“Miếng bánh” trái phiếu to dần, cuộc đua thêm gay cấn
Sân chơi trái phiếu doanh nghiệp rộng mở và thêm phần hấp dẫn nên các công ty chứng khoán đẩy mạnh hoạt động môi giới trái phiếu, khiến thị phần của một công ty vốn giữ vị thế “độc tôn” sụt giảm.
Ảnh Shutterstock.
Những năm gần đây, Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) luôn giữ vị thế “độc tôn” trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi chiếm tới hơn 80% thị phần môi giới trái phiếu trên sàn HOSE.
Tuy nhiên, quý II/2020, thị phần môi giới trái phiếu của TCBS giảm mạnh từ mức hơn 82% trong quý I xuống 53,99%.
Con số này vẫn cách biệt lớn so với vị trí thứ hai thuộc về Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS), chiếm 10,89% thị phần, nhưng là sự tụt dốc so với chính bản thân TCBS. Trong khi đó, ngoài TPS thì một số công ty chứng khoán khác đang tích cực gia tăng thị phần như PHS, KBSV…
Thị trường mở rộng
Tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong quý II/2020 là 122.300 tỷ đồng, tăng 69,7% so với cùng kỳ; lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 171.500 tỷ đồng, tăng 61,3% so với cùng kỳ, bỏ xa mức tăng trưởng 37% trong năm 2019. Trong đó, 94,2% là phát hành riêng lẻ của 133 doanh nghiệp và được chia thành 826 đợt; chỉ có 5,8% (10.000 tỷ đồng) của Tập đoàn Masan là phát hành ra công chúng.
Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng khoảng 15,6% so với cuối năm 2019, lên mức 791.000 tỷ đồng, tương đương 12,9% GDP.
Việt Nam cùng với Trung Quốc, Malaysia là những nước châu Á có thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhất.
Video đang HOT
Hiện tại, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tính trên GDP của Việt Nam đã bỏ xa Indonesia, vượt qua Philippines, nhưng vẫn còn cách khá xa mức 23% GDP của Thái Lan; 33 – 35% GDP của Trung Quốc, Singapore; 50,9% GDP của Malaysia và 80% GDP của Hàn Quốc (theo ADB).
Đáng chú ý, nhà đầu tư cá nhân ngày càng quan tâm tới thị trường trái phiếu. Trong quý II/2020, nhà đầu tư cá nhân mua 13.300 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp, tăng 38% so với quý I.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, khối nhà đầu tư này mua 23.000 tỷ đồng – tương đương 13,4% tổng lượng phát hành toàn thị trường và bằng 79% lượng mua của nhà đầu tư cá nhân cả năm 2019.
Sự bùng nổ của thị trường trái phiếu tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với các công ty chứng khoán. Theo đó, nhiều công ty định hướng tìm kiếm các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, tiến hành mua với khối lượng lớn từ đợt phát hành và phân phối cho nhà đầu tư cá nhân.
Nhờ việc tập trung vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong những năm vừa qua và nắm thị phần lớn, TCBS đã vươn lên dẫn đầu về lợi nhuận trong khối công ty chứng khoán.
Đây cũng là lý do khiến các công ty còn lại không thể bỏ qua “miếng bánh” tại thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thâm nhập sâu hơn vào thị trường.
Thêm nhiều “ông lớn” chen chân
Nhờ sớm tập trung vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp, TCBS đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và có các khách hàng lớn như Masan, Vingroup…
Nếu như trước kia, các công ty chứng khoán khác khó “xí phần” bởi quy mô thị trường nhỏ, lượng doanh nghiệp phát hành ít thì hiện tại, tình hình đã thay đổi. Sân chơi rộng hơn giúp các doanh nghiệp đến sau vẫn có khả năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Gần đây, một số công ty chứng khoán có động thái đẩy mạnh hoạt động tại thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Chẳng hạn, những “ông lớn” về thị phần cổ phiếu cũng tung ra sản phẩm bán lẻ trái phiếu như Sbonds của Chứng khoán SSI, ActiveBond của Chứng khoán TP.HCM (HSC), Dbond của Chứng khoán VNDIRECT…
Quý I ở ngoài Top 10 về thị phần môi giới trái phiếu, nhưng TPS và PHS đã lọt vào Top 3 trong quý II.
