Miền Trung: 49 người chết, mất tích, mưa lụt diễn biến phức tạp
Cơn bão số 12 đổ bộ vào các tỉnh Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ đã gây hậu quả lớn chưa thể thống kê hết.
Hàng chục người đã chết, mất tích, mưa tiếp tục lớn
Sáng 5.11, Trung tâm Phòng chống lụt bão miền Trung Tây Nguyên (đóng tại TP.Đà Nẵng) cho biết, theo thống kê ban đầu, cơn bão số 12 đã làm 27 người chết, nhiều nhất là tại tỉnh Khánh Hòa với 16 người. Số người đang mất tích lên tới con số 22 người.
Cơn bão đi qua làm đổ sập 626 căn nhà. Hơn 39.700 căn nhà khác bị tốc mái, hư hỏng nặng. Thiệt hại về nông nghiệp lên tới hơn 30.000ha lúa, rau màu bị mất trắng, ngập úng…
Dù được dự báo khá sớm nhưng có tới 228 tàu cá bị sóng biển nhấn chìm, hư hỏng. Theo thông tin UBND tỉnh Bình Định, địa phương này có 10 tàu với 91 thuyền viên bị chìm, hư hỏng trên khu vực phao số 0, Cảng Quy Nhơn. Hiện đã có 4 người chết, 17 người mất tích…
Mưa lớn cũng làm thiệt hại gần 1.500 lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản dự tính lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Bão số 12 gây hậu lớn chưa thể thống kê hết cho các tỉnh miền Trung. (Ảnh: Phiên Tuấn)
Về tình hình giao thông trên địa bàn các tỉnh miền Trung, hiện có nhiều tuyến đường huyết mạch bị sạt lở, mặt đường bị sụt sâu, ngập nghiêm trọng như tại tuyến QL1D (Bình Định), QL1A qua tỉnh Phú Yên, nước tràn mặt đường ngập sâu tới 0,5m. Ở nhiều đoạn đường tại tỉnh Khánh Hòa, đoạn qua Đèo Cả, đá rơi ở nhiều vị trí gây tắc đường…
Đặc biệt, hiện nhiều chuyến tàu bị ách tắc do tuyến đường sắt từ Phú Yên đi Khánh Hòa bị phong tỏa như tàu SE7 phải dừng ở ga Diêu Trì; tàu SE2 dừng ở ga Phong Thạnh; tàu SE4 dừng ga Nha Trang…
Video đang HOT
Theo dự báo của cơ quan chức năng, từ trưa 5.11, thời tiết ở Vịnh Bắc Bộ, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam tiếp tục có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao 2-3m. Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9, biển động mạnh.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoàn lưu sau bão số 12, ngày và đêm nay ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định, khu vực Bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai) có mưa to đến rất to. Riêng các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi có mưa đặc biệt to và kéo dài đến ngày 7.11.
Đà Nẵng gồng mình dọn dẹp sau bão đón APEC
Dù không phải là tâm bão số 12 nhưng TP.Đà Nẵng cũng bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là về mỹ quan đô thị phục vụ sự kiện Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 sẽ chính thức diễn ra vào ngày mai (6.11).
Theo thống kê sơ bộ của cơ quan chức năng Đà Nẵng, thiệt hại về các công trình phục vụ APEC gồm: hệ thống hàng rào tôn tại khu vực Tân Trà, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn bị nghiêng; nhiều panô phục vụ tuyên truyền sự kiện APEC ở các quận, huyện bị ngã đổ, hư hỏng. Do gió mạnh, hàng dừa mới trồng phòng hộ ven biển khu vực Sơn Trà, Ngu Hanh Sơn cũng bị sóng lớn dâng đánh dạt vào bờ….
Ngoài ra, có gần 200 cây xanh lớn nhỏ tại các tuyền đường chính của thành phố bị đổ gãy. Mưa lớn, gió mạnh cũng làm cảnh quan của Đà Nẵng xơ xác hơn nhiều…
Công nhân cưa cây lớn bị gió bão số 12 quật đổ chắn ngang đường Hùng Vương, Đà Nẵng. (Ảnh: Đình Thiên)
Theo ông Vũ Quang Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng, từ giữa trưa hôm qua (4.11), khi cơn bão vừa đi qua thì đơn vị này đã tập trung hết lực lượng để đi kiểm tra, bắt đầu khắc phục hậu quả của cơn bão gây ra như dựng lại các panô, biển quảng cáo…
Sở Xây dựng cũng chỉ đạo Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải thành phố triển khai phương án phòng chống ngập lụt các khu vực đô thị và các tuyến đường giao thông, đồng thời yêu cầu Công ty Công viên Cây xanh thực hiện công tác chằng chống và cắt tỉa cây xanh đường phố nhằm hạn chế cây ngã đổ va nhanh chong khăc phuc, dưng, trông lai cac cây bi nga đô. Hiên công ty này đang triên khai khăc phuc tai cac tuyên đương, ưu tiên khăc phuc trươc 2 tuyên đương Hoang Sa, Trương Sa, dư kiên hoan thanh trong ngay 5.11.
