Miễn học phí cho sinh viên sư phạm: Chính sách đã lỗi thời?
PGS.TS Nguyễn Trường Giang đề xuất chỉ miễn học phí cho sinh viên sư phạm làm đúng nghề.
Tại hội nghị tham vấn ý kiến chuyên gia về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục và Luật giáo dục Đại học, PGS.TS Nguyễn Trường Giang ( Bộ Tài chính) đề xuất chỉ miễn học phí cho sinh viên sư phạm làm đúng nghề. Trước đó, đề xuất bỏ miễn học phí cho sinh viên sư phạm đã nhận được nhiều ý kiến quan tâm.
Giữa tháng 8/2017, tại buổi làm việc với Bộ GD&ĐT và một số chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường ĐH sư phạm để tìm hướng giải quyết nút thắt cho đào tạo sư phạm hiện nay, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc miễn học phí đang ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng các trường sư phạm.
Thí sinh sau giờ thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: T.T.
Các trường khác được thu học phí nên có điều kiện mở ra nhiều loại hình đào tạo như chất lượng cao, tiên tiến để thu hút người học trong thời điểm khó khăn để giải quyết đầu tư.
Mặt khác, có thực tế là dù miễn học phí, sư phạm vẫn không thu hút được những người giỏi vào học. Bằng chứng là mùa tuyển sinh vừa qua, điểm chuẩn vào các trường sư phạm không cao.
Theo GS.TS Phạm Hồng Quang, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm, ĐH Thái Nguyên, chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên sư phạm phát huy tốt trong khoảng 10 năm (từ 1998 đến 2008).
Video đang HOT
Tuy nhiên, thời gian gần đây, do tình trạng có quá nhiều cơ sở đào tạo giáo viên, chỉ tiêu đào tạo hàng năm nhiều nên có nhiều sinh viên học sư phạm được hưởng chế độ miễn học phí lại không có cơ hội phục vụ ngành giáo dục. Điều này dẫn đến việc lãng phí kinh phí khi miễn học phí cho sinh viên sư phạm.
Ngoài ra, chính sách miễn học phí sư phạm và cấp bù số học phí này cho các nhà trường tính theo số lượng sinh viên cũng làm cho một số trường trong giai đoạn vừa qua đã cố gắng tăng số lượng sinh viên, dẫn đến hiện tượng dư thừa giáo viên.
GS Phạm Tất Dong, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nêu lên thực tế khác hiện nay là nhóm ngành công nghệ, kỹ thuật hiện dễ thu hút người học nhất vì khởi nghiệp dễ hơn cả. Thứ hai, hướng đến công dân toàn cầu thì khối sư phạm gần như không có “chỗ”. Bởi vì tính kết nối với thế giới bên ngoài không dành cho sinh viên sư phạm. Xuất khẩu kỹ sư, xuất khẩu cử nhân công nghệ, không xuất khẩu giáo viên. Trong khi đó, sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra không có chỗ làm.
“Bài toán của sư phạm hiện nay là cực kỳ khó, miễn học phí cũng thế mà không miễn cũng thế. Theo tôi, vấn đề cốt lõi bây giờ là phải khảo sát lại toàn bộ hệ thống của ngành giáo dục, xem thực chất nhu cầu của ngành là bao nhiêu. Nếu không còn nhiều nhu cầu thì giảm bớt các trường sư phạm, đưa đội ngũ giáo viên đó về dạy ở phổ thông”, GS Phạm Tất Dong cho hay.
GS.TS Phạm Hồng Quang cho biết nhiều năm gần đây, điều kiện kinh tế của các gia đình có tăng lên song điều kiện ở một số tỉnh miền núi vẫn còn gặp khó khăn. Ngoài chi phí học phí, sinh viên ĐH còn phải chi phí nhiều việc khác như ăn, ở, đi lại… Do đó, khi con em miền núi về các trường ĐH tập trung ở thành thị với mức chi phí khá cao nên việc miễn học phí cho sinh viên sư phạm rất có ý nghĩa, gia đình có điều kiện đầu tư các chi phí khác cho sinh viên sư phạm được tốt hơn.
“Bản chất chế độ miễn học phí cho sinh viên sư phạm không tự gây nên vẫn đề lãng phí. Nguyên nhân cơ bản là đầu tư dàn trải hàng trăm trường sẽ khó đảm bảo chất lượng”, GS Phạm Hồng Quang cho hay.
Theo Nghiêm Huê (Tiền Phong)
Đừng để học phí thành barie với trẻ em nghèo
Sau cấp THCS, Bộ GDĐT lại đề xuất miễn học phí cho trẻ 5 tuổi hệ công lập để hạn chế tình trạng bỏ học. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần có sự công bằng cho cả trẻ em ở các trường tư thục, nếu không rất nhiều trẻ em nghèo sẽ bị chính sách miễn giảm... bỏ rơi.
Trẻ nghèo vẫn chịu học phí cao
Theo Bộ GDĐT, hiện nay, mặc dù tỷ lệ huy động trẻ mầm non ra lớp đã khá cao (từ 3-5 tuổi đến trường là 92,16%, trẻ 5 tuổi là 98,75%) nhưng, ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, đối với những gia đình nghèo và cận nghèo, học phí vẫn là rào cản trong việc duy trì sĩ số lớp.
