Miễn dịch tự thân – liệu pháp chữa ung thư không đau đớn
Bác sĩ tách lọc tế bào miễn dịch từ máu người bệnh, nuôi cấy tăng sinh trong phòng thí nghiệm rồi truyền lại cơ thể bệnh nhân.
Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, Hà Nội, cho biết hệ miễn dịch cơ thể giúp chống đỡ những tác nhân bệnh tật từ vi khuẩn, virus, tế bào ung thư phát sinh. Khi hệ miễn dịch suy yếu, tế bào ung thư sẽ phát triển thành các khối u, di căn. Hệ thống miễn dịch khỏe, tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt.
Hiện nay, việc điều trị ung thư là điều trị đa mô thức, gồm một số phương pháp phổ biến như hóa chất, phẫu thuật, xạ trị – chiếu tia. Cả 3 phương pháp này đều truyền thống, hiệu quả nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tế bào ung thư tái phát.
Với phương pháp miễn dịch tự thân, người bệnh được tách lọc tế bào miễn dịch từ máu của mình. Các tế bào miễn dịch này được nuôi cấy tăng sinh tại phòng thí nghiệm ở điều kiện đặc biệt trong vòng 2-3 tuần nhằm nhân lên, sau đó hoạt hóa và truyền lại vào cơ thể người bệnh 2 lần một tháng. Liệu pháp có thể kéo dài cho đến khi các tế bào ung thư suy giảm, khối u thoái lui hay vào không tiến triển. Phối hợp với phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… tế bào ung thư di căn sẽ được ngăn chặn.
Liệu pháp có thể sử dụng độc lập để tránh tái phát, duy trì 6 tháng một lần truyền vào cơ thể người bệnh. Tuy nhiên hiệu quả điều trị được tăng cường khi kết hợp với các liệu pháp khác.
“Đây là phương pháp điều trị ung thư tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay”, giáo sư Liêm cho biết.
Ảnh: Health
Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân được áp dụng thành công lần đầu tiên tại Nhật Bản, hiện đã có trên 10 nước áp dụng. Năm 2012-2014, khoảng 7.000 bệnh nhân ung thư được điều trị bằng phương pháp này, đến nay tăng lên 13.000-14.000 người. Tại Việt Nam, liệu pháp miễn dịch tự thân đã được chuyển giao cho các bệnh viện lớn.
Bệnh viện Vinmec hiện nuôi cấy tăng sinh cả 2 loại tế bào, là tế bào T và tế bào NK (tế bào tiêu diệt tự nhiên), nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch. Thực nghiệm lâm sàng và các kết quả điều trị cho thấy phương pháp này hiệu quả đối với các dạng ung thư khác nhau, trừ ung thư máu còn hạn chế.
Video đang HOT
Giáo sư Liên cho biết ưu điểm lớn nhất của phương pháp là rất an toàn, không có phản ứng phụ, không gây đau đớn cho người bệnh. Bệnh nhân được điều trị có thể sống nhiều năm, phụ thuộc vào thể trạng và loại ung thư. Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân vẫn có thể điểu trị bằng phương pháp này nhưng tác dụng thấp hơn ở giai đoạn sớm.
Sau điều trị, bệnh nhân được theo dõi bằng các chỉ số xét nghiệm. Hiện tất cả bệnh nhân được bệnh viện thử nghiệm lâm sàng bằng phương pháp này sức khỏe ổn định, thể trạng tốt.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Bác sĩ Trung Quốc khỏi ung thư nhờ liệu pháp miễn dịch
Sau nửa năm điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, bác sĩ Zou Yuliang không còn dấu vết ung thư dù trước đó tiên lượng rất xấu.
Tháng 12/2017, bác sĩ Zou Yuliang được thông báo ông chỉ còn vài tuần để sống. Ung thư đã tàn phá cơ thể ông, di căn từ gan lên phổi. Các biện pháp điều trị thông thường đều thất bại, ông phải vật lộn để thở. "Chúng tôi chẳng có cơ hội nào, kể cả ghép gan", vợ bác sĩ Zou là bác sĩ tim mạch Zou Fanling chia sẻ.
Giờ đây, bác sĩ Zou không chỉ phục hồi mà còn làm việc và đi vòng quanh Trung Quốc để tham gia các hội nghị y khoa. Điều kỳ diệu này có được là nhờ liệu pháp miễn dịch mới mang tên liệu pháp kháng thể bắt chước TCR (TCR Mimics).
