Miễn thuế nhập khẩu linh kiện lắp ráp ô tô, giá xe có giảm?
Nghị định 57 giảm nhẹ yêu cầu đặt ra ở nghị định cũ, miễn thuế cho gần 60 nhóm linh kiện ô tô (27 nhóm cho xe chạy xăng, 30 nhóm cho xe điện).
Dây chuyền lắp ráp ô tô tại nhà máy của Tập đoàn Thaco thuộc Khu kinh tế Chu Lai (tỉnh Quảng Nam). Ảnh: Lam Anh
Hôm nay (10/7/2020) là ngày Nghị định số 57/2020 sửa đổi, bổ sung các Nghị định 122 và Nghị định 125 về biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi chính thức có hiệu lực.
Nghị định 57 đã bổ sung quy định áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành ô tô trong nước giai đoạn 2020 – 2024.
Theo Nghị định này, tiêu chí về sản lượng chung và sản lượng riêng tối thiểu cần đạt để được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu linh kiện lần lượt là 6.500 và 2.600 xe mỗi 6 tháng trong năm 2020, giảm 35% so với trước (10.000 và 4.000 xe) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Đối với các năm tiếp theo, doanh nghiệp có thể lựa chọn đăng ký theo tiêu chí sản lượng chung hoặc riêng cho mẫu xe và tiêu chí sản lượng quay về mức cũ.
Cụ thể, 27 mã hàng linh kiện để lắp ráp xe ô tô chạy bằng xăng được bổ sung gồm các loại ống, ống dẫn và ống vòi bằng nhựa lắp cho xe ô tô thuộc Chương 39, phụ kiện lắp vào đồ nội thất, trên thân xe, quạt gió, bộ phận của máy điều hòa không khí, thiết bị đóng ngắt mạch, bảng chuyển mạch, bảng điều khiển, camera truyền hình, công tắc điện tử, anten FM, AM, GPS, 4G, mico, loa đơn, động cơ điện, màn hình tinh thể lỏng LCD, LED…
Nghị định 57 cũng đề cập thêm một điểm mới về đối tượng được hưởng thuế ưu đãi 0%.
Theo đó linh kiện nhập khẩu phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước không chỉ áp dụng với các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước mà còn cho các công ty sản xuất linh kiện, phụ tùng.
Video đang HOT
Như vậy, ngoài những doanh nghiệp đã được hưởng lợi từ quy định này thời gian qua do đã đạt được chỉ tiêu sản lượng như Toyota Việt Nam, Trường Hải, TC Motor… thì theo quy định mới, sẽ có thêm các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô có sản lượng sản xuất thấp hơn cũng được hưởng ưu đãi thuế 0% khi nhập khẩu linh kiện.
Theo Bộ Tài chính, hiện nay có 3 tập đoàn (gồm 7 doanh nghiệp thành viên) và 2 công ty sản xuất lắp ráp ô tô đạt điều kiện hưởng thuế suất ưu đãi 0% của Chương trình ưu đãi thuế đối với sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Theo một số nhận định, về lý thuyết, việc miễn thuế nhập khẩu linh kiện có thể khiến giá xe nội rẻ đi. Tuy nhiên giảm giá bán hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố.
Theo chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng, không giống như xe hơi nguyên chiếc chịu đến 3 sắc thuế (thuế TTĐB, thuế nhập khẩu, thuế GTGT) và 3 loại lệ phí (phí trước bạ, phí cấp biển, phí đăng kiểm), linh kiện phụ tùng là loại hàng hóa chỉ chịu 2 sắc thuế, là thuế nhập khẩu và thuế GTGT, nên khi được miễn thuế nhập khẩu, đơn giá phụ tùng linh kiện sẽ giảm khi tính toán giá thành chiếc xe.
“Tuy nhiên, đặt vấn đề ước tính cụ thể mức giảm giá thành là bao nhiêu phần trăm là không đơn giản, bởi có đến hàng trăm linh kiện được miễn thuế, nhưng cả trăm linh kiện đó chỉ đóng góp khoảng 15 – 20% vào giá thành xe. Phần đắt nhất trong xe là bộ tổng thành (cụm động cơ và hộp số) chiếm khoảng 30% giá thành xe hơi, đang được các nhà sản xuất lắp ráp nhập khẩu cả cụm, chưa được miễn thuế”, ông Nguyễn Minh Đồng phân tích.
Trường Hải, VinFast, TC Motor đưa ô tô Việt vượt biển lớn, 'tấn công' mọi thị trường từ ASEAN đến Mỹ và châu Âu
Các doanh nghiệp trong nước đang cố gắng tăng tỷ lệ nội địa hoá ô tô để thực hiện kế hoạch xuất khẩu ra ngoài thị trường Việt Nam, hưởng ưu đãi thuế xuất/nhập khẩu 0%.
THACO vừa xuất khẩu lô 40 chiếc Kia Sedona sang Thái Lan vào ngày 23/2/2020. Trước đó, vào tháng 12/2019 doanh nghiệp này đã đưa 120 chiếc Kia Cerato sang Myanmar. Đến đầu tháng 1/2020, THACO tiếp tục xuất khẩu thêm xe buýt mang thương hiệu Việt tới thị trường Philippines.
Đây là doanh nghiệp tiên phong tại Việt Nam xuất khẩu ô tô ra nước ngoài. THACO đang nắm quyền phân phối xe thuộc 2 thương hiệu lớn là Kia và Mazda. Xe Kia đã được xuất khẩu và sắp tới nhiều khả năng xe Mazda lắp ráp trong nước cũng được đưa ra ngoài thị trường Việt Nam.
