Miền Nam chính thức thoát bão số 16, hoàn lưu bão sẽ gây mưa lớn
Cập nhật tin bão mới nhất- bão số 16 (Tembin): Theo bản tin 14 giờ 30 chiều nay (25/12) của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay bão số 16 tiếp tục có xu hướng yếu dần; hoàn lưu bão đang gây mưa cho các tỉnh Nam Bộ, một số nơi đã có gió giật mạnh cấp 6-7.
Tin bão mới nhất: Bão số 16 giảm tốc, lệch xa đất liền
Hồi 13 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,2 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, cách Côn Đảo khoảng 240km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 150km về phía Tây Bắc, khoảng 80km về phía Đông Nam tính từ vùng tâm bão.
Tin bão mới nhất- bão số 16:Bão tiếp tục suy yếu, hoàn lưu gây mưa lớn toàn vùng Nam Bộ.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây và suy yếu thêm, tốc độ di chuyển 15-20km/h, đến 1 giờ ngày 26/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,2 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, ngay trên phía Nam Côn Đảo và vùng biển từ Trà Vinh đến Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 12.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển khoảng 20km/h, đến 13 giờ ngày 26/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,3 độ Vĩ Bắc; 103,8 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng biển Cà Mau-Kiên Giang. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11.
Từ chiều nay (25/12), vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, giật cấp 12.
Ảnh hưởng bão số 16 Ninh Thuận, Bình Thuận sóng biển cao từ 4-6 mét
Trên đất liền các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 11. Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang có gió cấp 6-7, giật cấp 9. Trên đất liền các khu vực khác thuộc Nam Bộ và các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Ven biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau có khả năng nước biển dâng do bão khoảng 0,5 mét, sóng biển cao 3-5 mét.
Video đang HOT
Từ sáng nay, do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc bão số 16 kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận (bao gồm cả đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10; sóng biển cao từ 4-6 mét.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 1 giờ ngày 27/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 8,6 độ Vĩ Bắc; 101,3 độ Kinh Đông, cách Thổ Chu khoảng 220km về phía Tây Tây Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9, sóng biển cao 3-5 mét. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 80km tính từ vùng tâm áp thấp nhiệt đới.
Cảnh báo mưa lớn: Do ảnh hưởng của bão số 16, ở Nam Bộ tiếp tục có mưa to; từ đêm nay ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to và có khả năng kéo dài 2-3 ngày. Từ đêm 26/12, mưa vừa, mưa to có khả năng mở rộng ra Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ.
Nhận định về diễn biến của cơn bão số 16: Trả lời phỏng vấn Báo Tuổi trẻ trưa nay 25/12, TS. Hoàng Đức Cường- Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết:
Đúng là bão Tembin có di chuyển lệch về phía Nam khoảng 10km, từ 8,2 độ Vĩ Bắc xuống 8,1 độ Vĩ Bắc.
Thời điểm hiện nay bão Tembin vẫn có cường độ cấp 10-11, giật cấp 13. Trong 24h tiếp theo, bão Tembin tiếp tục di chuyển theo hướng Tây là chủ yếu, có lệch dần về phía Nam, nhưng theo quy định thì chưa hẳn là hướng Tây Tây Nam.
Sau đó bão Tembin sẽ tiếp tục suy yếu thêm, tốc độ giảm từ 25km/h xuống còn 20km/h.
Theo ông Cường: Vị trí tâm bão hiện nay có lệch xuống phía Nam một chút. Vì vậy, vùng tâm bão sẽ đi xuống phía dưới Cà Mau. Tuy nhiên, vùng gió mạnh vẫn tồn tại ở phía Bắc và phía Tây của cơn bão là chính, phía Nam ở ngoài biển thì ít hơn.
Cho nên, tất cả các tỉnh từ Sóc Trăng trở xuống, khi bão đến vẫn có gió mạnh cấp 8, ở các tỉnh khác có gió cấp thấp hơn, khoảng cấp 6-7, tuy nhiên, gió giật đến sớm hơn.
Bão Tembin chuyển theo hướng Tây nhưng đường đi và tiệm cận vào bờ có lệch về phía Nam, vì vậy phạm vi bao trùm trước đây là cả tỉnh Sóc Trăng, sau khi lệch Nam khoảng 10km thì một phần tỉnh Sóc Trăng vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng, vùng nguy hiểm.
