Miền đông Ukraine tuột khỏi tay chính quyền Kiev
Đến ngày 30.4, đã có hơn 12 thành phố ở miền đông Ukraine nằm trong tay phe chống chính phủ lâm thời nước này.
Các tay súng bao vây trụ sở cảnh sát thành phố Luhansk – Ảnh: Reuters
Theo Reuters, trong hôm qua, phe nổi dậy tiếp tục chiếm được quyền kiểm soát các tòa nhà chính quyền và trụ sở cảnh sát ở Horlivka, một thành phố khoảng 300.000 dân. Trước đó, từ tối 29.4 đến sáng qua, nhiều tay súng được trang bị súng trường và súng phóng lựu đã tấn công các đồn cảnh sát ở thành phố Luhansk. Một người dân địa phương kể lại với Reuters, lực lượng cảnh sát cầm cự bằng lựu đạn và hơi cay nhưng cuối cùng đã phải giao nộp vũ khí và trụ sở cho nhóm biểu tình. Trong khi đó, chính quyền địa phương thì khẳng định cảnh sát không hề chống trả.
Đến nay, hơn 12 thành phố ở miền đông Ukraine đã bị những người biểu tình chiếm giữ, bao gồm những đô thị quan trọng như Donetsk Luhansk hay Slavyansk. Trước tình hình trên, Tổng thống lâm thời Ukraine Oleksandr Turchynov đã yêu cầu sa thải các cảnh sát trưởng ở Luhansk và Donetsk đồng thời cáo buộc lực lượng cảnh sát ở miền đông “không hành động” và một số còn “phản bội”. Trong ngày 30.4, Kiev cũng tuyên bố đặt quân đội vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Video đang HOT
Trong lúc tình hình miền đông Ukraine vẫn chưa hạ nhiệt, cuộc khẩu chiến giữa Nga và phương Tây càng trở nên gay gắt. Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo những biện pháp trừng phạt của EU và Mỹ có thể gây tổn hại đến các lợi ích về năng lượng của phương Tây tại Nga. “Nếu cứ tiếp tục các biện pháp trừng phạt, chúng tôi dĩ nhiên phải tính đến hoạt động của các công ty nước ngoài tại Nga, bao gồm trong ngành năng lượng”, ông Putin tuyên bố. Phó thủ tướng Dmitry Rogozin còn nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến các phi hành gia nước này trên Trạm vũ trụ quốc tế ( ISS), hiện phụ thuộc vào tàu Soyuz của Nga để đi lại giữa ISS và trái đất. Theo AFP, Moscow còn cáo buộc Washington muốn khôi phục chính sách “Bức màn sắt” và hành động này sẽ “gậy ông đập lưng ông”.
Đáp trả, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry yêu cầu Moscow “để Ukraine được yên ổn” và tuyên bố Mỹ sẽ “bảo vệ từng tấc đất” trên lãnh thổ các thành viên NATO, theo BBC. Cụ thể, Washington đang lên kế hoạch tăng cường các đợt diễn tập dự kiến diễn ra vào tháng 6 tới tại các nước Baltic. AFP dẫn lời thiếu tướng hải quân Mỹ John Kirby cho hay, các đợt diễn tập sẽ diễn ra trên mặt đất và trên biển với quy mô lớn hơn. Cũng trong ngày 30.4, Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF) đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế Nga trong năm nay từ 1,3% xuống chỉ còn 0,2%, viện dẫn tác động của các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moscow, theo RIA-Novosti. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Nga đến nay vẫn khẳng định các biện pháp trên gây tổn hại không đáng kể đến nền kinh tế nước này.
Trong một diễn biến khác, tờ Kommersant dẫn nguồn giấu tên cho hay Tổng thống Putin có thể sẽ đến Crimea để dự lễ duyệt binh mừng Ngày chiến thắng phát xít 9.5. Nếu được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên ông Putin đến Crimea kể từ khi vùng lãnh thổ này sáp nhập vào Nga hồi tháng 3.
Theo VNE
Tham vọng "Nước Nga mới" của ông Putin tại đông nam Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi vùng đông nam Ukraine là "Novorussia" hay "Nước Nga mới" đồng thời khẳng định quyền can thiệp vào khu vực này nhân danh công dân Nga sinh sống tại đây.
Novorussia là một cụm từ liên quan tới lịch sử xâm chiếm lãnh thổ của Đế chế Nga trong những năm 1700 và một phần của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine thuộc Liên bang Xô viết vào năm 1922.
Hồi tháng Ba, Nga đã quyết định sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine vào lãnh thổ nước này. Trong khi đó, một số tay súng bịt mặt thân Nga mang theo vũ khí hạng nặng và mặc quân phục nhưng không đeo phù hiệu đang nắm quyền kiểm soát tại hai vùng phía đông Ukraine là Donetsk và Luhansk. Ngoài ra, nhóm ly khai tại 2 khu vực trên cũng kêu gọi tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 11/5 tới.
Những tay súng thân Nga đứng canh tại khu vực ngoại ô thành phố Slaviansk, miền đông Ukraine hôm 30/4
Theo tờ Business Insider, Tổng thống lâm thời Oleksandr Turchynov còn tuyên bố Kiev đã "bất lực" trong công tác khôi phục trật tự tại khu vực miền đông và khẳng định ưu tiên hàng đầu hiện nay là bảo vệ Kharkov và Odessa tránh xa làn sóng nổi loạn.
Tuy nhiên, đây sẽ là một nhiệm vụ khó khăn với chính quyền Kiev. Trước đó, một tay súng giấu mặt đã nã đạn vào thị trưởng Kharkov - người từng ủng hộ cựu Tổng thống thân Nga bị lật đổ Viktor Yanukovych.
Hồi tuần trước, 7 người cũng đã bị thương tại Odessa khi một quả bom phát nổ gần một điểm kiểm soát do lực lượng thân Kiev chiếm đóng.
Trong khi đó, tiến về khu vực phía tây Odessa, khoảng 1.200 binh sĩ Nga đang đóng quân tại vùng Transnistria của Moldova.
Trên thực tế, sau sự kiện cựu Tổng thống Ukraine Yanukovych bị lật đổ và chính quyền mới được thành lập tại Kiev, những sự kiện gần đây đã cho thấy tham vọng của Tổng thống Putin trong việc đưa các vùng "Novorussia" nằm trong quỹ đạo của Kremlin.
Ngoài ra, một điều dễ nhận thấy là sự xuất hiện của các tay súng tại đông nam Ukraine đang biến tham vọng về một "Nước Nga mới" của ông Putin dần trở thành hiện thực.
Theo VNE
Nga kịch liệt bác bỏ tuyên bố sặc mùi chiến tranh của lãnh đạo Ukraine Tại hội nghị thượng đỉnh khu vực tại Minsk (Belarus), Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định không hề có chuyên gia quân sự Nga hay lính Nga hoạt động tại miền đông Ukraine thời điểm này. Ngoài ra, ông Putin cũng tái khẳng định Nga không hề có ý định đưa quân vào Ukraine như phương Tây rêu rao. Tổng thống...