Miền Tây sẽ di dời hàng nghìn người vùng lũ
Hơn 8.600 hộ sống trong vành đai sạt lở tại vùng đầu nguồn lũ Đồng Tháp và An Giang sẽ sớm được di dời đến nơi an toàn.
Người dân ở miền Tây vừa phải chạy lũ và đối mặt với sạt lở. Ảnh: Cửu Long.
Tỉnh Đồng Tháp hiện có trên 100 điểm sạt lở bờ sông với chiều dài gần 60 km. Tập trung nhiều nhất là TP Sa Đéc, Cao Lãnh, Hồng Ngự, Châu Thành, Lấp Vò, Thanh Bình…
“Có 6.400 hộ dân đang sống trong vành đai nguy hiểm cần sớm di dời nhưng địa phương không đủ kinh phí. Hầu hết là các gia đình khó khăn, không còn đất sau nhiều lần chạy sạt lở”, ông Đinh Xuân Hoàng – Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp – cho biết.
UBND tỉnh Đồng Tháp đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ khoảng 1.500 tỷ đồng để xây dựng thêm các khu dân cư, sớm đưa dân vùng sạt lở vào sinh sống an toàn.
Tại An Giang, có 48 đoạn sông với chiều dài gần 160 km được đưa vào danh mục “báo động đỏ”. Trong đó, 2.200 hộ dân có nhà trong hành lang này, cuộc sống rất khó khăn.
Video đang HOT
“Mấy năm trước nhà tui cách bờ sông Tiền cả trăm mét, sau hai lần dời nhà cũng chẳng ăn thua. Bây giờ sạt lở đến sát nhà rồi, không còn đất để dời nên đành cất chòi lá ven bờ sông sống tạm”, ông Đỗ Văn Lương (41 tuổi, ngụ xã Châu Phong, thị xã Tân Châu) tỏ ra lo lắng.
Đường giao thông tại cù lao Long Phú Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp bị trôi xuống sông Tiền. Ảnh: Cửu Long.
Mỗi năm ở An Giang có 5-10 sạt lở lớn, làm mất khoảng 20 hecta đất, thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng. Còn tại Đồng Tháp, chỉ trong năm 2014 sạt lở gây thiệt hại hơn 30 tỷ đồng, tăng gần 6 tỷ đồng so với năm trước. Đây là 2 địa phương vùng đầu nguồn lũ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Cửu Long
Theo VNE
Sạt lở uy hiếp nhiều nơi ở Châu Thành
H.Châu Thành (Hậu Giang) tiếp tục đối mặt với sạt lở trên diện rộng. Nhiều nhà dân, công trình đang khốn khổ vì "thủy thần"...
Một đoạn lộ giao thông mất hút xuống kênh Thạnh Đông (xã Phú An) - Ảnh: Quang Minh Nhật
Sạt lở triền miên
Trưởng phòng NN-PTNT H.Châu Thành Trần Quang Hành cho biết hơn 7 tháng qua, toàn huyện phát hiện 40 điểm sạt lở bờ sông (tăng 25 điểm so với cùng kỳ năm 2014), gây thiệt hại hơn 735 triệu đồng.
Những xã, thị trấn đang gánh chịu sạt lở nặng gồm có: Đông Phước A (10 điểm), Ngã Sáu (trung tâm huyện lỵ: 7 điểm), Đông Phước (6 điểm), Phú An (5 điểm), Phú Hữu (5 điểm), Đông Thạnh (4 điểm), Đông Phú (3 điểm).
"Do ảnh hưởng dòng chảy ở những đoạn cong, ngã ba, ngã tư và tác động của con người nên sạt lở xảy ra triền miền. Nếu tính từ đợt sạt lở đầu tiên vào ngày 21.1 tại hộ Nguyễn Ngọc Nhân (trên kênh Cái Dầu, thuộc ấp Thuận Hưng, TT.Ngã Sáu) thì đến nay tháng nào cũng xảy ra sạt lở, gây nhiều khó khăn cho sản xuất, đời sống và giao thương của người dân", ông Hành nói.