Theo Danviet
Bão Tembin với gió giật cấp 13 hướng vào Nam Bộ
Đi vào biển Đông đêm qua, bão Tembin được dự báo đổ bộ các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau đêm 25/12 với sức gió hơn 100 km/h (cấp 10).
Bão Tembin đã vượt qua đảo Palawan (Philippines) và trở thành cơn bão thứ 16 vào biển Đông trong năm.
4h ngày 24/12, tâm bão cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 340 km về phía Đông với gió mạnh nhất 115 km/h (cấp 11), giật tăng ba cấp.
Ngày và đêm nay, bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 20-25 km/h và được dự báo tiếp tục mạnh thêm.
Tembin được đánh giá là cơn bão mạnh, đổ bộ vào đất liền với sức gió hơn 100 km/h.
Sáng sớm mai, tâm bão trên khu vực phía Tây quần đảo Trường Sa, cách Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) 380 km về phía Đông. Gió tăng thêm một cấp - cấp 12 (tối đa 135 km/h), giật cấp 15, sóng biển cao 8-10 m.
16h ngày 25/12, tâm bão ở trên vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau, giữ nguyên sức gió cấp 12. Sau đó, bão đi vào đất liền các tỉnh này với sức gió mạnh nhất cấp 10, giật cấp 13 và yếu dần.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay, bão khiến các khu vực trong bán kính 150 km tính từ tâm bão gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13.
Đến 4h ngày 26/12, tâm bão trên khu vực các tỉnh từ Cà Mau và Kiên Giang. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão khoảng 90 km/h (cấp 9), giật tăng hai cấp, sóng biển cao 7-9 m.
Nhận định về cơn bão, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương Hoàng Đức Cường cho hay, đây là bão cuối mùa, bão muộn, trung bình 10 năm có một cơn, nhưng với cấp độ mạnh như bão Tembin là chưa từng có.
Đặc điểm khá bất thường của cơn bão này là hoàn lưu bão lệch về phía Bắc và phía Tây của vị trí tâm bão. Vì vậy, vùng mưa và gió mạnh nhất tập trung ở phía Bắc và phía Tây của tâm bão. Nghĩa là dù bão có đổ bộ vào Cà Mau thì vùng gió mạnh vẫn ảnh hưởng đến tận Nam Bình Thuận, Vũng Tàu.
"Kể cả khi bão giảm cấp khi đến Trường Sa rồi vào bờ, thì mây bão tan nhanh cũng gây mưa lớn với lượng 150-200 mm từ đêm 25 đến hết ngày 26/12", ông Cường nhận định.
Hướng đi của bão Tembin theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương.
Theo ông Cường, trường hợp bão vào bờ vẫn còn gió mạnh cấp 10-11 thì cấp độ rủi ro thiên tai cho khu vực bão ảnh hưởng là cấp 4 - rủi ro lớn. Nếu gió mạnh cấp 12 thì khu vực Nam Bộ chịu cấp độ rủi ro thiên tai cấp 5 - cấp thảm họa.
Đến thời điểm này, các dự báo đều cho thấy bão sẽ đổ bộ vào cùng ven biển từ Vũng Tàu đến Cà Mau, sau đó ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Nam bộ. Nhiều khả năng khi vào gần bờ, bão còn mạnh cấp 10-11, khi đổ bộ còn cấp 9-10.
"Tuy nhiên, vẫn có khả năng khi đến Trường Sa bão giữ nguyên cấp độ cho đến khi vào bờ với gió mạnh cấp 11-12. Do vậy phải phòng chống với cấp độ thảm họa", giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương nhận định.
Trong công điện gửi các bộ ngành và địa phương tối qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các đơn vị rút kinh nghiệm, tránh tư tưởng chủ quan, thực hiện nghiêm các biện pháp chủ động đối phó bão mạnh để giảm thiệt hại như đã xảy ra với bão số 12 vừa qua và bão Linda năm 1997.
Trước khi vào biển Đông, Tembin âp vao hon đao lơn thư hai của Philippinesngày 22/12 gây ra hang loat vu lu quet, lơ đât, co nơi ca môt ngôi lang bi chôn vui. Thống kê ban đầu đã có 133 người thiệt mạng, hiện còn rất nhiều người mất tích.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Nếu cần thiết, sẽ cưỡng chế người dân di dời để tránh bão số 16 Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng tại cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã tổ chức cuộc họp ứng phó bão Tembin tổ chức sáng nay 24/12. Tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết: Bão Tembin qua Philippines đã làm...