Miền Trung gồng mình chống bão, Đoàn Di Băng nói 1 câu ấm lòng
Vốn là người chăm làm công tác thiện nguyện, hành động mới đây Đoàn Di Băng nhận được nhiều tán dương.
Hiện người dân cả nước hướng về miền Trung, đặc biệt là Quảng Nam và Đà Nẵng, nơi tâm bão số 4 tên Noru đang hoành hành.
Ảnh hưởng của bão số 4: tại đảo Cù Lao Chàm có gió mạnh cấp 10, giật cấp 14; đảo Lý Sơn gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; đảo Cồn Cỏ gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Đồng Hới, Đông Hà, Quảng Ngãi, An Nhơn, Quy Nhơn, Tuy Hòa gió giật cấp 7; Nam Đông, Đà Nẵng có gió giật cấp 9; Tam Kỳ có gió mạnh cấp 9, giật cấp 13;…
Tại khu vực bị ảnh hưởng của bão đổ bộ, vô số nhà dân bị tốc mái, nhiều người bị thương,…
Chứng kiến cảnh người dân đang gồng mình chống bão, mới đây Đoàn Di Băng có chia sẻ gây chú ý.
“Băng đang xin phép chính quyền địa phương. Được sự đồng ý là Băng ra với miền Trung liền. Cố lên bà con ơi”, cô viết.
Video đang HOT
Dù bài đăng chia sẻ vào đêm muộn, nhưng lập tức nhận về gần 50 nghìn lượt cảm xúc cùng gần 5.000 bình luận, chia sẻ. Rất nhiều người cảm động trước nghĩa cử cao đẹp của hot mom 3 con đất Sài thành, gửi lời chúc sức khỏe, an lành đến gia đình cô.
Ở phần bình luận bài đăng, Di Băng cũng khẳng định không nhận tiền của bất cứ ai bởi cô sẽ tự bỏ tiền túi trong chuyến thiện nguyện lần này.
“Băng làm bằng tiền cá nhân, không nhận tiền quyên góp của ai nên mọi người đừng lo nha”, chỉ một câu bình luận ấy thôi lập tức thu về 1,4 nghìn lượt cảm xúc.
Đoàn Di Băng được mệnh danh ca sĩ lấy chồng đại gia. Hiện cô có cuộc hôn nhân viên mãn bên anh xã giàu có và 3 cô con gái vô cùng hoạt bát, đáng yêu.
Trước đó, nữ đại gia từng tâm sự, vì bản thân đã nhận được rất nhiều tình yêu thương, lấy được người chồng tâm lý nên cô muốn san sẻ yêu thương với mọi người.
Bởi vậy, một phần lợi nhuận trong việc kinh doanh, đại gia quận 7 sẽ trích ra làm từ thiện, và quỹ thiện nguyện ấy mang tên con gái giọng ca Chạm Vào Quá Khứ.
Kiến trúc sư xây "nhà tránh bão" cho mẹ, có thể chịu gió giật cấp 13
Được gọi là "rốn lũ", mỗi năm miền Trung thường đón rất nhiều cơn bão lũ cùng hiện tượng thiên tai rình rập.
Mỗi trận bão, lũ về, nó không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, tính mạng con người. Do vậy, mọi người ở đây đều cố gắng xây dựng cho mình một căn nhà kiên cố để bảo vệ tính mạng của bản thân và gia đình trước những sóng to, gió lớn.
Chính vì lý do đó, kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền là người con của Quảng Ngãi - nơi hàng năm chịu nhiều ảnh hưởng của bão lũ, đã xây dựng căn nhà vững chắc như một hầm trú ẩn để mẹ của anh và người thân trong gia đình yên tâm hơn vào mùa mưa bão.
"Nhà trú bão" có thiết kế vô cùng ấn tượng.
Anh Truyền chia sẻ, ý tưởng để xây dựng lên căn nhà này bắt nguồn từ việc bản thân đã chứng kiến biết bao trận bão lớn tại quê hương, cuốn trôi nhiều tài sản, thậm chí gây sập nhà cửa. Vì vậy, anh vô cùng khao khát và mong muốn thiết kế ra một nơi trú bão kiên cố, an toàn, trước hết là cho mẹ, sau đó là cho anh chị em, hàng xóm.
Anh Truyền muốn thiết kế một nơi trú ẩn an toàn cho mẹ và gia đình.