Theo SCMP, liệu pháp miễn dịch sử dụng các kháng thể đặc biệt, giúp tế bào miễn dịch của cơ thể phân biệt đâu là tế bào ung thư rắn và đâu là tế bào mô rắn bình thường, để chúng chỉ xâm nhập và tiêu diệt các tế bào gây hại. Các liệu pháp miễn dịch hiện hành đã mang lại nhiều hy vọng trong cuộc chiến chống ung thư máu như bé Emily Whitehead 7 tuổi, mắc bệnh bạch cầu cấp thể lympho người Mỹ được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch CAR-T.
Nhược điểm của liệu pháp miễn dịch CAR-T là nhận diện các tế bào ung thư dựa vào một chất nằm trên bề mặt của chúng, trong khi nhiều tế bào ung thư lại khéo ẩn mình dưới những vỏ bọc bình thường, khiến các tế bào T không thể nhận diện.
Ảnh: SCMP.
Nhằm khắc phục nhược điểm trên, tiến sĩ Cheng Liu, người sáng lập và CEO của công ty Eureka Therapeutics (Mỹ) và David Scheinberg, chuyên gia về bệnh bạch cầu tại Trung tâm Ung bướu MSKCC đã phát triển ý tưởng tìm kiếm các dấu hiệu nhận dạng nằm bên trong tế bào ung thư: gene sinh ung (oncogen) đột biến.
Oncogen là một gene kiểm soát sự phát triển tế bào, khi bị đột biến nó sẽ biến các tế bào bình thường thành tế bào ung thư. "Nếu điều đó xảy ra bên trong tế bào, sẽ có một mảnh nhỏ của gene sinh ung thoát ra và hiện diện trên bề mặt tế bào", tiến sĩ Liu giải thích.
Những người hoài nghi cho rằng hiện tại không công nghệ nào có thể phát hiện những mảnh gene sinh ung nhỏ như vậy. Tuy nhiên, tiến sĩ Liu và Scheinberg đã tìm ra một kháng thể đặc biệt làm được đúng điều này. Họ gọi chúng là "kháng thể bắt chước thụ thể tế bào T (TCR mimics)".
Năm 2013, Eureka và MSKCC công bố thông tin này trên tạp chí Science Translational Medicine. Hai năm sau, bài báo trên tạp chí Nature Biotechnology do họ xuất bản cho thấy kháng thể TCR mimics có thể được đưa vào tế bào T của hệ thống miễn dịch, điều chỉnh liệu pháp tế bào T để nhắm tới các khối u rắn theo cách hiệu quả hơn.
Tiến sĩ Liu tập trung nghiên cứu liệu pháp mới này trên bệnh nhân ung thư gan. "Thời gian đó chẳng ai quan tâm tới ung thư gan" ông nói. Tỷ lệ tử vong cao và những khó khăn trong điều trị đã ngăn cản các nhà khoa học tiến sâu vào lĩnh vực này.
Thử nghiệm trên động vật, liệu pháp của tiến sĩ Liu đã chữa các con chuột khỏi ung thư gan. Thế nhưng, thử nghiệm trên con người là một thách thức bởi "không ai muốn trở thành chuột bạch thí nghiệm". Hậu quả cũng hết sức nghiêm trọng: nếu xảy ra sai sót, ví dụ như bệnh nhân tử vong trong quá trình này, sự nghiệp và công ty của ông sẽ sụp đổ.
Cuối cùng, tiến sĩ Liu tìm thấy một đồng minh ở Trung Quốc. Đó là tiến sĩ Chang Liu, Giám đốc đơn vị Hồi sức Cấp cứu ngoại tại Bệnh viện Liên kết số Một thuộc Đại học Giao thông Tây An. Tiến sĩ Chang Liu nghĩ rằng liệu pháp cải tiến của tiến sĩ Liu đáng để khám phá. Chủ tịch bệnh viện, Shi Bingyin, cũng chấp thuận nghiên cứu lâm sàng.
Năm nay, liệu pháp miễn dịch được thử nghiệm trên 6 bệnh nhân ung thư gan nặng không đáp ứng liệu pháp điều trị truyền thống. Suốt 9 ngày, nhóm nghiên cứu trích xuất các tế bào T của bệnh nhân, tiến hành biến đổi gen để tạo các kháng thể TCR, nhân bản chúng rồi đưa trở lại cơ thể bệnh nhân.
