Microsoft mở các trung tâm trải nghiệm Surface ở châu Âu và Úc
Người dùng quan tâm đến thiết bị máy tính bảng Surface của Microsoft sẽ có cơ hội trải nghiệm thực tế sản phẩm này tại rất nhiều trung tâm của Microsoft trên toàn thế giới.
Microsoft đang có kế hoạch thành lập một số trung tâm trải nghiệm máy tính bảng Surface tại nhiều quốc gia châu Âu và nước Úc nhằm cho phép mọi người ghé thăm có thể trải nghiệm thực tế thiết bị tablet vừa ra mắt này. Một số trung tâm đã được Microsoft mở cửa tại Úc, Đức, Anh, Pháp và dự kiến sắp tới sẽ mở cửa tại thị trường Mỹ.
Một trung tâm trải nghiệm Surface tại Berlin.
Một du khách ghé thăm trung tâm trải nghiệm tại Berlin, Đức đã chụp lại một số hình ảnh tại đây. Mỗi trung tâm sẽ có sẵn 2 chiếc máy tính bảng Surface để mọi người được dùng thử, thậm chí du khách còn có thể lựa chọn thuê thiết bị này trong một khoảng thời gian nhất định.
Những người đã tham gia trải nghiệm thực tế thiết bị này cho biết chiếc máy tính bảng Surface thực tế nặng hơn so với vẻ nhỏ bé bên ngoài.
Hiện tại Microsoft đang bán thiết bị này với mức giá như sau:
- Phiên bản 32 GB không có Touch Cover: 499 USD.
- Phiên bản 32 GB đi kèm Touch Cover đen: 599 USD.
- Phiên bản 64 GB đi kèm Touch Cover đen: 699 USD.
Video đang HOT
- Phiên bản 32 GB đi kèm Touch Cover chọn màu: 618,99 USD (Touch Cover có các màu bao gồm đen, trắng, cam, xanh, hồng với là 119,99 USD.)
- Phiên bản 32 GB đi kèm Type Cover: 628,99 USD.
Theo Genk
Surface: Kỳ công sáng chế của Microsoft
Ông Panos Panay, tổng giám đốc phụ trách dự án Surface của Microsoft đã tổ chức một sự kiện nhỏ dành cho báo chí để giới thiệu về quá trình tạo ra máy tính bảng Surface tại trụ sở của Microsoft ở Redmond, Washington. Panay và Steven Sinofsky, trưởng dự án Windows, đã trở thành những hướng dẫn viên cho đoàn khách thăm quan và khám phá không gian rộng lớn bên trong, nơi các chuyên gia của Microsoft đang làm việc.
Công nghệ sản xuất đòi hỏi độ chính xác cao
Trong chuyến tham quan của các nhà báo, Microsoft đã giới thiệu các khu vực làm việc công nghệ cao như: các studio thiết kế công nghiệp, các phòng thử nghiệm, các máy in 3D và cả một số nguyên mẫu của tablet Surface. Các kỹ sư và các nhà quản lý của tập đoàn phần mềm đã có cơ hội chia sẻ về quá trình xây dựng nên chiếc máy tính bảng Surface của hãng.
Hầu hết tất cả các tính năng trên chiếc tablet này đều là kết quả của vô số các cuộc họp, lặp đi lặp lại, và có sự sàng lọc cực kỳ kỹ lưỡng. Ban đầu, các kỹ sư và các nhà thiết kế chỉ sản xuất thủ công một số lượng nhỏ nguyên mẫu máy tính bảng Surface tại trụ sở chính của Microsoft ở Redmond. Sau khi các thử nghiệm ở Redmond được hoàn tất, giai đoạn tiếp theo các mô hình mẫu sẽ được gửi đến Trung Quốc để sản xuất hàng loạt. Sở dĩ bởi Trung Quốc có giá thành nhân công, nguyên vật liệu rẻ và lượng lao động dồi dào.