Một làn gió mới trên thị trường là TPS tham gia vào hệ sinh thái của Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) kể từ tháng 4/2019 và đẩy mạnh hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cung cấp sản phẩm trái phiếu cho nhà đầu tư cá nhân.
Trong quý II/2020, TPS đã vươn lên vị trí thứ hai về thị phần môi giới trái phiếu với 10,89%, dù quý I còn chưa có mặt trong bảng xếp hạng Top 10 thị phần.
Một công ty chứng khoán khác có cú bứt tốc ấn tượng là Chứng khoán Phú Hưng (PHS), với vị trí thứ ba về thị phần môi giới trái phiếu trong quý II/2020 (10,03%). Trước đó, PHS chưa góp mặt trong Top 10 thị phần quý I.
Doanh nghiệp chạy nước rút phát hành trái phiếu
Giới phân tích cho rằng, sự tăng trưởng của thị trường TPDN trong thời gian ngắn vừa qua đến từ việc doanh nghiệp "tranh thủ" phát hành trái phiếu trước khi Nghị định số 81 có hiệu lực từ ngày 1/9/2020.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động trong quý II, đặc biệt trong tháng 6, tháng 7 và tháng 8 là do thông tin Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP (Nghị định 81) về việc "Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 163/2018/NĐ-CP (Nghị định 163) quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp".
Theo thống kê, tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành trong quý 2-2020 là 122,3 nghìn tỷ đồng, tăng 69,7% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, riêng tháng 5 và tháng 6, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành thành công lên đến 106,8 nghìn tỷ đồng (tăng 72,6% so với cùng kỳ). Lũy kế 6 tháng đầu năm là 171,5 nghìn tỷ đồng, tăng 61,3% so cùng kỳ.
Trong đó, bất động sản và ngân hàng chiếm gần 70% tổng lượng phát hành trong 6 tháng đầu năm (bất động sản 41,8%; ngân hàng 27,6%).
Công ty cổ phần Chứng khoán SSI đưa ra nhận định, Việt Nam là một trong 3 nước có thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhất châu Á trong 6 tháng đầu năm 2020.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) thì dự báo thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể vẫn tăng nóng trong quý 3 nhưng sẽ hạ nhiệt trong quý 4.
Trong đó, việc siết chặt quy định phát hành TPDN kể từ 1/9 theo Nghị định 81 khiến các doanh nghiệp phải tăng tốc phát hành trái phiếu trong quý 2 nhằm kịp huy động vốn trước khi các điều kiện phát hành bị siết.
Giới phân tích cho rằng, sự tăng trưởng của thị trường TPDN trong thời gian ngắn vừa qua đến từ việc doanh nghiệp "tranh thủ" phát hành trái phiếu trước khi Nghị định số 81 có hiệu lực từ ngày 1/9/2020.
Thời gian qua, thị trường TPDN riêng lẻ cũng đã xuất hiện những méo mó khi có hiện tượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng lớn gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu, liên tục huy động thông qua chia nhỏ thành nhiều đợt phát hành và tăng mức lãi suất để thu hút nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ.
Chuyên gia kinh tế TS Cấn Văn Lực nói: "Rõ ràng là thị trường TPDN cũng đang tiềm ẩn rủi ro".
Nghị định số 81/2020/NĐ-CP được ban hành ngày 10/7/2020 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163 (2018) đối với trường hợp phát hành TPDN riêng lẻ theo hướng chặt chẽ, thận trọng hơn nhằm lành mạnh hóa, kiểm soát rủi ro thị trường.
Theo Nghị định 81 điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian tới sẽ được thắt chặt hơn. Cụ thể mức dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành (bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không được vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu, theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trước đó, dự thảo của Bộ Tài chính đưa ra con số giới hạn là 3 lần. Đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 6 tháng, mỗi doanh nghiệp chỉ có thể phát hành 1-2 đợt mỗi năm.
Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính - Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, các cơ quan quản lý đang từng bước điều tiết và uốn nắn để kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp đi vào nề nếp, quy củ và có sự an toàn trong tương lai.
Công ty sở hữu hệ thống Vinmart, Vinmart+ lỗ ròng 1.787,5 tỷ đồng Masan hiện sở hữu chi phối doanh nghiệp này. Kết quả kinh doanh thua lỗ trong giai đoạn tập trung mở rộng đầu tư cũng từng được Chủ tịch HĐQT Masan đề cập trong quý trước. Hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart Vincommerce là đơn vị điều hành hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart và hiện là một trong các công...