Nhiều cha mẹ muốn nộp phí cũng không tìm được trường mầm non cho con. (Ảnh minh họa). Ảnh: Tùng Anh
Chính vì vậy, việc thực hiện chính sách miễn học phí đối với giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn sẽ nhằm đảm bảo mọi đối tượng trong độ tuổi này đều được tiếp cận với giáo dục.
Ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GDĐT) cho biết, chính sách miễn học phí cho trẻ mầm non cũng là khẳng định theo Nghị quyết số 46/NQ-CP, Chính phủ. Từ trước đến nay, Nhà nước mới chỉ thực hiện miễn giảm đối với các đối tượng chính sách. Việc nhà nước đã phổ cập giáo dục mầm cho trẻ dưới 5 tuổi nhưng lại chỉ miễn học phí cấp tiểu học đã gây khó khăn cho việc huy động trẻ đến trường, nhất là học sinh vùng núi.
Đánh giá cao đề xuất miễn học phí cho trẻ mầm non, nhưng nhiều người cho rằng, việc miễn học phí nếu chỉ được thực hiện ở khối trường công lập sẽ thiệt thòi với một số lượng lớn trẻ em nghèo đang học ở các trường tư thục, các nhóm lớp mầm non tự phát.
Là công nhân trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội), tổng thu nhập hàng tháng của cả hai vợ chồng chị Trần Thị Bích (Hiệp Hòa, Bắc Giang) chỉ được khoảng 10 triệu đồng. Trừ tiền thuê nhà 2,5 triệu đồng/ tháng; tiền ăn cho cả nhà tiết kiệm cũng rơi vào khoảng 3 triệu đồng, tiền điện nước 500.000 đồng và một khoản chi phí lớn nữa dành cho 2 con đang học mầm non. Chị Bích cho biết: Vì không có hộ khẩu, lại làm việc theo ca không đưa đón con theo giờ được nên chị buộc phải gửi các con ở một nhóm trẻ tư thục với giá 1,7 triệu đồng/ tháng/ 1 bé.
"Mỗi tháng mất 3-4 triệu đồng đóng học cho con, hai vợ chồng không dư nổi một đồng. Trong khi đó, người dân có hộ khẩu ở vùng này, con được học trường công, được hỗ trợ, mỗi trẻ đi học chỉ mất khoảng vài chục nghìn tiền học phí/ tháng" - chị Bích nói. Cũng như gia đình chị Bích, hàng nghìn công nhân khác trên cả nước cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự.
Theo thống kê của Bộ GDĐT giữa năm 2017, ở bậc mầm non, quy mô mạng lưới trường, lớp phát triển nhanh. Cả nước tăng thêm 354 trường với 11.318 nhóm, lớp mới. Số lượng, tỷ lệ trẻ đến trường đều vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, hiện một số khu đô thị, khu công nghiệp thiếu trường lớp; khu vực miền núi, vùng sông nước vấn tồn tại nhiều điểm trưởng nhỏ lẻ, khó khăn trong đầu tư nguồn lực.
PGS.TS Phạm Bích San - Viện nghiên cứu Tư vấn và Phát triển cho rằng:"Tình trạng nhiều, khu công nghiệp "trắng" trường mầm non công lập đã khiến công nhân phải tìm đến các nhóm trẻ tư kém chất lượng, giáo viên, bảo mẫu thiếu trình độ... Đây cũng là nguyên nhân xảy ra hàng loạt các vụ bạo hành trẻ em, làm mất ổn định xã hội và không tạo được cơ sở vững chắc cho sự ổn định trong tương lai".
Trường tư cũng nên miễn
Nhiều chuyên gia cho rằng, chính sách miễn học phí rất nhân văn, tuy nhiên, nếu miễn học phí, cần công bằng với trẻ học trường tư. Bởi lẽ, bên cạnh một số ít các trường tư thục, chất lượng cao, trường quốc tế dành cho con nhà giàu thì phần nhiều các trường tư thục ở những vùng khó khăn đều là chỗ học tập của học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, là con em trong các khu công nghiệp, khu chế xuất...
Ông Phạm Văn Đại - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cho rằng, nếu miễn học phí ở các cấp từ THCS đến mầm non thì trường công lập và ngoài công lập cần được miễn đều như nhau. Theo ông Đại, hiện nay, học sinh trường ngoài công lập chưa được hưởng một chính sách gì về học phí. Đây là một phần lý do làm cho các trường dân lập phải thu học phí, phụ phí cao hơn để đủ chi tiêu. Chính điều này đã tạo sức ép rất lớn cho các trường công lập về sĩ số và ảnh hưởng đến công tác xã hội hóa giáo dục.
"Hiện nay, chúng ta đang thực hiện chủ trương xã hội hóa, phát triển các trường ngoài công lập nhằm đạt tỷ lệ 15% học sinh tiểu học, 15% học sinh THCS và 40% học sinh THPT học ngoài công lập vì vậy, theo quy định về phổ cập thì con em nhân dân trên địa bàn phải được miễn học phí như nhau" - ông Đại nói.
Theo Danviet
Tiền đâu miễn học phí, tăng lương giáo viên? Việc miễn học phí tới cấp THCS và lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang, bảng lương hành chính sự nghiệp có khả thi khi ngân sách còn nhiều hạn chế? Ngày 25/11, Bộ GD&ĐT có cuộc trao đổi với báo chí để thông tin về một số thay đổi quan trọng trong Dự thảo Sửa đổi, Bổ sung...