Ông Tống Hoàng Khôi, Chủ tịch UBND H.Châu Thành, cho biết từ nay đến cuối năm 2015, dọc theo 22 tuyến kênh huyết mạch chảy qua TT.Ngã Sáu, TT.Mái Dầm và các xã (Đông Phước, Đông Phước A, Đông Thạnh, Phú Tân, Phú An, Phú Hữu, Đông Phú) được dự báo sẽ xảy ra sạt lở tổng chiều dài 58.500 m, thâm hậu từ 2 - 10 m, gây khó khăn lớn cho rất nhiều hộ dân.
Những tuyến dự báo nguy cơ sạt lở cao gồm có: kênh Mái Dầm (đoạn chảy qua TT.Mái Dầm và các xã Phú Hữu, Phú Tân, Đông Phước), kênh Ngã Cậy (chảy từ xã Đông Phước A đến TT.Ngã Sáu), kênh Thầy Cai (xã Phú Hữu), kênh Thạnh Đông (từ xã Đông Thạnh đến xã Phú An), kênh Ngã Lá (từ kênh Bàu Kè đến ranh Sóc Trăng), kênh Cái Dầu (TT.Ngã Sáu), kênh Tam Đông (xã Đông Phước), kênh Giàn Gừa (xã Phú Tân), kênh Đào (từ xã Phú Hữu đến xã Đông Phước)...
Biến đổi khí hậu khó lường
Theo ông Lê Phước Đại, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang, sạt lở tại Châu Thành trong 7 tháng đầu năm 2015 tăng hơn 20 điểm so với cùng kỳ năm trước là một đột biến của biến đổi khí hậu. Huyện có hệ thống kênh, sông chằng chịt tiếp nối với sông Hậu nên dòng chảy mạnh và xiết, xoáy tại nhiều nơi, nhất là khu dân cư, phố chợ. Vì thế thời gian tới, nguy cơ sạt lở tại đây sẽ là rất lớn.
"Trong khi chờ vốn để đầu tư những công trình kiên cố, các địa phương và nhất là người dân cần tích cực xây dựng hệ thống kè mềm (trồng bần, dừa nước, chất chà trữ đất) dọc theo những tuyến kênh, đê, lộ giao thông có nguy cơ sạt lở cao nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do dòng chảy khắc nghiệt gây ra", ông Đại nêu giải pháp.
Trước tình hình cấp bách trên, Chủ tịch UBND H.Châu Thành đã kiến nghị UBND tỉnh Hậu Giang sớm hỗ trợ 2,2 tỉ đồng để địa phương triển khai phòng chống sạt lở những nơi xung yếu trong mùa nước tràn bờ sắp tới.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên, sạt lở tăng cao, phức tạp tại H.Châu Thành là đáng báo động. Trong khi chờ sự hỗ trợ lớn từ T.Ư, trước mắt UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT sớm thực hiện đề án di dân trong vùng sạt lở, tăng cường gia cố kênh mương, bờ bao đảm bảo an toàn giao thông, nhà dân, công trình công cộng... Những nơi nào quá nguy hiểm, chính quyền địa phương phải cương quyết buộc dân dời nhà chạy sạt lở.
"Mới đây UBND tỉnh đã đề xuất và được Bộ NN-PTNT chấp thuận đưa Hậu Giang vào đề án phòng chống sạt lở tại ĐBSCL. Đề án này sẽ hỗ trợ cho Hậu Giang nói chung, Châu Thành nói riêng chủ động phòng tránh sạt lở bờ sông", ông Tuyên thông tin.
Quang Minh Nhật
Theo Thanhnien
Sạt lở bờ sông, hàng chục hộ dân bị đe dọa Mùa mưa bão đang cận kề, hàng chục hộ dân sống ven sông Son thuộc thôn Liên Thủy, xã Liên Trạch (H.Bố Trạch, Quảng Bình) lại sống trong thấp thỏm, lo sợ nhà cửa bị cuốn trôi. Bờ kè được người dân lấy đá từ trên núi về dựng bị nước lũ đánh vỡ - Ảnh: P.T Xã Liên Trạch là xã bãi...