Miền Trung – Tây Nguyên: Giảm gần 8.000ha lúa do hạn nặng
Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị sơ kết sản xuất vụ Hè Thu, vụ mùa 2013, triển khai sản xuất vụ Đông Xuân 2013 – 2014 các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Đà Nẵng ngày 8/10.
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, với những khác biệt đất đai canh tác, đặc điểm khí tượng thuỷ văn và hầu hết diện tích sản xuất lúa đều tuỳ thuộc vào khả năng tưới, điều tiết từ các hồ chứa thuỷ lợi nên sản xuất lúa ở khu vực MT-TN đứng trước những diễn biến khó lường và khó khăn trong công tác bố trí thời vụ cũng như cơ cấu giống.
Hội nghị sơ kết sản xuất vụ Hè Thu, vụ mùa 2013, triển khai sản xuất vụ Đông Xuân 2013 – 2014 các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Đà Nẵng ngày 8/10 (Ảnh: HC)
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hoà, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho hay, khó khăn lớn nhất và xuyên suốt từ vụ Đông Xuân đến vụ Hè Thu năm 2013 ở miền Trung – Tây Nguyên (MT-TN) là hạn hán xảy ra trên diện rộng; thậm chí khô hạn diễn ra cả trong mùa mưa ở các tỉnh miền Trung.
Video đang HOT
Mùa mưa năm 2012, các tỉnh MT-TN ít xảy ra bão lụt; lượng mưa trong các tháng 10, 11 cao điểm của mùa mưa thấp hơn trung bình nhiều năm, tháng 12/2012 và tháng 1/2013 lượng mưa hầu như không đáng kể. Mùa mưa 2012 ở TN chấm dứt sớm vào nửa cuối tháng 10. Vì vậy từ đầu vụ Đông Xuân 2013 đã xuất hiện khô hạn trên toàn vùng MT-TN, hầu hết các hồ, đập lượng nước chỉ đạt khoảng 50 – 70% dung tích thiết kế, một số nơi ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định chỉ đạt khoảng 20 – 40%…
Do hạn hán nặng đã khiến tổng diện tích sản xuất lúa cả năm chỉ đạt gần 605 ngàn ha, giảm gần 8.000 ha so với năm ngoái. Ở vùng duyên hải Nam Trung bộ, vụ Hè Thu, vụ mùa bị thiếu nước tưới nên diện tích và năng suất giảm, khiến diện tích lúa cả năm 2013 giảm hơn 11,3 ngàn ha, sản lượng giảm 30 ngàn tấn. Năng suất lúa vụ Đông Xuân ở TN cũng giảm 1,4 tạ/ha do hạn nặng…
Trước tình hình đó, theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, các tỉnh MT-TN đã rất chủ động thực hiện nhiều sáng kiến, kinh nghiệm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách linh hoạt, hiệu quả, xiết lại lịch thời vụ chặt chẽ hơn, chỗ nào bất khả kháng thì kiên quyết không tiếp tục sản xuất lúa, thậm chí để đất không nhằm tránh thiệt hại, rủi ro… Nhờ vậy mà sản lượng lúa toàn vùng MT – TN năm 2013 ước đạt 3,26 triệu tấn, tăng 1,39 ngàn tấn so với năm 2012.
Do hạn hán nặng nề nên năm 2013, khu vực MT-TN đã có gần 8.000ha lúa không sản xuất được (Ảnh: HC)
Theo thông tin do Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NN-PTNT) cung cấp tại hội nghị cho kế hoạch tưới phục vụ sản xuất vụ Đông – Xuân 2013 – 2014 vùng duyên hải Nam Trung bộ và TN, tính đến ngày 3/10/2013, lượng mưa tại các tỉnh Nam Trung bộ hầu hết đạt từ 50% lượng mưa trung bình nhiều năm (tính chung cả năm), phổ biến đạt 60 – 70%, có nơi đã vượt trên 100% như Trà My 2.776mm (vượt 243mm), Phú Quý 1.236mm (vượt 19mm).
Các tỉnh TN hầu hết lượng mưa đã lớn hơn lượng mưa trung bình nhiều năm (tính chung cả năm). Điển hình như Kon Tum 2.053mm (vượt 248mm), Ban Mê Thuột 2.189mm (vượt 123mm), Đà Lạt 1.781mm (vượt 50mm)… Tuy nhiên cá biệt ở khu vực MT-TN vẫn có nơi lượng mưa không đạt so với mức trung bình nhiều năm như Đà Nẵng, lượng mưa mới đạt 1.437mm (đạt 37% mức trung bình nhiều năm của cả năm và đạt 56% mức trung bình nhiều năm của 9 tháng đầu năm).
Hiện các hồ chứa thuỷ lợi ở khu vực TN đang có mức trữ nước tương đối cao, hấu hết đã trữ đầy nước. Trong khi đó, việc trữ nước tại các hồ chứa thuỷ lợi vừa và lớn ở khu vực duyên hải Nam Trung bộ mới đạt dung tích bình quân 40 – 60% dung tích thiết kế. Các hồ đã đạt mức nước trữ cao là Khe Tân (100%), Hóc Răm (79%), Suối Trầu (100%) song cũng có những đang ở mực nước rất thấp như Núi Một (2%), Hội Sơn (17%), Đồng Tròn (4%), Sông Trâu (13%)…
Vì vậy, Tổng cục Thuỷ lợi tiếp tục khuyến cáo các tỉnh MT-TN rà soát, cập nhật bổ sung phương án phòng chống hạn để đảm bảo nước tưới cho vụ Đông Xuân 2013 – 2014, trong đó phải dự trù kinh phí phòng chống hạn, chú trọng bảo đảm nước sinh hoạt. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước để điều chỉnh cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt cho nhân dân, nhất là trong trường hợp nguồn nước có nguy cơ bị thiếu hụt. Đồng thời tăng cường áp dụng các biện pháp và công nghệ tiết kiệm tưới, đặc biệt là tưới cho các cây trồng có giá trị kinh tế cao.
HẢI CHÂU
Theo infonet
Khẩn trương kiện toàn tổ chức thanh tra xây dựng
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi vừa có ý kiến về hoạt động của thanh tra xây dựng (TTXD) Hà Nội.
Theo đó, TP giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức, hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng và Quy chế phối hợp hoạt động giữa Thanh tra Sở Xây dựng, UBND các huyện và UBND cấp xã trong việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
Việc nghiên cứu, xây dựng Đề án và Quy chế phải được tiến hành đồng thời, bảo đảm sự gắn bó chặt chẽ giữa cơ cấu tổ chức, hoạt động của TTXD với hoạt động phối hợp giữa Thanh tra Sở Xây dựng, UBND các huyện và UBND cấp xã trong việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
Theo Nghị định số 23/2013/NĐ-CP, từ ngày 15-5-2013, sẽ chấm dứt việc thí điểm thành lập TTXD quận, huyện và TTXD xã, phường, thị trấn tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Theo ANTD
Cấp phép xây dựng phải thông thoáng Ngày 26-9, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Luật Xây dựng (sửa đổi). Theo đó, các ý kiến cho rằng, việc quy định chặt chẽ hơn về cấp phép xây dựng là cần thiết, song cũng cần đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân...