Miền Trung khẩn trương khôi phục sản xuất sau lũ
Cuối tuần qua tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam), Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị khôi phục sản xuất sau lũ tại các tỉnh miền Trung. Lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo lãnh đạo các tỉnh tập trung hỗ trợ nhân dân ổn định sản xuất và đời sống.
Theo số liệu thống kê của 13 tỉnh, thành miền Trung (từ Nghệ An đến Bình Thuận), các đợt mưa lũ từ giữa tháng 10 đến nay đã làm 129 người chết và mất tích, 117 người bị thương, gần 4.000 ngôi nhà bị hư hại, hơn 60.000ha lúa mạ và 45.500ha hoa màu bị ngập hư hại…
Bộ NN&PTNT làm việc với các tỉnh, thành miền Trung để khôi phục sản xuất sau lũ
Tổng thiệt hại ước tính gần 9.300 tỷ đồng, nâng tổng thiệt hại do thiên tai gây ra từ đầu năm 2016 đến nay làm 253 người chết và mất tích, ước tính thiệt hại về kinh tế gần 39.000 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD).
Theo Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT), trong các đợt mưa lũ vừa qua (tính đến ngày 23/12/2016), tại các tỉnh, thành miền Trung đã có khoảng 95.346,5 ha cây trồng bị thiệt hại; trong đó lúa 53.913,9ha, cây rau màu 28.469,9 ha, cây công nghiệp và cây ăn quả 4.079,2 ha, cây hằng năm 8.883,5 ha và 1.846.598 chậu hoa cảnh.
Trước thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã có tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ các tỉnh miền Trung hơn 1.500 tấn lúa giống, 262 tấn ngô giống, 28 tấn rau giống; tạm ứng 35 tỷ đồng cho các địa phương để mua lượng giống còn thiếu; 105 tấn Clorine, 100.000 lít Bencocid, Han-Iodine, Vetvaco-Icodine và 210.000 liều vắc-xin các loại để khắc phục hậu quả mưa lũ.
Nhiều diện tích rau bà con trồng phục vụ Tết đã bị hư hại hoàn toàn
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, mưa lũ lớn kéo dài vào thời gian cuối năm đã gây thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông và thủy lợi; phạm vi thiệt hại do mưa lũ rất rộng, bao gồm các tỉnh miền Trung từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Thuận và phía Bắc Tây Nguyên.
Video đang HOT
Do bị thiệt hại nhiều, nhu cầu hỗ trợ về giống cây trồng rất lớn, trong khi đã vào thời điểm cuối năm nên dự trữ giống cây trồng quốc gia đã cạn. Đặc biệt, mưa lũ đã làm thiệt hại sản xuất cây trồng tại các tỉnh Trung bộ ước hơn 95.000ha, trong đó lúa là gần 54.000ha, cây rau màu 28.400ha…
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh lưu ý, thiệt hại do mưa lũ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân tại các tỉnh, thành miền Trung. Đặc biệt, vụ sản xuất Đông Xuân luôn là vụ sản xuất chính trong năm đã bị chậm tiến độ gieo trồng, nhiều diện tích bị bùn, cát bồi lấp; hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng bị mưa lũ làm hư hỏng phải tốn nhiều thời gian và tiền của, công sức mới khôi phục được.
Đu đủ của bà con nông dân thôn Bàu Tròn, xã Đại An, huyện Đại Lộc, Quảng Nam bị hư hại nặng
Trong khi đó, vụ hoa màu phục vụ Tết sắp tới của nhân dân miền Trung đã bị thiệt hại, có nơi bị thiệt hại hoàn toàn… Đây là vụ sản xuất chủ yếu cho thu nhập của người dân trong dịp Tết, vì vậy, nhiều hộ dân tại miền Trung sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong dịp Tết này.
Để giúp nhân dân miền Trung ổn định sản xuất và đời sống, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng như các cơ quan, đơn vị chức năng trực thuộc Bộ lắng nghe báo cáo tình hình thiệt hại cũng như phương án khôi phục sản xuất của các địa phương miền Trung để có giải pháp hỗ trợ các địa phương sớm ổn định tình hình sản xuất, đặc biệt là vụ màu phục vụ Tết và vụ sản xuất Đông Xuân tới đây.
Về giải pháp khôi phục sản xuất trong thời gian tới, Cục Trồng trọt đề nghị đối với lúa vụ mùa, trước mắt các địa phương sẽ áp dụng tối đa mọi khả năng, biện pháp như mở cống hạ mức nước trên hệ thống bơm tiêu, sử dụng các máy bơm dầu, bơm điện và bơm thủ công để tiêu nước triệt để trên diện tích lúa và cây màu vụ mùa chưa thu hoạch.
Đồng thời triển khai thu hoạch nhanh số diện tích lúa và cây màu đang trong thời kỳ thu hoạch bị ngã đổ, ngập nước nhằm giảm thiệt hại. Sau thu hoạch, khẩn trương làm đất để xuống giống vụ Đông Xuân kịp thời vụ.
Tại hội nghị, Cục Trồng trọt cũng đưa ra các giải pháp và các khuyến cáo để các địa phương khôi phục sản xuất đối với rau màu, hoa, cây công nghiệp, cây ăn quả.
Công Bính
Theo Dantri
Chỉ 2 đợt mưa lũ, 65 mạng người, trên 7000 tỷ đồng trôi theo dòng nước
Ngày 2/12, chủ trì hội nghị rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ ra một nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nặng nề chỉ sau 2 đợt mưa lũ là do tình trạng chủ quan, thiếu kỹ năng ứng phó thiên tai của người dân và chinh quyên...
Hội nghị diễn ra ngay trong lúc tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp tại miền Trung, đặc biệt là Bình Định và Quảng Ngãi. Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã nhấn mạnh "đây là hội nghị vừa rút kinh nghiệm, vừa chỉ đạo ứng phó trực tiếp".
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các tỉnh miền Trung cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện để sẵn sàng ứng cứu, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tính mạng và tài sản người dân; hỗ trợ kịp thời lương thực, thuốc men, không để bất cứ người dân nào bị đói, thiếu nước sạch; sẵn sàng triển khai các biện pháp khôi phục sản xuất, vệ sinh môi trường ngay khi lũ rút.
Nhiều bài học về ứng phó mưa lũ, thiên tai được rút ra tại hội nghị.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho thấy, chỉ tính riêng trong hai đợt mưa lũ vừa qua tại miền Trung, Tây Nguyên, đã có 65 người chết và mất tích, gần 200.000 ngôi nhà bị ngập, hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt bị sạt lở, chia cắt, ách tắc nhiều đoạn. Tổng thiệt hại vật chất trên 7.000 tỷ đồng.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định mặt được lớn nhất trong ứng phó với đợt mưa lũ vừa qua chính là sự sâu sát của chính quyền các cấp, sự hưởng ứng, vào cuộc của người dân vùng ngập lụt cũng như sự chung tay đóng góp, chia sẻ khó khăn của đồng bào, nhân dân cả nước.
Về những điểm cần rút kinh nghiệm, Phó Thủ tướng cho rằng trước hết là tình trạng chủ quan, thiếu kỹ năng ứng phó của người dân và chinh quyên cơ sở ở một số nơi. "Việc này chúng ta cũng đã nhắc nhiều lần, chỉ đạo nhiều nhưng vẫn cứ xảy ra. Cần nghiêm túc rút kinh nghiệm", Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu.
Cùng với đó, việc vận hành điều tiết, xả lũ, cũng như thông tin về vận hành xả lũ của một số hồ chứa còn bất cập, gây khó khăn cho công tác ứng phó ở hạ du. Nhiều hồ thiếu thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn khu vực thượng lưu dẫn tới bị động trong vận hành; việc phối hợp với chính quyền địa phương trong đưa thông tin xả lũ đến người dân còn hạn chế, gây thiệt hại.
Cũng theo Phó Thủ tướng, công tác khắc phục hậu quả sau thiên tai còn quá chậm, quy trình, thủ tục hỗ trợ rườm rà, chưa kịp thời; nguồn kinh phí hỗ trợ khó khăn, chỉ đáp ứng được phần nhỏ so với yêu cầu của địa phương.
"Ai cũng biết, cũng thấy rõ những điều người dân cần hỗ trợ, nhưng việc triển khai thì chậm, đến khi xong các thủ tục thì đã không cần nữa, kém hiệu quả. Cần phải có một cơ chế phù hợp, đảm bảo đúng quy trình, thủ tục nhưng quan trọng nhất là phải kịp thời, hiệu quả", Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên cần thực hiện thật tốt công tác chuẩn bị theo phương châm 4 tại chỗ, bởi đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả công tác ứng phó, phòng chống mưa bão.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng băn khoăn: "Việc ứng phó mưa lũ chúng ta cũng đã nhắc nhiều lần, chỉ đạo nhiều nhưng vẫn cứ xảy ra?".
Trước mắt, các địa phương tiếp tục tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, nhất là kiểm soát vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên người, vật nuôi; huy động các nguồn lực khôi phục công trình thiết yếu, hỗ trợ nhân dân khôi phục sản xuất sớm ổn định đời sống.
Về lâu dài, Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh công tác quy hoạch, trong đó có rà soát, bổ sung, lập mới quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết vùng, địa phương để ứng phó hiệu quả với mưa lũ, nhất là đẩy nhanh việc xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du các hồ chứa.
Bộ NN&PTNT chỉ đạo bổ sung, cập nhật phương án ứng phó với mưa lũ phù hợp với thực tế; nghiên cứu đánh giá tác động của các hồ thủy điện, thủy lợi, các công trình hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông để đề ra các giải pháp căn cơ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT phối hợp với các địa phương kịp thời rà soát điều chỉnh hoặc kiến nghị cấp thẩm quyền điều chỉnh những tồn tại, bất cập trong quy trình vận hành các hồ chứa, liên hồ chứa. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương khẩn trương rà soát, có biện pháp phù hợp xử lý các công trình giao thông gây cản trở thoát lũ. Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ NN&PTNT và các địa phương tiếp tục triển khai các dự án bô tri, săp xêp lai dân cư vung thương xuyên xay ra thiên tai, đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn chủ trì, rà soát hệ thống các cơ sở, các trạm tìm kiếm cứu nạn để kiến nghị bổ sung, điều chỉnh phù hợp.
P.T
Theo Dantri
Nông dân trắng tay, mất Tết sau cơn lũ muộn Lũ về, người nông dân đáng ra phải vui mừng vì có phù sa bồi đắp đồng ruộng, nhưng năm nay, dưới lớp phù sa là những món tài sản hàng chục đến hàng trăm triệu đồng đã bị vùi lấp. Bao hy vọng đến mùa thu hoạch giờ đã tan tành theo dòng lũ muộn. Tan hoang, xơ xác là những gì...