Miễn dịch cộng đồng: Mục tiêu rượt đuổi
Đạt miễn dịch cộng đồng là mục tiêu quan trọng nhất để chấm dứt một đại dịch. Song với COVID-19, mục tiêu này đang liên tục “di động”, phải rượt đuổi vì các biến thể mới liên tục xuất hiện và tâm lý ngại vắc xin gia tăng.
Bảng điện tử thông báo “khu vực này có biến thể đáng lo ngại” ở thị trấn Bolton, hạt Greater Manchester, phía tây bắc nước Anh, ngày 17-5-2021 – Ảnh: Reuters
Miễn dịch cộng đồng với chủng virus gốc năm ngoái lẽ ra có thể đạt được. Nhưng chúng ta đang đối mặt với các biến thể khác, những loại sẽ tiếp tục xuất hiện và lây nhiễm trong số những người đã tiêm vắc xin.
Ông Andrew Pollard, trưởng nhóm vắc xin Oxford thuộc khoa nhi ĐH Oxford.
Miễn dịch cộng đồng là khái niệm mô tả trạng thái một tỉ lệ dân số đã có thể miễn dịch với mầm bệnh (hoặc do miễn dịch tự nhiên có được sau khi khỏi bệnh, hoặc nhờ tiêm chủng vắc xin) đạt đến một ngưỡng nhất định đủ để xóa sổ căn bệnh.
Liên tục điều chỉnh
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác biệt về “ngưỡng” này. Theo báo Financial Times, lúc dịch mới bùng, một số nhà khoa học hy vọng ngưỡng đó là 60%. Trong năm ngoái, ông Peter Hale – giám đốc điều hành Quỹ Nghiên cứu vắc xin tại Washington DC – cho rằng các cơ quan y tế Mỹ nhận định một cách không chính thức ngưỡng đó khoảng 75%.
Nhưng rồi, sau khi căn cứ vào thực tế biến thể B.1.1.7 phát hiện lần đầu ở Anh hiện đang lây lan mạnh tại Mỹ, ông Peter Hale điều chỉnh lại ngưỡng để đạt miễn dịch cộng đồng hiện nay là gần 80%.
Trong khi đó, bà Lauren Ancel Meyers, giám đốc Liên minh nghiên cứu mô hình COVID-19 của ĐH Texas, cho rằng để đạt được miễn dịch cộng đồng, tỉ lệ dân số đã được tiêm chủng phải từ 60 – 80%.
“Tôi sẽ không nói là không thể đạt được miễn dịch cộng đồng – bà Lauren Ancel Meyers nói – Nhưng tôi muốn nói rằng miễn dịch cộng đồng sẽ rất khó đạt được trong tương lai gần, tại hầu hết các cộng đồng và tại hầu hết các thành phố của Mỹ cũng như trên toàn thế giới”.
Video đang HOT
Các ước đoán của giới chuyên gia về ngưỡng tỉ lệ tiêm chủng để đạt miễn dịch cộng đồng có biên độ khá lớn lvì họ đang bị chi phối bởi hai yếu tố rất khó đoán: virus biến đổi và tâm lý con người.
Cho tới nay, các nhà khoa học không thể biết các biến thể virus mới sẽ còn giúp nó dễ lây lan và nguy hiểm hơn thế nào, cũng như không thể biết bao nhiêu người sẽ chịu đi tiêm vắc xin COVID-19. Dù nhiều nước tặng quà, tiền, học bổng để dân đi tiêm vắc xin, nhưng theo thăm dò mới đây của Gallup, có đến 1 tỉ người trên thế giới “ngại” tiêm.
Hãy quên miễn dịch cộng đồng?
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Elpais những ngày cuối tháng 5, ông Andrew Pollard – trưởng nhóm vắc xin Oxford thuộc khoa nhi ĐH Oxford, cũng là người đã phụ trách các thử nghiệm lâm sàng với vắc xin COVID-19 của Hãng AstraZeneca – đã nói: “Chúng ta nên quên đi chuyện miễn dịch cộng đồng. Đó là một quan niệm sai vì các biến thể virus”.
Ông Pollard cho rằng không giống như châu Âu, tại nhiều nơi trên thế giới cuộc chiến chống virus corona chỉ vừa mới bắt đầu. Theo ông, không nên bàn về miễn dịch cộng đồng nữa vì các biến thể virus mới – vốn thường xuyên xuất hiện – sẽ khiến mục tiêu đó không thể đạt được.
Cũng theo ông Pollard, việc mọi người chỉ tập trung lo lắng về biến thể tìm thấy ở Ấn Độ cũng là điều không hợp lý. “Vì nó chỉ là một trong nhiều biến thể sẽ xuất hiện trong các tháng tiếp theo”, ông nói.
Nhà khoa học này tin rằng trong tương lai, các chủng biến thể mới của SARS-CoV-2 sẽ tìm ra những cách thức lây nhiễm và gây ra những ca bệnh chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc thậm chí không triệu chứng.
Lại có những nhà khoa học có quan điểm cho rằng nên nhìn nhận miễn dịch cộng đồng như một quá trình tích lũy thay vì một “vạch đích” cần phải vượt qua.
Ông John Edmuns, giáo sư tại Trường Vệ sinh và y học nhiệt đới London, cho rằng đó không phải là “cái công tắc tắt – mở”. “Mức độ miễn dịch trong dân số càng cao thì nó càng làm cho virus lây lan chậm lại”, ông nói.
