Miền quá khứ
Ở nơi ấy, em trong đèn viết những lá thư dài cho riêng anh, háo hức với bài thơ anh chép vội, nơi nắm chặt tay em anh thì thầm “bàn tay em thì nhỏ mà khoảng trời thì rộng- anh sẽ chẳng bao giờ buông tay em ra”…
Ảnh minh họa
“Hai đứa có chung một miền nhớ trong lành mảnh vỡ đầu tiên…” Em đọc câu thơ này ở đâu, chẳng nhớ nổi nữa, nhưng chợt thấy sao giống mình đến thế. Thì thầm với ký ức chỉ vậy thôi, vậy là đủ để trái tim có một góc nhỏ dành riêng cho nhau, để khi ta chùn bước với hành trình dài phía trước, mỏi mệt trước những bộn bề hối hả, những bon chen không giới hạn giữa đời… chút ký ức nhỏ nhoi sẽ thắp lên trong lòng ta một ngọn lửa nhỏ, khe khẽ những câu hát bình yên ru ta về một miền nhớ. Nơi ấy bình yên để trái tim mềm, ánh mắt trong và nỗi nhớ cũng trong veo.
Ở nơi ấy, em trong đèn viết những lá thư dài cho riêng anh, háo hức với bài thơ anh chép vội, nơi nắm chặt tay em anh thì thầm “bàn tay em thì nhỏ mà khoảng trời thì rộng- anh sẽ chẳng bao giờ buông tay em ra”…
Nơi ấy mình tung tăng đi bên nhau dưới mưa, cùng mơ về những ước mơ như cổ tích trong tương lai, và vòng tay anh ôm em thặt chặt xua tan cái lạnh run người cuối đông. Nơi ấy em đánh rơi những tiếng cười giòn và cả những giọt nước mắt giận hờn em giấu dưới mi… rồi vỡ òa trong nối nhớ.
Nơi ấy, trường xưa tím biếc bằng lăng và rực đỏ phượng vĩ, em chân sáo nhảy cách những bậc cầu thang khi bác đưa thư đến, trái tim loạn nhịp với nét chữ thân thuộc, yêu thương. Những ngày cuối cùng của tuổi học trò chúng bạn bịn rịn khi chia xa, trong hành trang vào đời ngoài những trang lưu bút bạn bè viết cho nhau, em mang theo cả những lá thư anh gửi riêng em, tự nhủ lòng gìn giữ nhé những kỷ niệm đầu đời.
Nơi ấy, run run lời yêu thật khẽ, nụ hôn đầu nhẹ nhàng lướt qua môi, mà trái tim thì nóng ran, loạn nhịp…. em tự tin, vô tư bước vào đời khi anh giang rộng vòng tay đón em nơi ngưỡng cửa cuộc đời với nụ cười hiền và cái nắm tay thật chặt. Mọi điều trở nên giản đơn – dường như chẳng có khó khăn nào ngăn nổi bước ta anh nhỉ.
Video đang HOT
Nơi ấy, anh đón em mỗi giờ tan học, chiếc xe đạp quen và những lối phố thân quen, vai áo anh ướt mồ hôi, và em vô tâm cứ nghêu ngao những câu thơ không đầu, không cuối.
Nơi ấy, có một mùa Sen hà thành rực rỡ thơm ngát, em bé nhỏ và ngây thơ trước những toan tính vào đời – anh tất tả lên đường để làm người trưởng thành. Cuối một con đường quen bàn tay anh buông lơi và mình lạc nhau lúc nào không biết. Em ngác ngơ với hối hả phố phường, lặng nhìn theo những gánh sen hồng thơm ngát rực rỡ. Em đủ lớn để không bối rối òa khóc khi lạc mất anh, có lẽ đúng anh ạ -Bàn tay em bé nhỏ mà khoảng trời thì rộng, tình yêu đầu như cánh diều ngũ sắc em vô tình thả lên trong buổi chiều gió nổi, em vuột tay gió cuốn đi mất.
Nơi ấy, em đã từng ngác ngơ, loay hoay, quay quắt với những nỗi nhớ không tên, một mình đi trên những con đường quen, học cách mỉm cười với nỗi buồn. Em tự an ủi mình: “Khi thượng đế lấy đi của ta một thứ gì đó quý giá , thượng đế sẽ trả lại ta thứ quý giá hơn”. Chỉ giản đơn vậy thôi em đã trưởng thành khi không còn anh bên cạnh.
Ký ức giản đơn và bình dị như vậy đấy – và em cũng chưa bao giờ đặt tên hay áp đặt cất vào một góc nhỏ trong tim vậy mà trong muôn màu cảm xúc em đã trải qua, trong vô vàn những cung bậc hân hoan hạnh phúc của trái tim, trong những thàng công vốn là niềm mơ ước của thủa trước, chẳng biết vì sao ký ức vẫn tìm được một góc trong tim em để ẩn náu. Những điều bình dị nhỏ bé kia sao vẫn lấp lánh sáng giữa những viên mãn của cuộc đời.
Bất giác thì thầm, cám ơn vì mình đã đến trong đời nhau. Cám ơn đời cho ta chung một ký ức đẹp, cho ta chung một chốn bình yên trong tim để ru lòng khi bước chân ngập ngừng trước những con đường xa. Để ngày mai thức giấc lòng lại nhẹ nhàng, hân hoan và có thể trái tim lại lãng quên anh đã từng đến trong đời.
Theo Vietnamnet
Luồn cúi nhà vợ vì... quá nghèo
Khi quen và yêu nhau, tôi không nghĩ rằng nhà cô ấy lại giàu có và quyền lực như vậy!