Đối tượng thử nghiệm đầu tiên là một nông dân 65 tuổi nằm liệt giường vì ung thư di căn đến xương sống. Ông phải uống thuốc giảm đau hàng ngày. Trải qua ba tuần điều trị bằng liệu pháp mới, người nông dân có thể đi lại được và ngừng dùng thuốc giảm đau. Chụp cắt lớp trục cho thấy năm khối u xung quanh cột sống của ông đã biến mất.
Bệnh nhân tự mình ra khỏi bệnh viện và trở về quê để ăn Tết. Vài ngày sau, ông qua đời vì ăn thức ăn cứng gây chảy máu đường ruột. Nguyên nhân tử vong được coi là không liên quan đến ung thư gan.
Là bác sĩ ung bướu, Zou Yuling đã nghe đến kết quả điều trị của người nông dân và yêu cầu được tham gia vào nghiên cứu. Tháng 1/2018, bác sĩ 52 tuổi trải qua một đợt điều trị bằng liệu pháp này. Tháng 3, Zou thở tốt hơn và có thể ăn thịt, chứng tỏ chức năng gan và phổi đã được cải thiện.
Kết quả xét nghiệm của bác sĩ Zou cho thấy 4 khối u ở một bên phổi của ông tiếp tục lớn lên. Đó là ngày đen tối nhất trong cuộc đời của tiến sĩ Cheng Liu. "Tôi không biết người nông dân đầu tiên của tôi có phải chỉ là trường hợp may mắn ngẫu nhiên hay không", tiến sĩ Liu bộc bạch.
Sang tháng 4, các dấu ấn sinh học của bác sĩ Zou dần cải thiện. Xét nghiệm máu chỉ ra hàm lượng AFP (protein tiết ra từ các khối u gan) giảm một nửa sau khi tăng gấp đôi so với tháng trước đó. Vào tháng 7, lượng AFP hạ xuống tới mức bình thường. Chụp cắt lớp trục cho thấy khối u phổi của Zou đã thu nhỏ lại. Đến tháng thứ sáu, các khối u này biến mất.
Vì không thấy bất kỳ tác dụng phụ nào ở tất cả bệnh nhân, tiến sĩ Liu nhận định liệu pháp miễn dịch cải tiến không làm hại các tế bào khỏe mạnh như tế bào B. Ngày 5/9 vừa qua, ông đã trình bày dữ liệu nghiên cứu lâm sàng của Trung Quốc tại Hội nghị cấp cao CAR-TCR ở Boston.
Tiến sĩ Liu thừa nhận vẫn còn một vài ẩn số ở kỹ thuật này, bao gồm khả năng tái phát ở những bệnh nhân đang được theo dõi: "Tôi không nói rằng tôi đã tìm thấy câu trả lời cho mọi vấn đề... điều hứa hẹn lớn là chúng tôi có thể mở đường tiến vào lĩnh vực các khối u rắn".
Công ty Eureka có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm lâm sàng ở Mỹ vào năm tới. Đó là bước tiếp theo trong quy trình của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) để đưa phương pháp điều trị này ra thị trường. Bước đột phá này có thể kéo dài cuộc sống của những người hiện phải đối mặt với tiên lượng xấu. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, khi ung thư khu trú tại gan, tỷ lệ sống thêm năm năm là 31%. Khi bệnh đã lan đến các cơ quan hoặc mô ở xa, con số giảm xuống chỉ còn khoảng 11%.
Bác sĩ Zou Fanling tự tin rằng chồng mình đã được chữa khỏi. Ông bà ăn mừng bằng cách đưa gia đình đến Thành Đô, điểm đến du lịch yêu thích của họ. Lần này, kỳ nghỉ càng trở nên đặc biệt. "Tất cả mọi thứ giờ đều trở nên khác lạ với chúng tôi, mọi thứ đều mới lạ và quý giá", bà Fanling nói. "Bây giờ chúng tôi hạnh phúc hơn khi ở bên nhau".
Thu Thủy
Theo Vnexpress
Người đàn ông ở Quảng Bình bị ung thư vú Bệnh nhân 67 tuổi là ca hiếm hoi ung thư vú ở nam, vừa được bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới phẫu thuật. Bốn năm trước, bệnh nhân xuất hiện khối u nhỏ như hạt đậu ở vú, nghĩ bình thường nên không đi khám. Hai tháng gần đây, khối u to dần và cứng, ông...