Miền Trung – Tây Nguyên có cầu kính công nghệ 7D đầu tiên
Cầu kính Ngàn Thông toạ lạc trong khu du lịch Thung lũng tình yêu (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với chiều dài 325m, khổ cầu rộng 3m, mặt cầu là kính cường lực công nghệ 7D đầu tiên tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Ngày 19/8, Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality, thành viên Tập đoàn TTC) tổ chức Lễ khánh thành Cầu kính Ngàn Thông. Trước đó, tháng 4/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng và Bộ VH-TT&DL thống nhất chủ trương hoàn thiện xây dựng Cầu kính.
Cầu kính Ngàn Thông – cầu kính đầu tiên từ Miền Trung trở vào. |
Cầu kính Ngàn Thông là cầu treo dây võng với chiều dài toàn cầu là 325m, khổ cầu rộng 3m, mặt cầu là kính cường lực công nghệ 7D mang đến những hiệu ứng đặc biệt cho du khách và vẫn đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế, an toàn tải trọng và yếu tố thẩm mỹ.
Theo đại diện khu du lịch, cầu kính có thể đón cùng lúc hơn 200 người lớn, du đi khách tham quan 1 chiều trên cầu kính, vào từ hướng Đồi Mộng Mơ và đi ra Thung lũng Tình yêu. Đặc biệt, du khách không bị giới hạn thời gian tham quan trên cầu kính.
Điểm đặc biệt của Cầu kính Ngàn Thông tại Thung lũng Tình yêu chính là nối Đồi Mộng Mơ và Thung lũng Tình yêu – điểm đến sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hữu tình nhất nhì tại Đà Lạt. Khi trải nghiệm Cầu kính 7D, du khách không những cảm nhận được từng bước đi giữa không gian sâu và rộng mà còn cảm nhận được sự lãng mạn khi dưới chân mình là ngàn thông reo, mặt hồ Đa Thiện bảng lảng sương và những ngọn đồi núi giăng mây…
Video đang HOT
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Phạm S phát biểu. |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Phạm S ghi nhận sự nỗ lực của Tập đoàn TTC trong việc hoàn thiện công trình cầu kính, tạo thêm sản phẩm du lịch cho địa phương. Ông Phạm S nhấn mạnh địa phương đang tích cực triển khai các dự án du lịch, giao thông để phát triển kinh tế – xã hội.
Theo lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, dù trên thế giới đã có nhiều nhưng tại Việt Nam còn hạn chế cầu kính, do đó khu du lịch cần quan tâm đến một số nội dung sau: Trước tiên, cần đẩy mạnh truyền thông hơn nữa, tập trung giới thiệu những khác biệt của cầu kính như là cầu kính đại diện cho 5 vùng kinh tế từ miền Trung trở vào, có độ cao 90 so với mặt đất, cao 1500m so với mực nước biển, cầu kính đi qua rừng thông, cầu công nghệ 7D…
|
Tiếp đó, đơn vị cần chú trọng vận hành cầu kính an toàn vì cầu kính là sản phẩm mới, đa số du khách lên Lâm Đồng sống ở miền sông nước, sợ độ cao…Cùng với đó, cần tổ chức các dịch vụ đi kèm để đáp ứng nhu cầu du khách…
Bà Huỳnh Bích Ngọc – Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Giám đốc Tập đoàn TTC chia sẻ tâm huyết của doanh nghiệp vào sản phẩm cầu kính. |
Bà Huỳnh Bích Ngọc – Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Giám đốc Tập đoàn TTC cho biết: Cầu kính đi vào hoạt động không chỉ mang đến một công trình hạ tầng mới, mà còn là một biểu tượng của sự phát triển công nghệ, khát vọng sáng tạo và phấn đấu không ngừng của Tập đoàn TTC đối với lĩnh vực du lịch.
Bà Ngọc tự hào rằng cầu kính là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, công trình giàu tâm huyết của TTC và hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch địa phương, mang lại những giá trị bền vững cho TP Đà Lạt và truyền cảm hứng cho Tập đoàn TTC tiếp tục thực hiện những dự án và công trình tiếp theo.
|
Những du khách đầu tiên trải nghiệm cầu kính Ngàn Thông |
Việt Nam hiện có 3 cầu kính đều tập trung tại các khu du lịch ở vùng Tây Bắc. Vì vậy, Cầu kính Ngàn Thông tại Thung lũng Tình yêu sẽ là cầu kính đầu tiên tính từ miền Trung trở vào, rất thuận tiện cho du khách khu vực phía Nam và Tây Nguyên trải nghiệm.
Dã ngoại suối Ba Li - Khánh Hoà
Cách trung tâm TP. Nha Trang khoảng 30km về phía Nam, suối Ba Li nằm trên địa bàn 2 xã Cam Tân và Cam Hòa, huyện Cam Lâm (trước kia thuộc thị xã Cam Ranh).
Suối Ba Li bắt nguồn từ núi Chiến, là một trong hệ thống các suối Tranh, suối Thượng (núi Chà Pau), suối Rích, suối Cóc (núi Nhọn)... đổ nước về hồ chứa nước Cam Ranh. Người dân địa phương gọi tên hồ này theo tên con suối gần nó nhất là hồ Ba Li. Đây là một trong những hồ chứa nước lớn của miền Trung và Tây Nguyên. Trước khi có hồ chứa nước này, toàn bộ các suối trên đổ về sông rồi chảy vào đầm Thủy Triều, Cam Ranh.
