Miền núi phía Bắc đổi thay rõ rệt, không còn xã dưới 5 tiêu chí
Hôm nay (29/7), tại Hà Nội, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức họp báo công bố tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng Nông thôn mới tại khu vực miền núi phía Bắc.
Sau 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc thay đổi rõ rệt. Ảnh minh họa: T.L
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết tháng 6 năm 2019, khu vực miền núi phía Bắc đã có 603/2.280 xã (26,45%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 18,34% so với cuối năm 2015), không còn xã dưới 5 tiêu chí.
Dự kiến đến hết năm 2019 có khả năng đạt 28,0% (hoàn thành sớm hơn 01 năm so với mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao các tỉnh Miền núi phía Bắc. Bình quân tiêu chí/xã đạt 12,28 tiêu chí (tăng 8,32 tiêu chí so với năm 2011 và tăng 4,14 tiêu chí so với năm 2015), thấp hơn so với bình quân chung của cả nước là 15,16 tiêu chí.
Cả vùng đã có 06 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Ông Trần Nhật Lam, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương phát biểu tại buổi họp báo.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Trần Nhật Lam, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết: Sau 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc thay đổi rõ rệt.
Người dân đã phát huy vai trò chủ thể, tích cực tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tham gia chuỗi giá trị; thu nhập ngày càng tăng, đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được nâng cao…
Theo báo cáo của các địa phương, dự kiến đến hết năm 2019, một số tỉnh khó khăn như Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái… đang khẩn trương hoàn thành hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận cho 01 đơn vị cấp huyện đat chuẩn nông thôn mới.
Việc những địa phương khó khăn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới có sức lan tỏa rất lớn, tạo động lực cho các tỉnh trong vùng phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo hướng chất lượng và bền vững.
Video đang HOT
Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới khu vực Miền núi phía Bắc sẽ được tổ chức tại TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình vào ngày 02 – 03/8/2019 do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì.
Ngoài tổng kết những kết quả đạt được trong 10 năm qua của Chương trình, Hội nghị sẽ tập trung đề xuất định hướng và giải pháp xây dựng nông thôn mới giai đoạn sau năm 2020 ở cấp thôn, bản và phát triển du lịch cộng đồng cho vùng miền núi phía Bắc.
Theo Danviet
Chương trình mục tiêu quốc gia: 5 địa phương chưa giải ngân được đồng tiền nào!
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phê phán các địa phương giải ngân chậm trong 2 chương trình mục tiêu quốc gia, gây cản trở tới ý nghĩa an sinh xã hội rất lớn của chương trình tới người dân, nhất là ở các vùng khó khăn.
"Tiền có, nhu cầu rất cấp bách, nhưng vẫn chưa phân bổ được. Giải ngân rất chậm, đến 30/6 mới đạt 23%, trong đó 5 địa phương chưa giải ngân được đồng nào", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lưu ý.
Ngày 25/7, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo, sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.
Hơn 50 % số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, Chương trình Xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực.
Hết tháng 6/2019, cả nước có 4.458 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, chiếm hơn 50% tổng số xã trên toàn quốc, hoàn thành trước yêu cầu của nghị quyết Quốc hội và Chính phủ tới 18 tháng.
Bên cạnh đó, có 82/664 đơn vị cấp huyện thuộc 36 tỉnh, TP được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 19 đơn vị so với cuối năm 2018).
Đặc biệt, 3 tỉnh Đồng Nai, Nam Định, Bình Dương và TP Đà Nẵng đã trở thành 4 địa phương đầu tiên của cả nước có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới đã được xử lý dứt điểm và hoàn thành tiến độ theo yêu cầu của Quốc hội.
Tuy nhiên, theo ông Nam, tiến độ thực hiện chương trình của một số địa phương, vùng còn chậm và thấp hơn đáng kể so với mặt bằng chung của cả nước.
Khoảng cách chênh lệch khá lớn về kết quả thực hiện giữa các vùng, miền như vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 82,74%, Đông Nam Bộ đạt 70%, thì khu vực miền núi phía Bắc mới là 26,45%, Tây Nguyên 37,73%...
5 địa phương chưa giải ngân được đồng vốn nào
Về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, theo Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Quân, dự kiến năm nay, số hộ nghèo sẽ giảm xuống còn 4,5%, đạt yêu cầu của Quốc hội.
Tuy nhiên, tỷ lệ giảm nghèo chưa bền vững vì ngoài tỷ lệ tái nghèo thì tỷ lệ phát sinh hộ nghèo cao, lên tới 17,8% trong năm 2018.
