Miễn dịch cộng đồng không cần vaccine: Điều đáng lo ngại từ nghiên cứu ở khu ổ chuột Ấn Độ
“Nếu người dân ở Mumbai muốn có một nơi an toàn nhằm tránh lây nhiễm, có thể họ nên tới đó”, chuyên gia Ấn Độ tuyên bố.
Ảnh minh họa
Miễn dịch cộng đồng hay dương tính giả?
Tháng trước, các nhà nghiên cứu ở Mumbai, một trong những thành phố lớn nhất Ấn Độ, đã có một phát hiện bất ngờ. Trong số gần 7.000 mẫu máu thu được từ người dân sinh sống trong khu ổ chuột của Mumbai, 57% cho kết quả dương tính với kháng thể COVID-19.
Mặc dù một số người thấy lo ngại trước kết quả của nghiên cứu, do chính quyền Mumbai và Viện Nghiên cứu Cơ bản Tata thực hiện, số khác lại thấy lạc quan.
Khu ổ chuột của Mumbai, nơi giãn cách xã hội là điều không thể, có thể đã đạt mức miễn dịch cao nhất thế giới. Xét nghiệm kháng thể ở Delhi từ mẫu của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Ấn Độ chỉ cho kết quả dương tính 23,5%. Và con số này ở New York là 14% (nghiên cứu do Sở Y tế New York tài trợ).
Các nhà khoa học cho rằng, một người có thể có miễn dịch ở mức nào đó sau khi khỏi COVID-19, tuy nhiên vẫn chưa rõ miễn dịch mạnh tới mức nào và có thể kéo dài bao lâu.
Miễn dịch cộng đồng (Herd immunity) là khái niệm về khả năng một căn bệnh ngừng lây lan khi đạt đủ mức độ miễn dịch cần thiết trong dân chúng. Và khái niệm này khá hấp dẫn bởi về mặt lý thuyết, nó có thể phần nào bảo vệ cho những người chưa nhiễm bệnh.
Nếu quá nửa số người ở khu ổ chuột của Mumbai đã nhiễm virus corona chủng mới, phải chăng họ có thể đạt miễn dịch cộng đồng – mà không cần tới vaccine?
Ông Jayaprakash Muliyil, Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Khoa học thuộc Viện Dịch tễ học Quốc gia Ấn Độ, cho là như vậy.
“Các khu ổ chuột của Mumbai có thể đã đạt miễn dịch cộng đồng”, Bloomberg dẫn lời ông Muliyil cho hay, “Nếu người dân ở Mumbai muốn có một nơi an toàn nhằm tránh lây nhiễm, có thể họ nên tới đó”.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác tỏ ý thận trọng hơn.
Video đang HOT
David Dowdy, phó giáo sư về dịch tễ học tại Viện Y tế Cộng đồng Bloomberg Johns Hopkins, cho rằng, có thể xét nghiệm được dùng ở khu ổ chuột Mumbai đã cho kết quả dương tính giả.
Om Shrivastav, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Mumbai, thì cho rằng, SARS-CoV-2 xuất hiện chưa đầy 8 tháng nên giờ vẫn còn quá sớm để đưa ra bất kỳ “tuyên bố mang tính kết luận” nào.
Kể cả trong trường hợp các khu ổ chuột của Mumbai tiệm cận miễn dịch cộng đồng thì cái giá phải trả cũng quá lớn. Trong số hơn 2 triệu ca nhiễm bệnh của Ấn Độ, khoảng 5% được ghi nhận ở Mumbai, thủ phủ thương mại của nước này. Tính đến đầu tuần, hơn 6.940 người đã tử vong do COVID-19, theo quan chức y tế Mumbai.
Nguy cơ tử vong cao chính xác là lý do vì sao quan chức Ấn Độ khẳng định, nước này không đặt miễn dịch cộng đồng làm mục đích.
Miễn dịch cộng đồng là như sau:
Giả định mỗi người nhiễm bệnh lây cho 3 người khác. Nếu 2 trong số 3 người này có miễn dịch thì virus chỉ có thể làm một người bị ốm. Điều này có nghĩa là sẽ có ít người bị nhiễm bệnh hơn – và qua thời gian, kể cả những người không có miễn dịch cũng được bảo vệ bởi họ ít có khả năng tiếp xúc với virus hơn.
Mức độ miễn dịch cần có trong mỗi cộng đồng tùy thuộc vào căn bệnh. Các nhà khoa học chưa biết phải cần tới bao nhiêu phần trăm người dân có miễn dịch thì mới đạt được miễn dịch cộng đồng với COVID-19.
Adam Kleckowski, giáo sư toán học thống kê tại Đại học Strathclyde, Glasgow ước tính rằng, ngưỡng cần có ở vào khoảng 50-70%, dựa trên những gì các nhà khoa học biết về SARS-CoV-2 ở thời điểm hiện tại.
Hiện nay, theo WHO, các nhà khoa học tin rằng, mỗi người mang virus có thể truyền bệnh cho 2-2.5 người. Tuy nhiên con số này có thể thay đổi tùy theo những yếu tố khác – chẳng hạn như phong tỏa có thể làm giảm số người bị nhiễm.