Tôi quen vợ tôi từ hồi còn là sinh viên. Yêu nhau bốn năm học đại học, chúng tôi quyết định xin phép hai gia đình tổ chức đám cưới. Thế nhưng, mọi việc không diễn ra tốt đẹp và suôn sẻ như những gì tôi tưởng tượng. Bố của cô ấy là giám đốc của một doanh nghiệp xây dựng. Còn tôi, trai quê chính hiệu. Sống ở đâu tôi cũng được mọi người yêu mến, nhận xét là hiền lành, ngoan ngoãn. Thế nhưng, khi tôi về ra mắt gia đình nhà cô ấy, bố cô ấy không nói một lời, rời khỏi bữa cơm bởi cho rằng tôi là kẻ "đào mỏ".
Trước khi quen biết và yêu cô ấy, tôi cũng không thể ngờ rằng gia đình cô ấy lại giàu có và quyền lực đến như vậy. Tôi yêu cô ấy thật lòng, không vụ lợi, không có chút tơ tưởng nào tới tài sản gia đình cô ấy nắm giữ dù cho tôi rất nghèo.
Trước sức ép từ phía gia đình, cô ấy và tôi vẫn quyết tâm lấy nhau cho đến cùng. Bởi lẽ, hai chúng tôi không thể sống thiếu nhau. Hai đứa sẵn sàng ra ở riêng, tự làm tự ăn, quyết không nhòm ngó gì đến tiền bạc của bố mẹ.
Dù như vậy, nhưng tôi và cô ấy đều là những người có học thức nên vợ chồng tôi không muốn chỉ vì chuyện này mà nảy sinh mâu thuẫn tình cảm cha con của cô ấy. Tôi chờ đợi cho tới khi gia đình cô ấy đồng ý, đặc biệt là người cha độc tài của cô ấy.
Dù bị gia đình ngăn cản nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm đến với nhau (Ảnh minh họa)
Trong suốt nửa năm chờ đợi, tôi làm việc hăng say ngày đêm để chứng tỏ mình có năng lực, đủ tài chính để lo cho cuộc sống gia đình. Cô ấy cũng vậy, chăm chỉ làm việc để hai đứa tích góp một khoản tiền tiết kiệm riêng, lo thuê nhà, mua sắm đồ đạc. Tôi cũng thường xuyên "chai" mặt tới gặp bố vợ tương lai, dọn dẹp vườn tược trong khuôn viên nhà, làm tất cả mọi việc để mong bố cô ấy có cái nhìn khác về tôi.
Cuối cùng "trời không chịu đất thì đất cũng phải chịu trời", thấy chúng tôi quyết tâm, bố cô ấy quyết định tổ chức đám cưới cho hai đứa. Thế nhưng, cái nhìn của bố vợ tôi vẫn không thay đổi, luôn cho rằng gia đình tôi nghèo hèn, kém phân và hay nói móc khoáy về sự nghèo khó của gia đình tôi mỗi lần tôi đưa vợ về thăm nhà.
Bẵng đi một thời gian, vợ tôi mang bầu rồi sinh được một cậu con trai. Phần vì thương vợ không có người chăm sóc, phần vì mẹ vợ tôi xót con gái nên hai vợ chồng tôi quyết định về nhà ngoại để bà tiện chăm nom cho vợ tôi và cháu nhỏ.
Những ngày đầu, bố vợ tôi có vẻ quý cháu nên không nhiếc móc gì tôi. Thế nhưng, chỉ được khoảng hai tháng, bố vợ tôi lại "chứng nào tật nấy", họ hàng đến chơi với vợ tôi, ông vẫn than phiền ngay trước mặt tôi: "Đấy, có chăm được nhau đâu rồi lại phải về đây!".
Nghe những câu nói ấy của bố vợ, tôi chỉ còn biết cười xòa nhưng thực tâm trong lòng tôi vô cùng tự ái. Tôi đã lấy vợ được hơn một năm, vậy mà ông vẫn không chịu nhìn nhận tôi như một người con rể. Đối với ông, tôi chỉ là một kẻ đào mỏ, dù rằng tôi chưa xin xỏ một xu từ bố vợ.
Có lần, tôi phải đi công tác, bố tôi rút hai triệu rồi bảo: "Cầm tiền mà mua quà về, lương của anh được bao nhiêu". Tôi nhất định không lấy thì ông lại dè bỉu: "nghèo mà còn sĩ".
Sống trong gia đình nhà vợ giàu có, tôi như kẻ hầu người hạ trong nhà, không có quyền nói, không được phép tham gia vào bất cứ công việc gì của nhà vợ.
Đã rất nhiều lần tôi muốn chuyển ra khỏi nhà vợ, nhưng rồi nhìn vợ, nhìn đứa con thơ bé bỏng không người chăm nom tôi lại thấy xót xa. Bố mẹ tôi thì ở quê xa, nhà lại đông các cháu, ngẫm lại tôi thấy phận làm rể ở nhà vợ thật tủi nhục.
Đến bao giờ tôi mới hết bị bố vợ khinh, đến bao giờ ông mới chịu thừa nhận tôi không phải kẻ đào mỏ? Tôi phải làm sao?
Theo VNE
Tủi nhục phận đàn ông ở rể Trong lúc tức giận, Thương đã chỉ tay thẳng mặt đuổi chồng ra khỏi nhà mình. Hiện nay, cuộc sống xã hội văn minh và phát triển, mối quan hệ nam nữ được dung hòa, mọi quyền lợi và trách nhiệm sống ngang nhau. Việc người đàn ông tá túc nhà vợ có lẽ không còn xa lạ, không là vấn đề to...