Đáng lưu ý, chênh lệch giàu nghèo chưa chuyển biến, năm 2014 khoảng cách thu nhập giữa hộ giàu và nghèo là 9,7 lần nhưng năm 2018 đã tăng lên 10 lần.
Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên, thiên nhiên khác nhau và phức tạp nên giải pháp thoát nghèo gắn với sinh kế bền vững chưa hiệu quả.
Thứ trưởng Lê Quân cũng cho biết, khả năng tiếp cận dịch vụ và thị trường của hộ nghèo chưa lớn. Ví dụ, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số rất cao nhưng tỷ lệ tiếp cận bảo hiểm y tế thì rất thấp.
Trong khi đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của các chương trình mục tiêu quốc gia vẫn chậm, mới được 23% kế hoạch năm 2019 và không đồng đều cho cả nước.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Thành Thống, có tới 47 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước.
Toàn cảnh cuộc họp
Cá biệt, có 5 địa phương chưa giải ngân được đồng vốn nào là Cà Mau, Khánh Hoà, Hoà Bình, Quảng Ninh và Đắk Nông và 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 10% là Thái Bình, Tiền Giang, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lưu ý, tình trạng chung của hai chương trình là giao vốn, giải ngân vốn đầu tư công còn rất chậm, tỷ lệ giao vốn đạt thấp.
"Tiền có, nhu cầu rất cấp bách, nhưng vẫn chưa phân bổ được. Giải ngân rất chậm, đến 30/6 mới đạt 23%, trong đó 5 địa phương chưa giải ngân được đồng nào, 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 10%; chưa bố trí được nguồn để thưởng chương trình xây dựng nông thôn mới, hơn 638 tỷ đồng", ông Vương Đình Huệ nói.
Phó Thủ tướng phê phán các địa phương giải ngân chậm trong 2 chương trình mục tiêu quốc gia, gây cản trở tới ý nghĩa an sinh xã hội rất lớn của chương trình tới người dân, nhất là ở các vùng khó khăn; đồng thời đề nghị các bộ, ngành và địa phương quyết liệt giải quyết những tồn tại này.
Phải giải quyết dứt điểm hộ nghèo là hộ người có công
Với kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, 100 hộ thoát nghèo thì lại có 18 hộ phát sinh mới, theo ông Vương Đình Huệ, đây là con số phải suy nghĩ. Mục tiêu đề ra là "nâng trên, đỡ dưới" cũng chưa đạt được.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý, khả năng năm 2019 mới giải quyết được khoảng 20/53 tỉnh có hộ nghèo là hộ người có công trong tổng số hơn 16.000 hộ. Đến năm 2020, nếu không có giải pháp tốt sẽ không đạt mục tiêu, đây là khó khăn, thách thức. Quyết tâm rất lớn của Chính phủ, Quốc hội, Ban Chỉ đạo phải giải quyết dứt điểm hộ nghèo là hộ người có công.
Nhấn mạnh nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Phó Thủ tướng đề nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung làm tốt Hội nghị tổng kết 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Nam Định, gắn với tổng kết Nghị quyết của, Trung ương, Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tập thể, sắp xếp công ty nông lâm nghiệp, đề xuất tới Chính phủ, Trung ương các phương hướng triển khai trong giai đoạn tới..
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhanh chóng sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và đánh giá thực hiện chuẩn nghèo đa chiều, làm cơ sở thực hiện trong 5 năm tới, đặc biệt là làm rõ chuẩn nghèo đối với trẻ em; sớm trình Ban Chỉ đạo kế hoạch tổ chức Ngày Quốc tế chống đói nghèo, Ngày Vì người nghèo Việt Nam năm 2019 cũng như các chương trình an sinh xã hội khác.
Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, đôn đốc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công liên quan tới 2 Chương trình này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương sớm tổng hợp thông tin để báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo nhu cầu, kế hoạch, kinh phí triển khai 2 chương trình mục tiêu quốc gia trong kế hoạch tài chính, ngân sách và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025.
Hương Giang
Theo Thanhtra
Phó Thủ tướng: "Cổ phần hoá - Đúng pháp luật nhưng phải nhanh" Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang diễn ra chặt chẽ, minh bạch nhưng Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sốt ruột khi tiến độ rất chậm khi chỉ đạt 27,5% kế hoạch đặt ra cho cả giai đoạn 2016- 2020. Sáng 8/7, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về đổi mới và phát triển doanh...