Điều này nằm trong kế hoạch của THACO khi xây dựng các nhà máy lớn tại khu công nghiệp Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. Hiện tại, nhà máy Kia có tổng diện tích 20 ha, công suất 50.000 xe/năm, bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 9/2019. Với nhà máy này, THACO có kế hoạch lắp ráp các mẫu Kia Cerato và Sedona để xuất khẩu sang Thái Lan, Myanmar, mở rộng sang cả Malaysia, Philippines và Campuchia.
Trong khi đó, nhà máy Mazda có tổng diện tích 30,3 ha, công suất 100.000 xe/năm, hoạt động từ tháng 3/2018, được mệnh danh là nhà máy lớn nhất Đông Nam Á của thương hiệu Nhật Bản. THACO chưa công bố cụ thể kế hoạch xuất khẩu xe Mazda nhưng ông Trần Bá Dương, Chủ tịch THACO, đã bày tỏ tham vọng đưa những dòng xe này ra ngoài Việt Nam trên cơ sở Mazda chưa có nhà máy chính thức quy mô lớn nào trong khu vực.
"Ông lớn" thứ 2 là TC Motor (trước là Hyundai Thành Công) cũng là doanh nghiệp có nhiều tiềm năng và tham vọng xuất khẩu ô tô trong ASEAN. Từ một doanh nghiệp nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, TC Motor đã chuyển dịch dần sang lắp ráp gần như tất cả mẫu xe Hyundai đáng bán tại Việt Nam. Nhà máy tại Ninh Bình hiện có diện tích hơn 100 ha, công suất 70.000 xe/năm. Nhà máy tiếp theo sẽ được xây dựng tại Quảng Ninh trên diện tích khoảng gần 150 ha trong kế hoạch sản xuất ô tô thân thiện môi trường.
Tuy nhiên, một bất lợi cho TC Motor trong việc xuất khẩu xe Hyundai ra nước ngoài là Hyundai không chọn Việt Nam mà là Indonesia để làm nơi đặt nhà máy sản xuất xe đầu tiên. Trước đó, vào đầu năm 2018, tập đoàn mẹ từng cân nhắc việc xây dựng nhà máy tại Indonesia hoặc Việt Nam để cung cấp xe trong khu vực. Theo Hyundai, các nhà máy hiện tại trong ASEAN chỉ là dạng liên doanh và lắp ráp, chưa phải nhà máy sản xuất.
Cái tên tiếp theo phải kể tới VinFast. Không chỉ gói gọn xuất khẩu trong khu vực ASEAN như THACO và TC Motor, hãng xe Việt còn có kế hoạch xuất khẩu xe sang cả châu Âu và Mỹ. Vào tháng 8/2019, ông Võ Quang Huệ, Phó Tổng Giám đốc Vingroup, phụ trách VinFast, từng chia sẻ về dự định xuất khẩu xe sang Nga và Myanmar. Sau đó, đến tháng 12/2019, Chủ tịch Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng, cho biết dự định xuất khẩu ô tô điện sang cả Mỹ.
VinFast đã và đang thực hiện nhiều bước đi để khẳng định quyết tâm đó. Ba mẫu xe đầu tiên là Fadil, Lux A2.0 và Lux SA2.0 được kiểm tra an toàn tại 14 quốc gia, trong đó quan trọng nhất là đạt tiêu chuẩn 5 sao ASEAN NCAP và đạt tiêu chuẩn châu Âu tại một trung tâm thử nghiệm xe cao cấp tại Đức. Một vài chiếc VinFast Lux đã được bắt gặp chạy thử trên đường phố châu Âu. Ông Vượng cũng mạnh tay bỏ 2 tỷ USD tiền túi để phát triển ô tô điện VinFast nhằm tiếp cận thị trường Mỹ.
Ngoài ra, Mitsubishi cũng là doanh nghiệp có nhà máy lắp ráp ô tô lớn tại Việt Nam. Việc hướng tới xuất khẩu trong ASEAN là điều có thể xảy ra. Chính ông Kenichi Horinouchi, Tổng Giám đốc Mitsubishi Motors Việt Nam, trong buổi lễ ra mắt mẫu xe Outlander vào tháng 8/2016 từng úp mở về kế hoạch có tính dài hơi này.
Bước đầu, mẫu Outlander đã được lắp ráp trong nước từ năm 2018. Trong thời gian tới, ngoài Outlander, Mitsubishi còn lắp thêm mẫu Xpander. Thị phần của Mitsubishi trong VAMA tăng từ 3,7% trong năm 2018 lên 10% trong năm 2019 với sự góp sức chính từ Xpander.
Ưu đãi thuế xuất/nhập khẩu 0% theo Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU cũng như trong ASEAN đang khuyến khích doanh nghiệp Việt đầu tư lắp ráp ô tô, tăng tỷ lệ nội địa hoá từ 40% trở lên. Những chiếc xe không chỉ đơn thuần được lắp ráp với linh kiện, phụ tùng nhập khẩu mà còn được sản xuất ngay trong nước. Đây là cơ hội lớn để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vươn ra thế giới.
Theo Trí Thức Trẻ
THACO tiếp tục xuất khẩu sang Thái Lan 80 xe Kia Grand Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO) vừa tiếp tục xuất khẩu sang Thái Lan 80 xe du lịch Kia Grand Carnival được sản xuất tại Nhà máy Thaco Kia ở Khu công nghiệp THACO Chu Lai (Quảng Nam). 80 xe Kia Grand Carnival này là lô xe du lịch thứ hai của THACO trong năm nay được xuất khẩu sang...