéo người mới vào tham gia.
Khi họ gom đủ tiền, đủ số lượng người gia nhập thì sẽ làm một mẻ lưới lớn hốt trọn, đánh sập sàn và cuỗm tiền bỏ trốn. Đây là một chiêu thức “bình cũ, rượu cũ” mà nhiều sàn áp dụng nhưng người chơi vẫn sập bẫy như thường.
Việc kinh doanh tiền ảo, sàn tiền ảo ở Việt Nam hiện nay là bất hợp pháp.
“Để tạo sự hưng phấn, cảm giác chưa đầu tư mà đã chiến thắng cho người chơi, các chương trình, hội thảo của sàn đều được tổ chức ở các khách sạn 5 sao khua chiêng, gõ trống, hò hét, nhảy múa tưng bừng. Những người không tỉnh táo hay dễ bị kích động sẽ rất dễ đưa ra quyết định đầu tư sai lầm”, ông Hiếu nói.
Ngoài ra, ông Hiếu còn cho rằng một nguyên nhân khác khiến các sàn giao dịch tiền ảo, Forex nở rộ, phát triển là đến từ lòng tham và sự mù quáng của người chơi. Nguy hiểm hơn là nhà đầu tư mang tâm lý của người đánh bạc, khi nghĩ rằng, bỏ ra một đồng sẽ thu về 200 đồng, 300 đồng.
“Các sàn giao dịch này không khác gì một canh bạc. vì người chơi hiểu rõ, đầu tư vào đây là rủi ro. Tuy nhiên, họ lại chấp nhận rủi ro, mạo hiểm để mong thu về gấp 2, gấp 3 lần giá trị bỏ ra. Đặc biệt, khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều người lao động bị mất việc, thu nhập bị giảm sút, cho nên, nhiều người có tâm lý muốn làm giàu nhanh, mong may mắn xuất hiện”, ông Hiếu nhận định.
Thêm một người dùng Vietinbank bị lừa mất 7,5 triệu đồng
Chiêu trò lừa đảo này đã xuất hiện tại Việt Nam trong hơn nửa năm qua nhưng vẫn không ít người dùng bất cẩn và mắc bẫy của kẻ gian.
"Sáng 5/7, tôi nhận được tin nhắn từ hệ thống của Vietinbank thông báo rằng tài khoản ngân hàng của tôi đã bị khóa. Tin nhắn này cũng đi kèm một đường link liên kết và yêu cầu tôi truy cập để xác thực tài khoản. Tuy nhiên, sau khi làm theo những hướng dẫn này, tài khoản ngân hàng của tôi đã bị trừ khoản tiền hơn 7,5 triệu đồng", anh Vũ Hoàng (tên nhân vật đã được thay đổi), sống tại Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ với PV.
Anh Hoàng nói thêm rằng tin nhắn này xuất hiện bên trong luồng tin cùng với các nội dung trước đó của Vietinbank, vì thế anh đã không có sự đề phòng và làm theo. Hiện tại, anh cho biết bản thân đã liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ.
Nội dung tin nhắn lừa đảo được gửi tới người dùng.
Cũng trong chiều 5/7, trên trang web chính thức của Vietinbank, ngân hàng này đã đưa ra cảnh báo với người dùng về tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản liên tục diễn ra trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, Vietinbank cũng thống kê hàng loạt trang web giả mạo từng được các đối tượng lừa đảo sử dụng.
Ngoài ra, Vietinbank cho biết rằng ngân hàng này không yêu cầu khách hàng cung cấp user, mật khẩu trong bất kỳ tình huống nào dưới bất kỳ hình thức nào (gọi điện, nhắn tin, chat hoặc email).
"Khách hàng không mở email được gửi từ những địa chỉ email lạ và cảnh giác với những email chứa các nội dung liên quan đến Covid-19. Khách hàng không truy cập, không cung cấp thông tin ngân hàng điện tử (tên đăng nhập, mật khẩu, OTP) hoặc thẻ vào đường link lạ được đính kèm trong email. Khách hàng cần xem kỹ mục đích sử dụng của mã OTP được đề cập trong tin nhắn trước khi nhập thông tin", Vietinbank thông báo với khách hàng.
Trên thực tế, chiêu trò lừa đảo này không hề mới và đã xuất hiện tại Việt Nam hơn nửa năm nay. Trước Vietinbank, một số khách hàng của Vietcombank, TPbank, ACB, Sacombank cũng đã phản ánh về tình trạng tương tự.
Theo đó, các nhóm tội phạm mạng sẽ mạo danh brandname (thương hiệu) của nhà mạng, ngân hàng hay thậm chí là nhà sản xuất thiết bị như Apple để gửi tin nhắn lừa đảo.
Những tin nhắn này thường sẽ chứa nội dung cảnh báo người dùng về tình trạng tài khoản cá nhân của họ bị đăng nhập trái phép. Để kiểm tra tình trạng tài khoản, khách hàng cần phải đăng nhập vào một đường link gửi kèm.
Ngân hàng Vietinbank thống kê một số đường link giả mạo từng được các đối tượng lừa đảo sử dụng.
Tất nhiên, thông tin này hoàn toàn là giả mạo. Không hề có chuyện tài khoản của người dùng bị tấn công. Nói cách khác, đây chỉ là một thông báo giả, nhằm khiến "con mồi" hoang mang, đánh mất sự tỉnh táo.
Khi đã rơi vào tình trạng bối rối, người dùng sẽ rất dễ bị đánh lừa. Sau khi truy cập vào đường dẫn trong tin nhắn, người dùng sẽ được đưa đến một trang web giả mạo nhưng có giao diện gần giống với trang chủ tương ứng theo brandname mà đối tượng lừa đảo sử dụng.
Một khi người dùng đăng nhập tài khoản cá nhân vào các trang web giả mạo này, đồng nghĩa với việc chúng ta đã "giao nộp" toàn bộ thông tin cho kẻ xấu.
Hiếu PC và Điện lực Việt Nam lên tiếng cảnh báo chiêu trò lừa đảo, mạo danh đòi tiền điện đang diễn ra rầm rộ! Các đối tượng đã lợi dụng lòng tin của khách hàng với công ty Điện lực để lừa đảo. Mới đây, trên trang Facebook có tick xanh của công ty Điện lực Việt Nam đã đăng bài cảnh báo tình trạng mạo danh công ty điện lực thông báo nợ tiền điện và lừa đảo khách hàng dùng điện. Cụ thể, có nhiều...