Tóm lại, dù ngưỡng miễn dịch cộng đồng có đạt được hay không, tăng cường tiêm vắc xin ngừa COVID-19 vẫn là cách tốt nhất để tiến tới mục tiêu kết thúc dịch bệnh, đồng thời hạn chế lây nhiễm và tử vong do dịch bệnh.
Nhiều nước khổ sở với biến thể Delta
Theo trang New Scientist, tại Vương quốc Anh, số ca mắc biến thể Delta (hay B.1.617.2) – biến thể virus corona đầu tiên tìm thấy tại Ấn Độ – đang tăng lên chóng mặt, đe dọa kế hoạch gỡ bỏ những hạn chế phòng dịch dự kiến cuối tháng này.
Theo Đài BBC, tính tới ngày 31-5, Anh đã ghi nhận gần 8.000 ca mắc biến thể Delta, trong khi ở Scotland là hơn 1.000 ca, xứ Wales là 82 ca và Bắc Ireland là 19 ca.
Theo trang Nymag, cho tới nay biến thể Delta đã lây lan tới hơn 60 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Nước Anh ngày đầu được 'giải phóng' khỏi COVID-19
Vương quốc Anh chính thức mở cửa lại từ hôm nay 17-5 sau 4 tháng phong tỏa nghiêm ngặt để chống dịch. Người dân Anh có thể tự do đi lại, ôm nhau hay uống bia nơi công cộng, ăn tối trong nhà hàng hay xem phim tại rạp.
Người dân Anh được phép tụ tập trên 30 người, ăn uống và xem phim thoải mái từ ngày 17-5 sau 4 tháng đằng đẵng nhốt mình trong nhà vì lệnh phong tỏa - Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters mô tả ngày nới lỏng lệnh phong tỏa như một sự kiện trao quyền tự do cho 65 triệu người dân Anh.
Quốc gia này đang trong tiến trình mở cửa theo từng giai đoạn, đặt mục tiêu trở lại là một quốc gia bình thường vào tháng 6 tới.
Kể từ ngày 17-5, các cuộc tụ họp ngoài trời trên 30 người sẽ được phép, các gia đình có thể đến thăm và gặp nhau trong nhà.
Quán cà phê, quán bar và nhà hàng sẽ mở cửa lại để phục vụ tại chỗ và trong nhà. Các trường học sẽ không bắt học sinh đeo khẩu trang nữa.
Theo Reuters, cảm giác như được giải phóng của dân Anh xuất phát từ việc chính quyền đã quản lý cứng rắn với họ chưa từng thấy trong thời bình.
Các cơ sở tôn giáo bị đóng cửa, các bữa tiệc của giới trẻ bị cảnh sát đột kích. Giấy phạt 10.000 bảng Anh được gửi tới nhà những ai vi phạm lệnh phong tỏa.
"Và khi tự do vẫy gọi một lần nữa, đã có sự phấn khích từ dân chúng", Reuters viết. Nữ diễn viên Joanna Lumley là một trong những người như vậy.
"Tôi sẽ ôm tất cả những người tôi có thể gặp. Tôi sẽ giành lấy những em bé từ tay của mẹ chúng và ôm người già. Tôi sẽ ôm những cô bé và cậu bé. Nếu bị bắt về đồn, tôi cũng sẽ ôm các anh cảnh sát", Lumley phấn khích trong cuộc nói chuyện với báo Telegraph .
Nền kinh tế Anh năm ngoái suy giảm tồi tệ bất chấp các nỗ lực ứng cứu của chính phủ. Việc nới lỏng các biện pháp phòng dịch sẽ cho phép kinh tế xứ sương mù hồi sinh trong thời gian tới.
Một cuộc khảo sát cho thấy các doanh nghiệp Anh tăng cường tìm kiếm nhân viên mới từ tuần rồi. Các quán rượu, nhà hàng cũng như các công ty du lịch và khách sạn khác đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày 17-5.
Clare Smyth, bếp trưởng của nhà hàng Core ở London, cho biết cô đã trông chờ ngày được phép mở cửa lại nhà hàng từ rất lâu.
"Tôi quá háo hức vào lúc này. Chắc tôi sẽ khóc vào lúc khách hàng bước vào nhà hàng quá", nữ đầu bếp bộc bạch với Reuters.
Thủ tướng Boris Johnson, người đã áp đặt 3 đợt phong tỏa toàn quốc, khuyên người dân nên cẩn trọng.
"Cùng nhau, chúng ta đã đạt được một cột mốc quan trọng khác trong lộ trình thoát khỏi tình trạng phong tỏa, nhưng chúng ta phải thực hiện bước tiếp theo này với sự thận trọng cao độ".
Theo ông Johnson, sự xuất hiện của biến thể B.1.617.2 được ghi nhận lần đầu tiên ở Ấn Độ có thể khiến kế hoạch tái mở cửa toàn quốc bị trì hoãn.
Một số cố vấn khoa học cho Chính phủ Anh lo ngại biến thể này sẽ nhấn chìm nước Anh vì dễ lây hơn biến thể B.1.1.7.
Bố mẹ sốc khi siêu âm 4 lần là con trai, nhưng sinh ra là gái Trong 4 lần siêu âm, cặp đôi ở Anh được thông báo là sẽ sinh con trai. Nhưng sau khi sinh, họ không khỏi bất ngờ khi biết con mình là gái và buộc phải thanh lý toàn bộ quần áo bé trai đã mua trước đó. Dù 4 lần siêu âm là con trai nhưng người phụ nữ ở xứ Wales lại...