Miền Tây sắp có đường mới Lộ Tẻ – Rạch Sỏi
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định đến cuối tháng 3-2020 tuyến đường Lộ Tẻ – Rạch Sỏi sẽ hoàn thành thi công.
Ngày 7-5, Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (gọi tắt là Tổng Công ty Cửu Long – chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT) đã làm việc với lãnh đạo UBND TP Cần Thơ liên quan các vướng mắc khi thực hiện dự án xây dựng tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi đoạn thuộc địa bàn TP Cần Thơ. Lãnh đạo TP Cần Thơ đã lắng nghe và đưa ra các phương án giải quyết nhanh gọn.
Vướng tới đâu, giải quyết ngay tới đó
Ông Nguyễn Ngọc Toan, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cửu Long, cho biết hiện dự án có một số vướng mắc, mong được TP Cần Thơ hỗ trợ để sớm hoàn thành. Theo đó, vướng mắc lớn nhất hiện nay là hạng mục bổ sung mới cầu vượt T3 và T7. Tổng công ty đã bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) và mốc lộ giới phạm vi cầu vượt T3, T7 cho Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Cần Thơ từ ngày 27-11-2018 để thực hiện công tác đo đạc, kiểm đếm, bồi thường GPMB.
“Đến nay, công tác GPMB tại T3 và T7 chưa được triển khai. Chúng tôi cũng liên tục trao đổi nhưng thực sự không nắm được thông tin là vướng cái gì. Chúng tôi có ba lần có văn bản đôn đốc, mong địa phương sớm hỗ trợ. Cuộc họp hôm nay quan trọng là giải quyết T3, T7 vì chúng tôi chỉ còn 11 tháng nữa là bàn giao công trình” – ông Toan trình bày.
Ngoài ra, theo ông Toan, dự án còn vướng mắc liên quan đến giải tỏa một số hộ dân, công trình công cộng, đường điện cao thế 220 kV, đường viễn thông…
Sau khi nghe ý kiến của các cơ quan, ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, nêu hướng giải quyết nhanh là phía Tổng Công ty Cửu Long phải có văn bản gửi cho UBND TP để TP có cơ sở giao thêm nhiệm vụ cho Trung tâm Phát triển quỹ đất. “Trong khoảng 10 ngày (sau khi nhận quyết định của UBND TP – PV), trung tâm phải có mặt bằng cho người ta” – ông Nam yêu cầu.
Đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất trả lời trong khoảng tháng 5, tháng 6 sẽ bàn giao mặt bằng.
Video đang HOT
Về vướng mắc liên quan đến đường điện, sau khi nghe báo cáo, ông Nam đã gọi điện thoại trực tiếp cho một cán bộ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị giải quyết. Về phần đường viễn thông, ông Nam cũng trực tiếp nói chuyện qua điện thoại với một cán bộ viễn thông của TP, người này cho biết có thể giải quyết trong một tuần.
Sau cuộc họp, ông Toan đánh giá phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ giải quyết như vậy là nhanh, gọn và đảm bảo các thủ tục. Hy vọng trong tháng 5 này, các vướng mắc về GPMB sẽ được giải quyết gọn gàng.
Thi công cầu Kinh B, tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi thuộc địa bàn TP Cần Thơ. Ảnh: THÙY DUNG
Quản lý như đường cao tốc
Trước đó, hồi tháng 3-2019, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã kiểm tra thực tế tình hình thực hiện dự án xây dựng tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi đoạn đi qua địa phận huyện Châu Thành, Kiên Giang.
Tại buổi kiểm tra, ông Trần Văn Thi, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cửu Long, cho biết đến trước Tết nguyên đán 2020 phấn đấu hoàn thành toàn bộ hạng mục chính của dự án. Riêng các hạng mục phụ trợ như sơn kẻ đường, hệ thống biển báo an toàn giao thông sẽ hoàn thành trước ngày 31-3-2020.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nghiên cứu đầu tư hàng rào bảo vệ cho tuyến đường Lộ Tẻ – Rạch Sỏi, quản lý tuyến đường này như đường cao tốc, đồng thời nghiên cứu nâng hạng mục mặt đường từ láng nhựa đến thảm bê tông nhựa. “Đến cuối tháng 3-2020, tất cả hạng mục của tuyến đường Lộ Tẻ – Rạch Sỏi sẽ thi công hoàn thành” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định.
Đến nay, tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi đã hoàn thành 67% khối lượng công trình.
Nghiệm thu cầu Vàm Cống
Ngày 7-5, ông Nguyễn Ngọc Toan, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cửu Long, cho biết cầu Vàm Cống đang được Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng thực hiện các bước nghiệm thu. Theo kế hoạch, sau khi nghiệm thu đạt yêu cầu, cầu Vàm Cống sẽ được đưa vào sử dụng tháng 6-2019.
