Miền Tây lập bản đồ ứng phó với… thiên tai
Trước những diễn biến thất thường của biến đổi khí hậu (BĐKH) trong thời gian gần đây, Cục Trồng trọt cùng các đơn vị có liên quan đã tiến hành xây dựng bản đồ nguy cơ hạn mặn và ngập lụt để giúp các địa phương ĐBSCL có cơ sở để triển khai các giải pháp ứng phó tốt hơn trong thời gian tới.
Mưa dầm, nắng ít làm lúa giảm năng suất
Theo các nhà khoa học vùng ĐBSCL, thời gian gần đây, diễn biến bất thường của thời tiết đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp ở vùng ĐBSCL. Riêng về cây lúa, các nhà khoa học dự báo, năng suất sẽ suy giảm rõ rệt trong tương lai, đặc biệt là các năm xảy ra hiện tượng ENSO (xuất hiện đồng thời của hai hiện tượng là El Nino và La Nina).
Vùng phù sa ngọt thường xuyên bị mưa lớn bất thường. (Trong ảnh, mưa dầm kéo dài làm người dân phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ thất thu mùa bí đao). Ảnh: HUỲNH XÂY
6 vùng với các diễn biến BĐKH khác nhau trong bản đồ nguy cơ hạn mặn và ngập lụt vùng ĐBSCL gồm: Vùng Đồng Tháp Mười (nhiệt độ tăng, lũ lụt, sạt lở); vùng Tứ giác Long Xuyên (xâm nhập mặn, lũ, nhiệt độ tăng); vùng Tây Sông Hậu (khô hạn cục bộ, nắng nóng, mưa lớn bất thường); vùng bán đảo Cà Mau (khô hạn, mưa lớn bất thường, bão ven biển); vùng phù sa ngọt (khô hạn cục bộ, mưa lớn, triều cường) và vùng ven biển Nam Bộ (xâm nhập mặn,
khô hạn).
GS Lê Quang Trí – Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐKH (Trường ĐH Cần Thơ) cho biết: “Sản xuất lúa gạo ngày càng chịu tác động của BĐKH, ngoài sự gia tăng về ngập lụt, xâm nhập mặn, cây lúa còn chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi khí hậu theo mùa (nhiệt độ mùa hè đang cao hơn bình thường, mưa phân phối không đồng đều giữa các vùng), đặc biệt là mưa dầm kéo dài, số giờ nắng ít như hiện nay”.
Vì vậy, GS Trí đề xuất, các địa phương trong vùng, tăng cường các giải pháp tiêu thoát nước, phát triển các giống lúa mới sao cho có khả năng chịu mưa dầm, ngập lâu. Tới đây, trong điều kiện cho phép, có thể thay thế 1 vụ lúa bằng cây trồng khác.
“Đối với lúa vụ 3 – vụ thường xuyên bị ảnh hưởng bởi mưa dầm cần một tầm nhìn mới, tức là chỉ sản xuất giới hạn ở một số khu vực có điều kiện cho phép như giảm sạt lở, có khả năng trữ nước…” – GS Trí đề xuất.
Liên quan đến vấn đề trên, ông Lương Quang Xô – Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam cho biết, các địa phương nên bố trí lại lịch thời vụ xuống giống vụ lúa hè thu, đông xuân để giảm chi phí, tránh rủi ro.
Video đang HOT
Theo Sở NNPTNT các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, ngoài những diễn biến thất thường của thời tiết đang diễn ra, các địa phương còn lo lắng về tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông xuân tới (cuối năm 2017). Nguyên nhân là vì thời tiết thay đổi thất thường, nguồn nước từ thượng nguồn đổ về không ổn định, khó đoán trong khi đó, đây là vụ lúa chính trong năm và là vụ lúa duy nhất được kỳ vọng sẽ thu lời cho người dân.
Xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai
TS Bùi Tân Yên – đại diện Chương trình BĐKH, Nông nghiệp và An ninh lương thực khu vực Đông Nam Á (CCAFS) cho rằng, ĐBSCL là vùng chịu tác động tiêu cực của BĐKH, đặc biệt là hạn, mặn và lũ lụt.Thời gian qua, đã có nhiều kết quả nghiên cứu về nguy cơ thiên tai, cảnh báo xảy ra cho vùng.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trên chưa được khai thác thích hợp và thiếu hướng dẫn ứng phó cụ thể. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất và cơ sở hạ tầng của các địa phương trong vùng cũng khác nhau nên cần áp dụng các biện pháp thích ứng khác nhau.
Còn theo Cục Trồng trọt, để ĐBSCL có kế hoạch thích ứng với BĐKH tốt hơn, Cục Trồng trọt đã phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng bản đồ nguy cơ hạn mặn và ngập lụt cho vùng này. Theo bản đồ trên, ĐBSCL sẽ có 6 vùng với các diễn biến BĐKH khác nhau.
Ông Nguyễn Hồng Sơn – Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: “Với bản đồ nguy cơ hạn mặn và ngập lụt cho vùng, đề nghị các tỉnh, thành ĐBSCL nên chú trọng xem xét, nghiên cứu để đưa ra các giải pháp cụ thể của từng địa phương trong việc chủ động kiểm soát tốt lũ, ngập lụt, xâm nhập mặn và tình hình dịch hại”.