Để khắc phục thật nhanh hậu quả cơn bão số 12, nhằm đảm bảo phục vụ sự kiện Tuần lễ Cấp cao APEC, chiều hôm qua, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã viết thư kêu gọi toàn thành phố ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường, cùng khắc phục hậu quả của cơn bão số 12.
Đến sáng 5.11, nhiều đơn vị, sở ngành, địa phương trên địa bàn TP.Đà Nẵng đã ra đường để cùng dọn dẹp vệ sinh môi trường, nhất là khắc phục hệ thống panô, biển quảng cáo, cây xanh bị đổ ngã ngày hôm qua…
Vào chiều nay, tại UBND quận Ngũ Hành Sơn, địa bàn tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của Tuần lễ Cấp cao APEC, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng sẽ chủ trì phát động dọn dẹp vệ sinh toàn thành phố.
Theo Danviet
Lũ ở Hội An trên báo động 3, chính quyền cấm ghe thuyền đưa đón khách
Thủy điện xả lũ kèm mưa lớn khiến mực nước lũ sông Hoài đã lên trên báo động 3, chính quyền thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đã cấm ghe, thuyền đưa đón du khách nhằm đảm bảo an toàn.
Sáng nay (5.11), theo ghi nhận của P.V Dân Việt, một nửa khu phố cổ Hội An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam bị lũ chia cắt. Cây cầu An Hội nối đôi bờ sông Hoài đã bị chìm nghỉm giữa mênh mông biển nước.
Khu vực phố cổ Hội An nằm dọc sông Hoài đã bị nước lũ nhấn chìm
Có mặt ở các tuyến phố chính trong khu đô thị cổ Hội An. Tại đây, mưa vẫn tiếp tục trút nặng hạt. Kết hợp với nước lũ đang dâng cao, hiện tại, đường Bạch Đằng chạy dọc theo bờ kè sông Hoài đã ngập sâu xấp xỉ 1,5m. Cây cầu An Hội bắc ngang sông Hoài cũng đã ở dưới mặt nước. Song song với con phố này, đường Nguyễn Thái Học cũng bị nước dâng cao và ngập sâu tới 1m. Toàn bộ người dân sinh sống trên 2 trục đường này đã dọn dẹp đồ đạc, sẵn sàng ứng phó với lũ từ chiều tối qua.
Bà Lê Thị Nhị - sống ở phố cổ cho biết: "18 giờ chiều qua, nước bắt đầu dâng và đến khuya thì lên rất cao. Sau khi thu dọn quầy lưu niệm, gia đình tôi đã di chuyển đến nhà người thân trú tạm".
Ngoài phố cổ ra, ở khối phố Đồng Hiệp, phường Minh An, Hội An cũng bị ngập sâu. Đây là khối phố nằm phía bên kia cầu An Hội và hiện tại người dân phải đi lại bằng thuyền vì mực nước lúc này đã chạm ngưỡng 1,5m.
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Thế Hùng - PCT UBND thành phố Hội An, Quảng Nam cho biết, trước diễn biến mưa lớn kéo dài kèm thủy điện xả lũ khiến lũ sông Hoài dâng cao trên mức báo động 3. Để đảm bảo an toàn cho người dân cùng du khách, thành phố đã cấm các ghe thuyền trên địa bàn đưa đón khách tham quan trong phố cổ và các khu vực lân cận.
Nước lũ dâng cao, chính quyền Hội An đã cấm ghe, thuyền đưa đón khách
"Hiện tại Hội An còn một số sự kiện của APEC, trước việc nước lũ này thành phố đang tập trung xử lý, nếu nước rút tới đâu chúng tôi huy động nguồn lực dọn dẹp môi trường, vệ sinh tới đó nhằm đảm bảo tốt các chương trình APEC..." - ông Hùng nói.
Trong khi đó các huyện miền núi Quảng Nam đã bị thất thủ do mưa lớn kéo dài. Theo đó tại huyện Nam Trà My, hiện nay tuyến Quốc lộ 40B địa phận Nam Trà My có 11 điểm sạt lở, tổng khối lượng khoảng 790m3 (chủ yếu khu vực TakPor đi các xã); Đường giao thông Trà Tập đi Trà Cang bị sạt lở 7 vị trí...
"Riêng tại xã Trà Linh có 4 nhà bị tốc mái, điện lưới Quốc gia trên địa bàn huyện bị cắt toàn bộ. Hiện công tác khắc phục sự cố đang được huyện triển khai cấp bách..." - ông Hồ Quang Bửu - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết.
Tại huyện Nông Sơn, Đại Lộc, Phước Sơn nhiều xã đã bị chia cắt do mưa lớn kéo dài kèm thủy điện xã lũ lớn.
Dân Việt tiếp tục cập nhập.
Theo Danviet
Hàng loạt tàu "khủng" bị sóng đánh chìm, trôi dạt ở biển Quy Nhơn Do ảnh hưởng của bão số 12, nhiều tàu cá, tàu hàng bị sóng đánh chìm và trôi dạt vào bãi biển Quy Nhơn (Bình Định). Trong đó, có 1 tàu nghi chở dầu bị nạn, dầu lan lênh láng ở vùng biển Quy Nhơn. Với sức gió mạnh cấp 9, những đợt sóng "khủng" đã đánh liên hồi khiến nhiều tàu trôi...