Trước đó, từ ngày 4 đến 9-4, Viện Khoa học công nghệ giao thông vận tải và Công ty tư vấn quốc tế Arup (Hong Kong) đã tiến hành thử tải trọng cầu Vàm Cống và đã xác định kết quả đạt theo quy định.
Cùng ngày, ông Lê Quang Hùng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng, cho biết đơn vị đang tiến hành nghiệm thu công trình cầu Vàm Cống từ đầu tuần này, việc nghiệm thu phải trải qua nhiều giai đoạn. “Dự kiến thứ Sáu (ngày 10-5) chúng tôi sẽ vào xem xét và tiến hành họp đánh giá mới biết được dự án có đảm bảo các điều kiện để đưa vào khai thác không” – ông Hùng nói.
Cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu, nối huyện Lấp Vò, Đồng Tháp với quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ. Cầu có quy mô sáu làn xe (bốn làn ô tô và hai làn xe gắn máy), vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Tổng mức đầu tư dự án là 271 triệu USD bằng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc và vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam.
N.NAM – V.LONG
Theo PLO
Hơn 7.000 tỉ đồng đầu tư gần 36 km Vành đai 4
Nếu được thông qua chủ trương đầu tư, dự án có thể khởi công vào quý III-2020 và hoàn thành vào quý I-2023.
Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long vừa trình nghiên cứu tiền khả thi dự án thành phần đoạn Bến Lức - Hiệp Phước thuộc đường Vành đai 4 lên Bộ GTVT chờ thông qua.
"Chúng tôi đã trình Bộ GTVT về nghiên cứu tiền khả thi dự án Vành đai 4 đoạn Bến Lức - Hiệp Phước với tổng mức đầu tư khoảng 7.075 tỉ đồng" - ông Trần Văn Thi, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long, trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM ngày 17-4.
Theo ông Thi, nghiên cứu tiền khả thi trên đưa ra hình thức đầu tư dự án là PPP, hiện Bộ GTVT chưa có phản hồi về báo cáo của Tổng Công ty Cửu Long. "Khi có thông tin từ Bộ GTVT, chúng tôi sẽ thông báo cho báo chí biết" - ông Thi nói.
Theo đó, dự án có điểm đầu ở nút giao Bến Lức (gần nút giao với đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương), điểm cuối kết nối với khu quy hoạch cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP.HCM). Chiều dài toàn tuyến khoảng 35,8 km, đi qua các địa phương gồm tỉnh Long An dài 32 km (huyện Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc), TP.HCM dài 3,8 km (đi qua huyện Nhà Bè).
Sau khi hoàn thành, đường Vành đai 4 sẽ tạo kết nối giao thông liên hoàn từ miền Tây vào TP.HCM và các tỉnh lân cận. Ảnh: KC
Sau khi hoàn thành, tuyến đường sẽ có tám làn xe cao tốc, bốn làn đường đô thị và vỉa hè hai bên, bề rộng 74,5 m. Trên tuyến có 10 cầu vượt sông và một cầu vượt nút giao tại nút giao quốc lộ 1.
Nếu được thông qua chủ trương đầu tư, dự án có thể khởi công vào quý III-2020 và hoàn thành vào quý I-2023. Theo phương án tài chính thì dự án có thể hoàn vốn trong vòng 19 năm bảy tháng.
Đây là dự án rất cần thiết không chỉ để phát triển cảng Hiệp Phước mà còn cả khu đô thị Hiệp Phước ở TP.HCM.
Sau khi hình thành đường Vành đai 4 cùng với dự án đường Vành đai 3, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ tạo sự đồng bộ kết nối giao thông liên hoàn từ miền Tây vào TP.HCM và các tỉnh lân cận. Tuyến đường có vai trò tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường nội đô TP.HCM. Đồng thời, tuyến đường cũng tạo điều kiện thuận lợi kết nối khu vực ĐBSCL và khu vực miền Đông Nam bộ với khu cảng Hiệp Phước, cảng Long An; góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện phát triển dịch vụ cảng.
Trước đó, trong buổi làm việc với TP.HCM cuối tuần trước, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết theo quy hoạch TP.HCM có bốn đường vành đai, đã và đang thi công nhưng chưa khép kín (còn khoảng 13 km). "Đường Vành đai 3 và 4 là cực kỳ quan trọng, nếu không sớm hình thành thì giao thông TP sẽ vô cùng hỗn độn, bởi không có đường vành đai thì xe cộ phải chạy xuyên tâm" - ông Thể phát biểu.
PHAN CƯỜNG
Theo PLO
"Không đẩy nhanh các tuyến vành đai, giao thông TP.HCM sẽ hỗn loạn" Bộ trưởng Bộ GTVT đã có những phân tích chuyên sâu về tình hình giao thông của TP.HCM, cũng như của khu vực xung quanh TP. Người đứng đầu ngành giao thông vận tải nhận định "nếu không đẩy nhanh, sớm hoàn thành các tuyến vành đai, giao thông TP có nguy cơ rơi vào hỗn loạn, ùn tắc". Vành đai là huyến...