Theo ông Sơn, trong các giải pháp ứng phó với BĐKH thời gian tới, các địa phương nên lưu ý bố trí lịch thời vụ phù hợp nhằm giúp dân sản xuất lúa né tránh những bất lợi của thời tiết, xây dựng kế hoạch chuyển dịch về cơ cấu cây trồng. Ngoài ra, các địa phương có thể chủ động đề xuất các mô hình canh tác nông nghiệp hay để hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.
Theo Danviet
Khẩn cấp ứng phó bão số 4
Bão số 4 giật cấp 8 - 9 dự báo sẽ đổ bộ từ Nghệ An đến Quảng Trị vào chiều tối nay 25.7, trùng với khu vực đổ bộ của bão số 2 vừa qua gây thiệt hại nặng về người và tài sản.
Người dân che chắn, cột chặt tàu thuyền và gia cố nhà cửa để ứng phó cơn bão số 4
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết, lúc 22 giờ ngày 24.7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,2 độ vĩ bắc và 109,9 độ kinh đông, cách bờ biển các tỉnh Nghệ An đến Quảng Trị khoảng 360 km về phía đông đông nam. Vùng gần tâm bão, sức gió mạnh nhất đạt cấp 8, tức là từ 60 - 75 km/giờ, giật cấp 9 - 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Dự báo chiều tối 25.7, bão đi vào địa phận các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Cho đến 22 giờ ngày 25.7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,9 độ vĩ bắc và 106,0 độ kinh đông, trên đất liền các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị. Vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới, sức gió mạnh cấp 7, tức là từ 50 - 60 km/giờ, giật cấp 8 - 9.
Ngư dân Quảng Bình cố neo tàu tại âu tàu tránh bão Cửa Việt (H.Triệu Phong, Quảng Trị) trước khi trời tối Ảnh: Nguyễn Phúc
Bản tin dự báo lúc 23 giờ hôm qua dự báo trong 24 - 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20 km, tiếp tục đi sâu vào đất liền các tỉnh từ Nghệ An - Quảng Trị và suy yếu dần thành một vùng thấp trên khu vực đông bắc Thái Lan.
Đáng lo ngại là bão số 4 sẽ gây ra đợt mưa kéo dài từ ngày 25 - 27.7 tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi, khu vực bắc Tây nguyên. Cụ thể, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế có mưa to đến rất to, dự báo tổng lượng mưa cả đợt trong khoảng 100 - 250 mm; khu vực bắc Tây nguyên có mưa to, khoảng 50 - 150 mm. Đợt mưa này sẽ khiến các sông từ Thanh Hóa đến khu vực Thừa Thiên-Huế và bắc Tây nguyên khả năng xuất hiện một đợt lũ mới, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ tại các huyện miền núi. Đặc biệt, vùng đô thị, thành phố lớn như Vinh (Nghệ An); TP.Hà Tĩnh (Hà Tĩnh); Ba Đồn, Đồng Hới (Quảng Bình) có nguy cơ xảy ra ngập úng.
Sơ tán dân, gia cố hồ đập
Tại cuộc họp bàn giải pháp ứng phó với cơn bão số 4 hôm qua 24.7, ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, lưu ý các bộ, ngành và chính quyền địa phương không lơ là chủ quan, chuẩn bị ứng phó với mưa bão với điều kiện cao nhất, kiên quyết sơ tán người dân ra khỏi vùng, nơi nguy hiểm, đặc biệt là đảm bảo nơi tránh trú bão cho tàu thuyền, không để xảy ra những thiệt hại như trong cơn bão số 2 vừa qua.
Ngư dân xã Bảo Ninh, TP.Đồng Hới (Quảng Bình) che chắn, cột chặt tàu thuyền vào chiều 24.7 Ảnh: Trương Quang Nam
Trong ngày 24.7, chính quyền địa phương và người dân ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống với tinh thần hạn chế tối đa thiệt hại do bão gây ra. Ông Ngô Đức Hợi, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (gọi tắt là Ban chỉ huy) tỉnh Hà Tĩnh, cho hay hiện là giai đoạn lúa vụ hè thu làm đòng, mực nước hầu hết các hồ chứa đều ở mức cao, một số hồ chứa đã tích đầy nước. Ban chỉ huy yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành cấp tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các đơn vị quản lý công trình thủy lợi tăng cường kiểm tra hệ thống hồ đập, triển khai ngay phương án đảm bảo an toàn cho hồ chứa, nhất là các hồ chứa xung yếu; kiểm tra hệ thống tiêu thoát lũ, đảm bảo an toàn cho diện tích lúa hè thu và hoa màu...; bằng mọi biện pháp phải thông tin kịp thời đến các tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và hướng di chuyển của bão để vào nơi tránh trú an toàn...