Cái giá đắt đỏ
Nâng cao mức độ miễn dịch trong cộng đồng có thể được thực hiện bằng hai cách: Tiêm vaccine hoặc tự phát triển kháng thể tự nhiên khi bị nhiễm bệnh.
Mọi chuyện bắt đầu gây tranh cãi từ đây.
Ban đầu, nước Anh tuyên bố cho phép lây lan COVID-19 trong nước để xây dựng miễn dịch cộng đồng. Hướng đi này đã vấp phải làn sóng phản đối. Một số chuyên gia cảnh báo rằng quyết định này kèm theo một cái giá rất đắt: Hệ thống y tế quá tải và tỷ lệ tử vong cao. Nước Anh sau đó đã từ bỏ chiến lược nói trên và hiện là một trong những nước có số ca tử vong cao nhất thế giới.
Phần lớn các nước khác – gồm cả Ấn Độ – chọn một hướng đi khác. Như Dowdy nói: “Chúng ta có thể phát triển miễn dịch cộng đồng với COVID-19 rất nhanh bằng cách cho tất cả người dân nhiễm bệnh… Chỉ là sẽ có hàng triệu, hàng triệu người tử vong trong quá trình đó”.
“Miễn dịch cộng đồng ở một đất nước với số dân như Ấn Độ không thể là một lựa chọn chiến lược”, quan chức y tế Ấn Độ nói.
Thậm chí nếu một số khu vực nhất định đạt miễn dịch cộng đồng thì trạng thái này có thể không kéo dài. Virus có thể biến chủng, nghĩa là những người có miễn dịch trước đó không còn miễn nhiễm với chủng mới của virus, hoặc khả năng miễn dịch không kéo dài – Kleczkowski nhận định.
Thời gian duy trì miễn dịch cộng đồng còn tùy thuộc vào mức độ di chuyển, ra-vào trong cộng đồng ấy. Nếu người không có miễn dịch vào cộng đồng thì sẽ làm giảm mức miễn dịch tổng thể. Nếu số người ấy đủ nhiều thì virus lại có thể lây lan.
Tại một nơi như khu ổ chuột của Mumbai – người ta có thể nhanh đến, nhanh đi và điều này có thể ảnh hưởng tới thời gian duy trì miễn dịch cộng đồng – trong trường hợp nó có tồn tại ở đó.
Trong vòng 10 năm, Kleczkowski cho rằng, một số nơi trên thế giới vẫn còn SARS-CoV-2. Kể cả có miễn dịch cộng đồng ở một số nơi thì vẫn có khả năng virus tái xuất hiện, đặc biệt nếu người dân từ chối tiêm vaccine.
Ông Kleczkowski chỉ ra rằng, mặc dù nhân loại đã có nhiều loại vaccine được 200 năm, chúng ta mới chỉ loại trừ thành công duy nhất 1 căn bệnh ảnh hưởng tới con người – đậu mùa – nhờ chương trình tiêm chủng toàn cầu do WHO dẫn đầu.
Tuy nhiên, đó là một việc tốn nhiều thời gian. Vaccine được tìm ra vào cuối thế kỷ 18 nhưng mãi tới năm 1979, đậu mùa mới chính thức bị xóa sổ.
Giải mã về "cơn sốt" thuốc sốt rét Ấn Độ trong cuộc chiến chống COVID-19
Hydroxychloroquine đang được tán tụng là một "thần dược" để phòng chống COVID-19 cho dù y học thực chứng về hiệu quả của loại thuốc này còn hạn chế.
Hiện nay, nhiều nước đẩy mạnh nhập khẩu Hydroxychloroquine (HCQ) từ Ấn Độ, dẫn đến "cơn sốt" HCQ trên thị trường thế giới. Loại thuốc đặc trị bệnh sốt rét này đang được tán tụng như là một "thần dược" cho phép phòng ngừa và điều trị COVID-19, cho dù y học thực chứng về hiệu quả của loại thuốc này còn hạn chế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí coi HCQ sẽ là nhân tố làm "thay đổi cuộc chơi" trong cuộc chiến chống COVID-19. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế trên khắp thế giới nhấn mạnh rằng không có bằng chứng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả HCQ, hiện nay có thể chữa trị hay ngăn ngừa sự lây nhiễm COVID-19. Song điều đó không ngăn cản các nước trên thế giới đề nghị Ấn Độ bán HCQ.
Ấn Độ hiện là nước sản xuất HCQ lớn nhất thế giới. Trước nhu cầu HCQ trên toàn cầu tăng cao, vào cuối tháng qua các nhà điều tiết thương mại Ấn Độ đã ra quyết định hạn chế xuất khẩu HCQ. Khi đó, Tổng thống Trump đã đe doạ "trả đũa" nếu Ấn độ không mở kho dự trữ ra bán. Các quan chức Ấn Độ ngay sau đó đã nhất trí dỡ bỏ một phần lệnh cấm này và cho biết sẽ cho phép xuất khẩu HCQ và paracetamol không hạn chế.
Tác dụng thực sự của HCQ đòi hỏi thời gian và thêm nhiều nghiên cứu kiểm chứng