Hồ Ba Li được xây dựng năm 1993 và hoàn tất năm 1997. Với diện tích lưu vực 59,4km2, đập cao 23,2m, hồ chứa 22,1 triệu m3 nước, cấp nước sinh hoạt cho 70.000 hộ dân và năng lực tưới tiêu theo thiết kế là 2.300 ha. Huyện Cam Lâm và thị xã Cam Ranh là vùng bán sơn địa, trên địa bàn hầu như ít có sông suối nào chảy qua nên toàn bộ điều kiện tưới tiêu phụ thuộc vào hồ chứa nước, nguồn nước từ các suối đổ về.
Suối Ba Li là điểm du lịch nổi tiếng của huyện Cam Lâm. So với các suối khác, đây là nơi thuận tiện đi lại, vui chơi cắm trại và vẫn còn tương đối hoang sơ nên đảm bảo được yêu cầu sinh thái, nghỉ ngơi, dã ngoại...
Có nhiều đường đi đến suối Ba Li. Từ trung tâm TP.Nha Trang theo đường 23/10, đi thẳng Quốc lộ 1A, đến địa phận huyện Cam Lâm, qua đường nhíp khoảng 1 km, có tấm bảng lớn chỉ đường vào Làng xã hội Cam Tân. Rẽ theo đường này đi khoảng 3km là đến suối Ba Li. Đường vào suối được láng nhựa, qua làng mạc, ruộng đồng, cảnh thôn quê đẹp, thanh bình, yên ả. Gần đến khu vực suối sẽ thấy hồ Ba Li. Không khí bắt đầu mát mẻ có lẽ do mặt thoáng của hồ rộng chăng? Từ đập tràn, mặt nước xanh mênh mông, lấp lánh, nhìn ngút mắt. Con đường chạy dài dọc theo hồ đi lên suối. Bên kia hồ là cánh rừng dày đặc, xanh um. Càng đi lên, không khí càng dịu. Vào địa điểm gửi xe máy, khách bắt đầu thả bộ xuống đập tràn, từ đây có nhiều con đường mòn rẽ nhánh lên suối. Đi theo những con đường mòn này vào rừng, chưa đến một cây số là có nơi để cắm trại.
Cái khác biệt của suối Ba Li so với nhiều suối khác đã đưa vào khai thác du lịch là dòng suối này có nhiều đường nhánh rẽ, do đó muốn qua bờ bên kia để cắm trại, khách phải lội qua các dòng nước này. Điểm đặc biệt nữa mà ở những nơi khác không thấy là ở đây có nhiều bãi cát (dạng bãi bồi) cho khách cắm trại, gần sát với mặt nước, tạo cho khách cảm giác giống như cắm trại bên bờ sông mà lại nghe tiếng nước đổ từ trên cao xuống.
Chọn một bãi cát bên kia suối, khách bắt đầu xắn quần lội qua. Tuy khoảng cách chỉ có 2m nhưng rất khó qua vì đá có nhiều rêu, dễ trơn trợt. Tuy nhiên, nước bên dưới không sâu lắm, chỉ đến quá đầu gối một chút. Chịu ướt thì qua cái một, còn không thì nhón nhén trên đá cho đồng đội kéo qua.
Bên kia "bãi bồi", dưới một tán cây to, bóng nắng hầu như chỉ xuyên qua lốm đốm. Nắng nhẹ và nhạt nên không sợ "cháy" da. Trải tấm bạt, đội hậu cần bắt đầu chuẩn bị. Gà làm sẵn, lấy gia vị ra ướp. Một nhóm khác đi kiếm củi khô. Trong chốc lát một con gà được nằm trên giàn nướng. Bếp ga mini nấu nồi lẩu gà lá... me hái trong rừng. Đồ ăn nguội mang theo... Thế là có bữa trưa đơn giản mà ngon!
Ăn xong, du khách có thể nằm lơ mơ trên đá một chút, hoặc thơ thẩn đâu đó xong tắm suối, chơi trò chơi, hay thám hiểm rừng... Rừng ở đây có một loài hoa màu trắng nhỏ xíu, mọc thành từng vạt, lấp lánh trong nắng, rất đẹp! Thậm chí bạn chỉ cần nằm trên một tảng đá và ngắm mây trời, nghe tiếng suối róc rách, tiếng chim hót bên tai... cũng đã là một sự thư giãn tuyệt vời!
Hãy thử vui chơi suối Ba Li vào một ngày cuối tuần để tận hưởng những gì thiên nhiên ban tặng cho con người!
Để Prenn xứng danh đệ nhất đường đèo ở Đà Lạt Có nhiều đường đèo kết nối các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và miền Đông Nam Bộ với phố núi Đà Lạt nhưng ấn tượng nhất là đèo Prenn. Đèo Prenn thơ mộng rợp bóng thông UBND TP Đà Lạt vừa có văn bản giao các phòng ban liên quan triển khai giải pháp bảo vệ môi trường, phủ xanh những khoảnh đất...