Cấm biển, gọi tàu thuyền tránh bão
Tại Nghệ An, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường đã chủ trì cuộc họp khẩn trực tuyến với các địa phương, yêu cầu kêu gọi tất cả tàu thuyền vào nơi tránh trú bão an toàn, phát lệnh cấm biển đối với tất cả tàu thuyền ra khơi trên vùng biển Nghệ An từ 17 giờ ngày 24.7. Ông Doãn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND TX.Cửa Lò (Nghệ An), cho biết thêm từ 17 giờ ngày 25.7, TX.Cửa Lò thực hiện lệnh cấm tắm biển đối với du khách.
Trong khi đó, từ sáng đến chiều tối, lực lượng chức năng Thanh Hóa phối hợp với chính quyền địa phương liên tục đôn đốc người dân triển khai các biện pháp phòng chống bão, hướng dẫn người dân đưa tàu, thuyền, bè mảng đến nơi trú ẩn an toàn; cắt cử lực lượng chốt tại các cửa biển, nghiêm cấm tàu bè ra khơi đánh cá trước khi bão vào. Dự báo bão số 4 sẽ gây mưa lớn, nhất là ở khu vực miền núi, nên tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm đến công tác phòng chống lũ ống, lũ quét tại khu vực này. Đến 17 giờ ngày 24.7, tất cả 11 huyện miền núi của tỉnh đã chuẩn bị các phương án phòng, chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và sẵn sàng sơ tán dân vùng nguy hiểm ở khu vực bờ sông, suối, các khu vực trũng thấp thường xuyên bị ngập.
Người dân H.Kỳ Anh (Hà Tĩnh) chủ động gia cố nhà cửa để đối phó với bão Ảnh: Phạm Đức
Có mặt tại âu tàu neo đậu Cửa Việt (xã Triệu An, H.Triệu Phong, Quảng Trị) vào tối qua (24.7), PV Thanh Niên ghi nhận có rất nhiều tàu đã vào neo đậu. Rút kinh nghiệm từ cơn bão số 2, ngư dân địa phương đã đưa tàu vào rất sớm, ngay khi nhận được tin bão; việc chằng néo kỹ lưỡng được hoàn tất từ đầu giờ chiều. Tương tự, tại các xã ven biển ở Quảng Bình, tối qua người dân đã đưa nhiều tàu thuyền công suất lớn đi trú ẩn trong các khu neo đậu, tàu thuyền nhỏ cũng được che chắn kỹ. Ông Lê Ngọc Linh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Bình, cho hay đến tối 24.7, đa số tàu thuyền của tỉnh (gần 1.700 tàu xa bờ) đã vào nơi tránh trú bão, chủ yếu là các khu neo đậu sâu trong bờ của tỉnh và vào Đà Nẵng.
Đến chiều tối qua, Ban Chỉ huy tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết hầu hết tàu thuyền trên địa bàn tỉnh đã vào bờ trú ẩn an toàn. Ban chỉ huy cũng lưu ý các địa phương sẽ có đợt mưa lớn (lượng mưa 100 - 150 mm) nên thông báo cho chủ hồ chứa các hồ thủy điện, thủy lợi khẩn trương thực hiện các phương án chuẩn bị phòng chống lũ.
Nhiều hồ mất an toàn
Theo Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, bão số 4 gây mưa lớn sẽ uy hiếp trực tiếp đến sự an toàn của các hồ chứa, công trình thủy lợi ở khu vực Trung bộ. Cụ thể, theo thống kê của Vụ Quản lý công trình thủy lợi và an toàn đập - Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT), riêng khu vực bắc Trung bộ hiện nay có 88 hồ chứa xung yếu. Trong đó, nhiều hồ chứa đang có mực tích nước cao như Duồng Cốc, Cống Khê (Thanh Hóa); hồ Vực Tròn (Quảng Bình) có dung tích trữ nước trên 100%; hồ Đá Hàn (Hà Tĩnh) đang phải xả nước. Ban Chỉ đạo T.Ư yêu cầu các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến, lưu lượng nước tại các hồ, sẵn sàng có phương án xử lý nếu các công trình này xảy ra sự cố.
Quân đội sẵn sàng ứng phó
Đại tá Phạm Văn Tỵ, Phó chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng), cho biết sáng 24.7 Bộ Quốc phòng đã có công điện chỉ đạo các quân chủng Hải quân, Phòng không - Không quân, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và các quân khu trên địa bàn ảnh hưởng của bão số 4.
Theo đó, Bộ yêu cầu các đơn vị chủ động lực lượng, có phương án tham gia ứng phó bão, đặc biệt là các sự cố, tình huống xấu phát sinh trong khi mưa bão. Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cũng sẵn sàng lực lượng với 444.651 người và 3.202 phương tiện tham gia ứng phó bão số 4. Trong số phương tiện được huy động có 47 xe đặc chủng, 47 xe lội nước và 7 tàu, 708 xuồng các loại.
Theo Thanh Niên
Bộ Công an chỉ đạo lực lượng ứng phó với cơn bão số 4 Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Bộ Công an) có Công điện gửi các lực lượng và các tỉnh, thành phố ven biển yêu cầu chủ động đối phó với cơn bão số 4. Theo đó, hôm nay (24.7), Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng...