Microsoft: Tỷ lệ lây nhiễm malware và ransomware gia tăng
Theo các chuyên gia, tỷ lệ nhiễm malware ở châu Á Thái Bình Dương đang gia tăng trong 18 tháng qua. Tại Việt Nam, tỷ lệ lây nhiễm mà Microsoft đo được là 7%.
Tấn công mạng ngày càng phức tạp
Tại Việt Nam, tỷ lệ lây nhiễm mà Microsoft đo được là 7%
Chuyên gia an ninh mạng của Microsoft cho biết, các cuộc tấn công mạng ngày càng có quy mô lớn và phức tạp trong thời gian gần đây. Tin tặc thực hiện trung bình 50 triệu cuộc tấn công mật khẩu mỗi ngày, 579 cuộc tấn công mỗi giây. Số lượng các cuộc tấn công phishing và firmware đang gia tăng.
Chuyên gia cũng khẳng định các cuộc tấn công ransomware cũng trở thành vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Microsoft cho biết, đã ngăn chặn tới 30 tỷ mối đe dọa qua email vào 2020. Hãng này cho hay đang tích cực theo dõi hơn 40 hacker do nhà nước bảo trợ và hơn 140 nhóm tấn công đại diện cho 20 quốc gia.
Một số liệu của Microsoft cho thấy, tỷ lệ nhiễm malware ở Châu Á Thái Bình Dương đang gia tăng trong 18 tháng qua. Theo đó, kết quả đo từ xa của Microsoft Defender Antivirus cho thấy, tỷ lệ nhiễm ở Trung Quốc lên tới 80%, Úc 20%, Ấn Độ là 15%. Tại Đông Nam Á, tỷ lệ đo được tại Philippines là 15%, Malaysia là 2%, Thái Lan 3% và Việt Nam 7%. Riêng Indonesia giảm 24%.
Cũng trong thời gian này, số lượng nhiễm ransomware cũng đã tăng mạnh ở nhiều quốc gia. Chẳng hạn, mức độ nhiễm tại Trung Quốc là 463%, Nhật Bản 541%. Trong khu vực ASEAN, Singapore ghi nhận mức lây nhiễm 296%, Philippines 70%, Indonesia 31%, Thái Lan 6% và 15% tại Việt Nam.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm trong nhóm dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa an ninh mạng. Nhất là khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 98% doanh nghiệp và 50% lực lượng lao động tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Thiếu chuyên gia công nghệ thông tin và có mức độ bảo mật máy tính và mạng chưa đảm bảo là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không biết cách bảo vệ tổ chức của mình.
Tỷ lệ lây nhiễm gia tăng khi làm việc từ xa kết hợp với làm việc tại nhà sẽ là xu hướng tiêu chuẩn trong tương lai. Theo Forrester, tỷ lệ làm việc từ xa vẫn tăng 300% so với trước đại dịch.
Trong khi đó, báo cáo Chỉ số xu hướng công việc của Microsoft cũng cho thấy có tới 53% người lao động tại châu Á dự định chuyển đến một nơi ở mới vì đã có thể làm việc từ xa. Tỷ lệ này cao hơn so với trung bình thế giới.
Điều này cho thấy nhu cầu cấp bách đối với các giải pháp bảo mật để đáp ứng cách thức làm việc mới này.
Đầu tư cho con người và kỹ năng
Các chuyên gia cho rằng khi xu hướng làm việc từ xa vẫn tiếp diễn, cần áp dụng nhiều công cụ hơn và xây dựng khả năng phòng thủ mạnh mẽ hơn để chống lại các cuộc tấn công mạng tiềm ẩn. Tại khu vực châu Á, sử dụng xác thực đa yếu tố cùng với phương pháp Zero Trust là nền tảng để làm việc từ xa an toàn hơn.
Các doanh nghiệp cũng có thể tận dụng khả năng bảo mật mạnh mẽ hơn trên Cloud (đám mây). Vasu Jakkal, Phó Chủ tịch phụ trách Bảo mật, Tuân thủ và Danh tính của Microsoft cho biết: “Trong vòng 6 – 12 tháng tới, các công ty sẽ di chuyển nhanh chóng sang đám mây sau khi phục hồi từ năm 2020 đầy biến động và bắt đầu triển khai cơ sở hạ tầng mới”.
Trong một cuộc khảo sát gần đây với các đối tác của Hiệp hội Bảo mật thông minh Microsoft (MISA), 90% đối tác cho biết khách hàng của họ đã tăng tốc chuyển đổi sang đám mây do đại dịch.
Để đáp ứng nhu cầu bảo mật của cá nhân và doanh nghiệp khi thực hiện làm việc từ xa, Microsoft đã đưa ra nhiều cải tiến mới để tăng cường bảo vệ khách hàng. Các tính năng xác minh mới này bao gồm truy cập có điều kiện Azure AD, cung cấp cho quản trị viên quyền kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các truy cập, cài đặt khởi chạy có điều kiện với Chính sách bảo vệ ứng dụng trong Microsoft Endpoint Manager và chế độ thiết bị dùng chung Azure AD trên nhiều người dùng. Các tính năng và cải tiến bổ sung cũng đã được tung ra trên Microsoft 365 Defender, Azure Sentinel và Microsoft Cloud App Security.
Dù các công cụ là vô cùng quan trọng nhưng chuyên gia cho rằng cần phải đầu tư vào con người và kỹ năng. “Hiện tại, chúng tôi gặp phải hai vấn đề lớn đó là thiếu chuyên gia an ninh mạng và thiếu tính đa dạng trong mỗi nhóm an ninh mạng. Trong năm tới, những kẻ tấn công sẽ tìm ra và lợi dụng những kẽ hở này”, Vasu Jakkal cho biết.
Theo ước tính, ngành an ninh thông tin sẽ thiếu khoảng 3,5 triệu chuyên gia bảo mật trong năm nay. 91% đối tác MISA cho biết nhu cầu về nguồn nhân lực an ninh mạng đang vượt cung, Vasu Jakkal nói.
Tấn công bằng mã độc tống tiền đang giảm
Công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky cho biết số lượng các cuộc tấn công ransomware (mã độc tống tiền) nhắm vào đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực Đông Nam Á (SEA) giảm đi đáng kể.
Xu hướng tấn công ransomware đang có dấu hiệu giảm
Trong báo cáo mới nhất từ Kaspersky Security Network (KSN), Kaspersky cho biết năm 2020 ghi nhận chưa đến 1 triệu sự cố ransonware (804.513 cuộc), ít hơn một nửa so với số lượng vào năm 2019 (hơn 1,9 triệu).
Trong số sáu quốc gia Đông Nam Á, Singapore là nước duy nhất có sự gia tăng về số lượng các nỗ lực lây nhiễm bằng ransomware. Cụ thể, số trường hợp phát hiện tăng từ 2.275 vào năm 2019 lên 3.191 vào năm 2020.
Mặc dù Indonesia vẫn đứng thứ 5 trên toàn cầu về số sự cố ransomware được phát hiện, nhưng nước này đã giảm từ 1.158.837 trường hợp vào năm 2019 xuống còn 439.473 trường hợp vào năm 2020. Xu hướng giảm này cũng đồng thời xuất hiện ở các quốc gia khác trong khu vực bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Thái Lan.
Trung Quốc vẫn giữ vị trí đầu bảng về số trường hợp ransomware trên toàn cầu vào cả hai năm 2019 và 2020. Trong khi đó, Brazil và Nga đã hoán đổi vị trí thứ 2 và thứ 3 trong bảng xếp hạng, với Brazil đứng thứ 2 vào năm 2020.
Các cuộc tấn công bằng phần mềm tống tiền có thể đang giảm nhưng Kaspersky đã và đang cảnh báo các doanh nghiệp ở mọi quy mô trong mọi lĩnh vực về hoạt động ngày càng gia tăng của Ransomware 2.0 hay còn được gọi là phần mềm tống tiền có mục tiêu.
Có nhiều cách khác nhau để bảo vệ máy tính và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công bằng phần mềm tống tiền. Kaspersky có một số tư vấn như sau:
- Không để các dịch vụ máy tính để bàn từ xa (chẳng hạn như RDP) tiếp xúc với các mạng công cộng nếu không thực sự cần thiết. Luôn luôn sử dụng mật khẩu mạnh cho các dịch vụ này.
- Khẩn trương cài đặt các bản vá sẵn có trong trường hợp sử dụng các giải pháp VPN thương mại để cung cấp quyền truy cập từ xa và cho phép nhân viên làm việc như đang kết nối với các cổng trong mạng lưới.
- Luôn cập nhật phần mềm trên tất cả thiết bị bạn sử dụng để ngăn phần mềm tống tiền khai thác các lỗ hổng bảo mật.
- Hãy sử dụng các giải pháp như Kaspersky Endpoint Detection and Response và dịch vụ phát hiện và ứng phó Kaspersky Managed Detection and Response để sớm xác định và ngăn chặn các cuộc tấn công ngay từ những giai đoạn đầu, trước khi những kẻ tấn công đạt được mục tiêu cuối cùng của chúng.
- Tránh đàm phán với tội phạm mạng hoặc trả tiền chuộc.
Nhiều doanh nghiệp phá sản vì lơ là an ninh mạng Công ty phân tích Canalys đã cảnh báo về sự "tuyệt chủng hàng loạt" của các doanh nghiệp không chi tiêu mạnh cho an ninh mạng. Các vi phạm an ninh mạng xuất hiện ngày càng nhiều trong năm qua Theo Neowin , báo cáo được Canalys đưa ra sau khi có nhiều dữ liệu bị vi phạm hơn trong 12 tháng qua...