HCQ là loại thuộc thường dùng để điều trị bệnh thấp khớp, lupus ban đỏ và sốt rét. Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR), khuyến cáo mọi người không nên tự ý sử dụng HCQ mà không có đơn của bác sỹ. Bởi, chloroquine chứa độc tính nên có thể gây chết người nếu dùng không đúng liều.
Nhà khoa học Raman Gangkhedkar cho hay: "ICMR đã phê chuẩn việc sử dụng HCQ trong một số trường hợp song chỉ ở mức độ thử nghiệm. Thuốc này chỉ được khuyên dùng cho những nhân viên y tế chưa có triệu chứng nhiễm trong quá trình tham gia chăm sóc các bệnh nhân nhiễm hoặc bị nghi nhiễm COVID-19 và những thành viên trong gia đình của những bệnh nhân nhiễm COVID-19 không có biểu hiện nhiễm bệnh."
Hội đồng tư vấn ICRM cho biết HCQ được chứng minh như là một loại thuốc phòng ngừa "hiệu quả đối với virus corona" trong giới hạn các công trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu in-viro. Tuy nhiên, vì chỉ có một vài thử nghiệm lâm sàng cho thấy thành công hạn chế của loại thuốc này nên các nhà khoa học khuyến cáo không nên sử dụng HCQ rộng rãi trong cộng đồng để chống lại đại dịch COVID-19.
Hy vọng le lói dẫn đến "cơn sốt" HCQ?
Theo trang web fiercefarma.com, các nhà quản lý châu Âu chỉ cho phép sử dụng HCQ chống COVID-19 chỉ trong phạm vi thử nghiệm y khoa.
Cho dù việc thử nghiệm HCQ trong điều trị COVID-19 đã đạt được những thành công ban đầu tại Trung Quốc và Pháp, Cơ quan Y khoa châu Âu (EMA) nhấn mạnh rằng hiệu quả của HCQ trong điều trị COVID-19 vẫn chưa được nhiều công trình khoa học chứng minh. Theo kết quả một công trình nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế về các Chất Kháng khuẩn (IJAA) vào tháng trước, các nhà khoa học Pháp thông báo 20 bệnh nhân đã được điều trị với HCQ và kết quả cho thấy virus thoái lui đáng kể so với những bệnh nhân không được dùng thuốc.
Tuy nhiên, phạm vi công trình nghiên cứu này quá bé nhỏ để đưa ra một kết luận chắc chắn cuối cùng. Hiện tại, có hai công trình thử nghiệm lớn đang dược triển khai để nghiên cứu tác dụng của HCQ và chloroquine trong điều trị COVID-19: một công trình nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiến hành để thử nghiệm giao thức điều trị HCQ chung và một công trình khác do Quỹ Melinda Gates phối hợp với Quỹ Wellcome Trust tiến hành.
Nguồn cung HCQ từ Ấn Độ
Ngoài số lượng đơn đặt hàng khá lớn từ Mỹ, khoảng 30 nước, trong đó có Brazil và một số nước Nam Á, đã đề nghị Ấn Độ cung cấp HCQ. Indonesia, Australia và Đức cũng đã tiếp cận đến nguồn cung ứng HCQ của Ấn Độ. Tổng thống Ấn Độ cam kết với Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro rằng Ấn Độ sẽ xuất sang Brazil các tiền chất hoá học để giúp Brazil tăng sản lượng chloroquine.
Ấn Độ là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu thuốc generic (thuốc gốc) với hai thị trường chủ chốt là Mỹ và châu Âu. Theo Quỹ India Brand Equity Foundation, kim ngạch xuất khẩu thuốc Ấn Độ trong năm 2019 đạt 19 tỉ USD, chiếm khoảng 1/5 lượng xuất khẩu thuốc generic trên toàn thế giới.
Các quan chức ngành dược phẩm Ấn Độ cho rằng Ấn Độ có đủ nguồn cung HCQ và các công ty dược phẩm Ấn Độ đã nâng cao công suất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Theo ước tính, các nhà máy Ấn Độ cho xuất xưởng khoảng 200 triệu viên thuốc HCQ 200 mg mỗi tháng. Được biết, Ấn Độ đóng góp 70% nguồn cung HCQ trên toàn thế giới./.
CTV Xuân Hương
Cải thiện chức năng miễn dịch bằng vitamin C Theo chuyên gia Inder Mohan Chugh, Trưởng khoa Phổi tại Bệnh viện Max Super (Ấn Độ), vitamin C là một chất tăng cường miễn dịch tự nhiên và giúp cải thiện chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các loại bệnh. Vitamin C có nhiều trong quả cam, chanh, quýt,... là một chất tăng cường miễn dịch tự nhiên và giúp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tắm sáng hay tối tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời

Những thói quen ăn uống gây hại không ngờ của người Việt

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh

Xót xa bé 2 tuổi bị chó nhà nuôi tấn công phải nhập viện với nhiều vết thương phức tạp

Cắt giảm calo có giúp giảm mỡ bụng?

Không chủ quan khi mắc bệnh basedow trong thai kỳ

7 lý do để thêm gạo lứt vào chế độ ăn uống

Nước ép cần tây có tác dụng phụ không?

Lần đầu tiên phát triển thuốc trị chứng rối loạn gây cảm giác đói không kiểm soát ở trẻ em

Đồng Nai ghi nhận ca tử vong do sởi đầu tiên trong năm 2025

Người đàn ông cùng lúc mắc 2 loại ung thư dạ dày, thực quản

Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
Có thể bạn quan tâm

Phim đầu tay của Scarlett Johansson nhận được tràng pháo tay dài 5 phút tại Cannes
Hậu trường phim
21:41:13 21/05/2025
Thành viên "team châu Phi" tiết lộ hoàn cảnh hiện tại sống chật vật
Netizen
21:40:28 21/05/2025
Xúc phạm chủ cơ sở thẩm mỹ ở TPHCM, "Mr Lee" lĩnh án
Pháp luật
21:37:26 21/05/2025
Ý Nhi vừa nắm chắc ngồi Á Hậu liền bị đàn chị 'hại', đối thủ Nawat liền cứu giúp
Sao việt
21:36:16 21/05/2025
Ông Putin đến Kursk, Ukraine tìm cách đột kích trở lại biên giới Nga
Thế giới
21:36:07 21/05/2025
Jennifer Lawrence từng suy sụp sau sinh, muốn làm 1 chuyện điên rồ, khán giả sốc
Sao âu mỹ
21:34:03 21/05/2025
Vụ Tịnh Thất Bồng Lai: Bí ẩn danh xưng thầy ông nội, mạnh thường quân hé lộ sốc
Tin nổi bật
21:24:03 21/05/2025
Nóng nhất MXH hôm nay: Ngô Kỳ Long - Lưu Thi Thi ly hôn, đã đạt được thỏa thuận phân chia 2.800 tỷ đồng?
Sao châu á
21:17:01 21/05/2025
Toyota bán xe điện cạnh tranh với Tesla Model Y, giá chỉ bằng một nửa
Ôtô
21:12:50 21/05/2025
CLB công khai chiêu mộ Messi
Sao thể thao
21:02:37 21/05/2025