Anh Truyền đã tính toán kỹ các hướng nắng bất lợi, hướng gió chính của bão để gia cường, khắc chế những điều bất lợi xảy ra do thời tiết. Các chi tiết như cách vận hành cửa, chống gió hay hạn chế mưa tạt khi bão lớn cũng được đưa ra giải pháp khắc phục ngay từ khi thiết kế.
Ngôi nhà này có sức chứa lên tới 100 người, chịu được gió giật cấp 13.
Chàng kiến trúc sư còn nghiên cứu cả hướng gió thổi. Theo đó, gió bão miền Trung thường thổi từ hướng Bắc về hướng Nam nên tất cả hệ cửa sổ ở hướng Bắc đều dùng cửa lùa, hạn chế va đập với tường và vật dụng xung quanh. Dù vậy nhược điểm của cửa lùa là có nhiều khe hở tạo tiếng rít, tiếng hú. Vì vậy anh đã sử dụng những gioăng đệm cao su chèn chặt các khe hở, giúp cửa khít hơn.
Phòng vệ sinh được thiết kể mở rất đặc biệt.
Với kiến trúc đơn giản và tương phản với nhà thờ cổ của gia tộc bên cạnh, "nhà trú bão" được thiết kế bo tròn các góc cạnh, mô phỏng hình tượng một boong tàu vững chãi. Màu sắc chủ đạo là trắng với hình khối đơn giản càng làm nổi bật hơn kiến trúc nhà thờ trăm tuổi ở kế bên.
Thêm nữa, một phần của căn nhà được che khuất bởi nhà thờ cổ, đồng nghĩa với việc cản bớt gió hướng Bắc - hướng gió mạnh nhất khi mùa mưa bão tới. Cộng với toàn bộ kết cấu công trình được xây bằng tường chịu lực dày 200mm, sàn bê tông cốt thép hai lớp có tác dụng cách nhiệt, chống nóng. Chính nhờ những đặc điểm trên mà "nhà trú bão" ít phải chịu tác động xấu từ thời tiết cực đoan.
Anh Phạm Thanh Truyền - thiết kế công trình độc đáo dành tặng cho mẹ.
Anh Tuyền chia sẻ, "nhà trú bão" có thể chịu được gió bão giật cấp 13. Không những vậy, ngôi nhà còn có sức chứa lên đến 100 người trong nhiều ngày với đầy đủ tiện nghi.
Công trình này đã được đưa vào sử dụng trong 2 năm nhưng vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu hư tổn nào bởi tác động của thiên nhiên như nắng, gió, mưa lớn ở miền Trung.
9X chi tiền tỷ xây nhà báo hiếu bố mẹ
Cũng mong muốn bố mẹ có một nơi ở khang trang hơn, không phải chịu cảnh nước ngập lênh láng mỗi khi bão về, cô gái Trương Đình Thuỵ Ân (sinh năm 1994) đã bỏ rất nhiều tâm huyết ra để xây cho bố mẹ một ngôi nhà vô cùng ấn tượng. Báo Phụ Nữ Việt Nam viết, Thuỵ Ân ở cùng bố mẹ nhiều năm trong một căn nhà cấp 4, cũ kỹ.
Thuỵ Ân đã bỏ tiền tiết kiệm của mình ra xây nhà cho bố mẹ.
Căn nhà cũ kỹ, ngập nước mỗi khi mưa lớn của nhà Thuỵ Ân.
Khi mưa lớn, cả gia đình phải huy động hết xô, chậu,... để hứng nước mưa. Không đành lòng nhìn bố mẹ cứ phải khổ sở như vậy, cô đã lấy hết số tiền của mình tiết kiệm, tự mày mò và học hỏi thêm về kiến trúc và xây một căn nhà 2 tầng không những xin xắn mà còn vô cùng chắc chắn, không lo cảnh mưa dột như trước nữa.
Bà con hết lòng giúp chủ tiệm vàng tìm lại tài sản bị bão cuốn đi Trong chiều ngày 27/9, trước khi bão số 4 Noru đổ bộ, khu vực miền Trung đã hứng chịu lốc xoáy và mưa lớn, gây ra những thiệt hại ban đầu. Đặc biệt tại Quảng Trị, một trận lốc xoáy đã quét qua khu vực thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh khiến nhiều công trình nhà cửa, chợ bị tốc mái, hư...