Miền Bắc đang rét run cầm cập, nhìn loạt ảnh chống lạnh của đám “nhất quỷ nhì ma” khi tới trường mà cười sái quai hàm, ảnh cuối mới cạn lời
Trời thì lạnh mà nhìn những hình ảnh bá đạo của hội học trò, ai cũng phải ôm bụng cười lăn lộn.
Một mùa đông nữa lại đến và thời tiết miền Bắc lúc này đang lạnh hơn bao giờ hết. Theo dự báo ngày 7/12, miền Bắc sáng sớm có sương mù nhẹ, trời rét với nhiệt độ phổ biến 12 – 14 độ C. Ban ngày trời có mây và nắng nhưng nhiệt độ cao nhất cũng chỉ khoảng 22 độ C.
Với đám “ nhất quỷ nhì ma”, đi học vào thời gian này quả thật là “cực hình”. Những em nhà gần còn đỡ, một số em nhà xa phải đạp xe đi học từ 6 rưỡi sáng. Đó cũng là lúc trời rất lạnh, gió thổi vù vù, còn răng và môi của học sinh thì va lập cập. Nhiều bạn cho biết, khi đến được trường thì tay cũng lạnh cóng, các ngón tím tái lại.
Tuy nhiên một vài cơn gió mùa không thể nào cản được tinh thần học tập của đám “nhất quỷ nhì ma”. Những năm qua, các cô cậu học trò đã nghĩ ra vô vàn cách chống rét cực kỳ bá đạo. Từ quấn chăn như ninja đến… mang bật lửa đến lớp để hơ tay!
Dưới đây là bộ sưu tập loạt khoảnh khắc “cười ra nước mắt”:
Mang cả chăn con công đến lớp.
Một chiếc chăn di động đang băng băng trên đường.
Video đang HOT
Đóm lửa le lói giữa những ngày đầu đông.
Một cô nàng với chiếc chăn công chúa.
Lạnh quá nên cô bạn nhất quyết mặc quần trong váy, bất chấp yếu tố thẩm mỹ.
Che luôn cả mặt bằng chiếc gối to tướng để chống lạnh.
Lạnh quá nên đi đâu cũng phải có nhau.
Mặc luôn cả áo mưa để chống gió tuyệt đối.
Đến nam sinh này thì cạn lời!
Có thể bạn chưa biết: Học sinh miền Nam học vở ô li đến ĐH còn miền Bắc chỉ dùng thời Tiểu học
Sự khác nhau thú vị này của học sinh hai miền Nam - Bắc khiến nhiều người thích thú và tò mò.
Ngay cả việc học tập như thế nào ở 2 miền Bắc Nam cũng có 1 vài điểm khác nhau nhưng ít ai nhận ra. Trong đó điển hình là cách sử dụng tập vở để ghi chép. Từ lâu, học sinh miền Bắc chỉ sử dụng vở ô li, có kẻ hàng dọc và hàng ngang ngay lối để học tiểu học, chuyển sang cấp 2, các bạn sẽ dần chuyển sang vở kẻ ngang. Còn học sinh miền Nam hầu hết sử dụng vở ô li từ bé đến lớn, thậm chí còn lên cả đại học.
Vở bài tập Hóa học của 1 học sinh đến từ Lâm Đồng
Tập của 1 sinh viên học phân môn Nhiếp ảnh thường thức đến từ An Giang
Không có một sự công nhận rõ ràng về sự khác biệt này ở bất kỳ tài liệu nào thế nhưng hiều bạn học sinh đại diện từ 2 miền đã nhanh chóng lên tiếng xác nhận sự thật cho thông tin trên. Một bạn từ một tỉnh thành khu vực Nam Trung Bộ ra Hà Nội để học tập cho biết: "Đến khi học Đại học ở Hà Nội mới biết viết giấy kẻ ngang, từ lớp 1 đến hết lớp 12 toàn viết vở ô li, mà ô li là loại 4 ô 8 li nên được nhiều dòng lắm, không phải loại 5 ô 10 li như của học sinh tiểu học."
Một bạn khác có trải nghiệm thú vị hơn chia sẻ: Mình viết vở ô li hồi tiểu học, lên cấp 2 lại học vở kẻ ngang rồi đến cấp 3 thì chuyển vào Huế nên trở về làm học sinh tiểu học viết vở ô li. Tài khoản này chia sẻ: "Lúc đầu, mình cười lũ bạn lớn rồi mà còn viết vở như con ít, học một thời gian mới biết bạn mình làm con nít hẳn 12 năm!"
Vở Toán lớp 10 của một bạn học sinh
Vở hóa học của một học sinh miền Bắc
"Hồi ở quê, ô li chỉ dùng cho cấp 1. lên cấp 2, cấp 3 dùng vở kẻ ngang. Vô miền nam học đại học còn đem theo vở kẻ ngang làm kỉ niệm, vô còn mua trước để đi học, ai dè ngày đầu đi học thấy vở mình đặc biệt nhất. Vì dài nhất trong chồng vở . Dễ kiếm không bị lạc!" - Một tài khoản khác bình luận.
Thực tế, việc sử dụng vở loại kẻ ngang hay ô li chưa có quy định cụ thể nào cho học sinh các cấp học từ THCS trở lên. Tuy nhiên, mỗi loại sẽ có một ưu điểm, nếu như vở ô li giúp người viết căn hàng, chỉnh lối, giúp việc giữ vở sạch đẹp dễ dàng hơn thì vở kẻ ngang lại giúp học sinh ghi chép được nhiều và nhanh hơn.
Lên bảng làm bài tập rất chỉn chu, chăm chú nhưng học sinh này lại gây chú ý cho mọi người khi nhìn xuống chân Dáng đứng khi lên bảng của các bạn học sinh khiến cộng đồng mạng cười té xỉu. Với học sinh việc lên bảng làm bài tập là hoạt động thường xuyên, tuy nhiên cũng từ đây nhiều tình huống "dở khóc dở cười" đã xảy ra. Mọi người thường nghĩ rằng chỉ có hội nấm lùn mới gặp khó khăn khi lên bảng...