Công ty đã sử dụng các máy in 3D và laser có độ chính xác cao tại nhà máy ở Trung Quốc, do đó, quá trình sản xuất hàng loạt luôn được tiến hành một cách tỉ mỉ nhất, không được phép mắc phải các sai sót kỹ thuật và những linh kiện này chỉ được phép có sai số ở mức 0,5 micromet. Ngay cả đội ngũ thiết kế cũng liên tục phải di chuyển giữa Trung Quốc và Mỹ để xem xét tiến độ thực hiện công việc.
Bàn phím rời là một hình mẫu của thiết kế và trí tuệ
Trong sự kiện ra mắt tablet Surface vào ngày 25 tháng 10 vừa rồi, thiết kế của chiếc tablet này đặc biệt được giới chuyên môn đánh giá cao nhất là phần bản lề bằng nam châm giúp gắn tablet và bàn phím. Microsoft đã mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu chi tiết này thậm chí cả âm thanh khi 2 thiết bị được ráp liền vào nhau cũng phải thật đặc biệt. Tuy nhìn bề ngoài sự gắn kết của tablet và bàn phím khá lỏng lẻo nhưng thực chất cổng kết nối nam châm có thể chịu được một trọng lượng khá lớn. Khi người dùng chỉ cầm Touch Cover nhưng chốt nam châm vẫn đủ sức giữ cho phần tablet không bị tuột ra.
Touch Cover là một ngạc nhiên thú vị vì Panay cho biết phải mất từ 4 tới 5 ngày thì người dùng mới có thể quen với việc gõ trên bề mặt bàn phím bằng phẳng. Bên cạnh đó, bàn phím cảm ứng phản ứng khá nhạy, và sử dụng các cảm biến áp suất để phát hiện sự khác biệt khi người dùng gõ phím hay nghỉ tay trên các phím bấm. Thật khó tin là Microsoft có thể tích hợp bàn phím hoạt động bên trong trang bìa chỉ dày 3 mm. Panay tiết lộ rằng trước đó Microsoft chỉ dám mơ ước làm cho độ dày của Touch Cover ở mức 4,2mm nhưng cuối cùng họ còn làm được nhiều hơn thế.
Màn hình đẹp, độ bền ấn tượng
Màn hình hiển thị của Surface mặc dù chỉ sở hữu độ phân giải 1366x768 pixel thấp hơn nhiều so với iPad, nhưng hình ảnh vẫn khá mịn màng và sắc nét. Chỉ nói riêng về chiếc màn hình này thì Microsoft cũng đã rất tốn rất nhiều công sức để phát triển từ giảm thiểu điện năng tiêu thụ cho đến những công nghệ mà Microsoft muốn tích hợp để vượt trội hơn so với iPad.
Theo các kỹ sư của Microsoft thì độ phân giải chỉ là một trong số rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị của màn hình. Để đảm bảo hiệu quả hiển thị hình ảnh trên Surface, các kỹ sư này đã phát triển một phương pháp mới mang tên Modulation Transfer Function. Phương pháp này sẽ giúp cho Microsoft có thể tối ưu hóa sự kết hợp giữa độ phân giải màn hình và độ tương phản để cho ra chất lượng hiển thị tốt hơn thay vì chỉ tập trung nâng cao độ phân giải.
Ngoài ra, mỗi một bộ phận bên trong Surface đều được thiết kế có chủ đích và không tạo ra các chi tiết thừa. Ví dụ khung máy cũng cần thiết kể để pin có thể phân bố đều, giúp cho máy được cân bằng khi cầm và trọng lượng được chia đều trên toàn bộ bề mặt. Microsoft cho biết để sản xuất tablet Surface cần đến 200 chi tiết lớn nhỏ khác nhau, từ khung magiê để gắn màn hình hiển thị quang học, các bộ phận nhỏ như camera và cả bàn phím rời. Touch Cover là một trong những bộ phận quan trọng nhất của Surface.
Không chỉ giúp thiết bị này trông chuyên nghiệp hơn mà Touch Cover cũng được đánh giá cao trong vai trò vừa là tấm bảo vệ màn hình kiêm bàn phím. Hay như chiếc chân đế của Surface có tới ba bản lề khác nhau cũng như được tích hợp bộ phận chống rung nhằm tránh tình trạng chân đế bị bật trở lại lưng máy.
