Miền Bắc đón không khí lạnh
Từ đêm nay khối không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến miền Bắc, đẩy nền nhiệt giảm 2-3 độ C kèm mưa giông một vài nơi.
Khối không khí lạnh cường độ yếu đang dịch chuyển về phía đông nam, từ đêm 4/10 sẽ ảnh hưởng đến vùng đông bắc Bắc Bộ, gây mưa rào và giông một vài nơi.
Mây nhiều khiến độ ẩm không khí tăng lên đáng kể, nhiệt độ có xu hướng giảm 2-3 độ C, phổ biến 30-31 độ C. Vùng núi như Hà Giang, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có thể giảm 4-5 độ C. Trong khi đó Tây Bắc Bộ ít mưa, nhiệt độ nhiều nơi lên đến 33-34 độ C.
Những ngày tới nhiệt độ miền Bắc giảm 2-3 độ C. Ảnh minh họa: Ngọc Thành.
Video đang HOT
Mưa sau đó tràn xuống khu vực các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình vào đêm 5 và 6/10. Chuyên gia cảnh báo, sự xáo trộn thời tiết giữa nóng và lạnh dễ gây ra hiện tượng cực đoan như lốc xoáy, gió giật mạnh, nên người dân cần đề phòng.
Khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ và Nam Trung Bộ những ngày qua liên tục xuất hiện mưa rào và giông diện rộng. Nguyên nhân do hoạt động của vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh Trung Trung Bộ kết hợp gió mùa tây nam. Trung tâm dự báo khí tượng và thủy văn Trung ương cho biết, trong 2-3 ngày tới vùng áp thấp trên tiếp tục tồn tại.
Mưa xảy ra không đều, có những điểm xảy ra mưa to là nguyên nhân chính gây nên ngập úng cục bộ ở các đô thị, vùng thấp trũng tại Nam Bộ, đặc biệt là nội thành TP HCM khi đang ở thời kỳ có đỉnh triều tương đối cao. Khu vực Tây Nguyên do ảnh hưởng của địa hình cũng rất dễ xảy ra lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất.
Phạm Hương
Theo VNE
Sài Gòn tiếp tục đối diện mưa, ngập
Vùng áp thấp phía nam quần đảo Hoàng Sa đang gây ảnh hưởng đến thời tiết TP HCM và khu vực phía Nam, mây giông bao phủ có thể mưa nhiều nơi, kết hợp triều cường gây ngập.
Sáng 3/10, Sài Gòn xảy ra mưa lớn trên diện rộng nhưng không gây ngập hay kẹt xe nghiêm trọng.
Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, bầu trời TP HCM và các tỉnh lân cận bị bao phủ bởi những khối mây lớn; đồng thời đưa ra cảnh báo những khối mây giông này tiếp tục gây mưa cho các khu vực và mở rộng sang vùng lân cận, có nơi mưa vừa, mưa to. Trong cơn giông cần đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh.
TP HCM còn đối mặt với đợt triều cường cuối tháng 9 Âm lịch. Mực nước đỉnh triều vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai tiếp tục lên trong những ngày tới.
Đỉnh triều đợt này xuất hiện 5-7h vào ngày 2-3/10. Tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) và trạm Nhà Bè (kênh Đồng Điền) khả năng lên mức 1,4-1,45 m (gần báo động 2).
Cơn mưa sáng nay gây ngập khoảng 10 cm tại đường B, phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức. Ảnh: Mạnh Tùng
Sau trận mưa từ sáng sớm, Đài khí tượng cho biết lúc 8h tại khu vực huyện Đức Hòa, Đức Huệ (tỉnh Long An) xảy ra trận mưa thứ hai trong ngày. Sau đó lan dần về phía huyện Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức và một số quận huyện khác khu vực phía bắc của TP HCM. Riêng các quận trung tâm mưa vẫn tiếp tục nhưng vũ lượng không lớn.
Mưa còn xuất hiện ở thị xã Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một (Bình Dương) và Biên Hòa (Đồng Nai). Lượng mưa khoảng 30-50 mm, kéo dài 60-80 phút.
Theo Đài khí tượng thủy văn Nam bộ, trên Biển Đông có một vùng áp thấp phía nam quần đảo Hoàng Sa. Rãnh áp thấp kết hợp hoạt động của gió mùa tây nam nên khu vực giữa và nam Biển Đông (quần đảo Trường Sa). Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau - Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa giông kèm lốc xoáy và gió giật mạnh, sóng biển cao 1,5-2,5 m.
Duy Trần - Mạnh Tùng
Theo VNE
Sa Pa lạnh 13 độ C Lần đầu tiên từ đầu thu, nhiệt độ Sa Pa (Lào Cai) giảm mức thấp nhất còn hơn 13 độ C, trời chuyển lạnh. Sáng 23/9, các trạm khí tượng Lào Cai đều ghi nhận mức nhiệt giảm mạnh, thấp nhất là huyện Sa Pa hơn 13 độ C, thị trấn Bắc Hà 16 độ C. Một số nơi trong ngưỡng 21-22 độ...