Độ bền của Surface cũng là một điểm sáng khi máy có thể chịu đựng tốt những cú va chạm ở độ cao trung bình mà không hề ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động. Microsoft đã tiến hành thử nghiệm tới 72 kiểu rơi các loại ở độ cao 36 inch đối với Surface và chiếc máy tính bảng này vẫn "sống sót". Ngoài ra, Sinofsky có vẻ rất thích thú với việc biến Surface thành một tấm ván trượt bằng việc gắn các bánh xe ở mặt sau.
Mọi tính năng đều có giá của nó, lựa chọn đúng đắn là chìa khóa thành công
Trong giai đoạn đầu khi phát triển Surface, Microsoft dự định sẽ áp dụng kích thước màn hình là 10,1 inch, theo chuẩn tablet hiện nay. Tuy nhiên, kích thước này không hoạt động tốt đối với tính năng đa nhiệm và cũng không đủ rộng với một bàn phím QWERTY đầy đủ. Vì thế Microsoft đã quyết định thử nghiệm kích thước 11,1 inch. Giới hạn màn hình này giúp cho việc gõ phím và thực thi đa nhiệm trở nên tốt hơn nhưng Panay cho biết: " Đó không còn là kích thước của việc trải nghiệm máy tính bảng". Cuối cùng, Microsoft lựa chọn kích thước 10,6 inch để dung hòa các yếu tố. Với kích thước này, người dùng sẽ tìm thấy một cảm giác gõ phím cực kỳ "thân thiện".
Bộ sạc của Surface trông khá cồng kềnh nhưng bù lại nó sẽ giúp người dùng sạc pin nhanh hơn. Theo đó, người dùng chỉ mất khoảng gần 2 giờ để sạc đầy pin trong khi đối với iPad sẽ lâu hơn rất nhiều. Sinofsky đã kể một câu chuyện về việc ông sắp ra sân bay và chỉ có thời gian nửa giờ để sạc pin, nhưng Surface đã nạp được 50% pin. 50% đó ngẫu nhiên giúp Sinofsky tiếp tục làm việc trong cả chuyến bay vì Surface chỉ phải cung cấp năng lượng cho màn hình có độ phân giải 1366x768 pixel thay vì màn hình 2048x1536 pixel như trên iPad 4.
Kích thước và trọng lượng của Surface cũng đạt mức tiêu chuẩn cho phép giới hạn của một chiếc máy tính bảng. Xét về tổng thể, máy có kích thước tương đương với iPad nhưng lại sở hữu nhiều tính năng đáng giá như kết nối USB 2.0, khe cắm thẻ nhớ microSDXC và cổng HDMI.
Quá trình thiết kế và sản xuất tablet Surface thể hiện khả năng sáng tạo vô hạn, tìm tòi và dám thể hiện của Microsoft. Nếu chỉ đánh giá riêng chất lượng phần cứng và kiểu dáng công nghiệp thì tablet Surface hoàn toàn có thể so sánh ngang ngửa với những mẫu tablet sang trọng và "đẹp mã" nhất hiện nay. Nhưng "cái ruột" bên trong là hệ điều hành Windows 8 và kho ứng dụng đi kèm vẫn cần một thời gian dài nữa để kiểm chứng được chất lượng của chúng. Dẫu vậy, kỷ nguyên của một thế hệ máy tính bảng lai laptop đang thực sự được khởi nguồn từ Surface.
Theo Genk
Những ứng dụng không thể bỏ qua của Windows RT Nếu không phải người mê game, Windows RT vẫn làm hài lòng người dùng bằng kho ứng dụng đang dần được làm đầy của mình. Vào ngày 25 tháng 10, Microsoft đã giới thiệu hệ điều hành Windows 8 và máy tính bảng Surface của hãng. Hầu như thiết kế của Surface được người dùng đánh giá rất cao, tuy nhiên hệ điều...