Mía đường Việt Nam tụt hậu xa: Đâu là nguyên nhân?
Hệ thống chính sách của Việt Nam với ngành mía đường còn rời rạc, tính pháp lý chưa cao. Đây là một trong những nguyên nhân khiến ngành này còn tụt hậu so các nước.
Đó là nhận định chung được đưa ra tại Hội thảo thường niên mía đường quốc tế TTC lần 5 do Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) và Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) phối hợp tổ chức ở Bình Thuận, ngày 17.8.
Với chủ tái cơ cấu ngành đường, hội nghị lần này mong muốn nhận diện lại các cơ hội và thách thức của ngành mía đường Việt Nam.
Theo quan điểm doanh nghiệp, ông Phạm Hồng Dương, Chủ tịch Tổng Công ty ngành đường TTC đặt vấn đề tại sao ngành mía đường của Thái Lan, Philipinese vượt trội Việt Nam, tại sao nông dân mình không thể làm giàu với câu mía và vai trò của Chính phủ tới đâu?
“Ngoài chính sách hỗ trợ tốt, những mục tiêu rõ ràng, cả Thái Lan Philipinese đều sớm có luật cho ngành và lộ trình cụ thể nhưng ở Việt Nam thì chưa. Ngành mía đường trong nước có bước tăng trưởng nhưng còn tụt hậu khá xa”, ông Dương nói.
Ông Phạm Hồng Dương, Chủ tịch Tổng công ty ngành đường TTC. Anh: N.V
Cùng quan điểm, ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) đánh giá sau hơn 20 năm thực hiện chính sách 1 triệu tấn đường, mía đường Việt Nam vẫn là ngành nhỏ bé so các nước trên thế giới.
Hiện Bộ NNPTNT đang hoàn chỉnh dự thảo nghị định sản xuất kinh doanh mía đường trình Chính phủ ban hành. Trong khi đó, Philipin đã ban hành đạo luật đường từ năm 1952. Thái Lan có riêng 2 đạo luật và một hệ thống các văn bản dưới luật, hệ thống quota, hệ thống xác định giá mua mía, hệ thống đo chữ đường…
Phân tích tổng quan lại chính sách phát triển ngành đường, ông Doanh kể hầu hết các quốc gia đề có chính sách riêng. Một số nước Asean còn coi đường sản phẩm nhạy cảm trong các nội dung đàm phán thuế quan và bảo hộ.
Video đang HOT
Ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam. Anh: N.V
Hơn 20 năm qua, nhà nước đã có nhiều chủ trương nhằm đầu tư cho ngành phát triển. “Nhưng đến nay, hệ thống chính sách của chúng ta vẫn còn rời rạc, thiếu hệ thống”, ông Doanh nhận định.
Cụ thể, ông Doanh cho rằng từ chính sách đất đai đến quy định đối tượng nhận chuyển quyền sử dụng đất cũng còn nhiều hạn chế. Việc tạo ra cánh đồng mẫu lớn cũng chưa có chính sách cụ thể. Chính sách hỗ trợ cơ giới hóa sau thu hoạch cho tới chính sách về giá với năng lượng tái tạo từ bã mía chưa bình đẳng.
Việt Nam cũng chưa có quy định nào có tính pháp lý nhằm quy định lại thị trường; vẫn còn khoảng cách chênh lệch giá từ sản xuât đến tiêu dùng. Chưa có hành làng pháp lý hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm.
Nhiều quan điểm cho rằng Việt Nam cần sớm bổ sung luật định, hỗ trợ hành lang pháp lý cho mía đường phát triển bền vững. Anh: N.V
Hành lang pháp lý cho ngành mía đường Việt Nam chưa có văn bản quy phạp pháp luật nào để quản lý. Cơ sở pháp lý duy nhất đến nay là văn bản của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ về đề án tổng quan mía đường việt nam đến 2010.
“Theo chính sách thương mại bảo hộ, tới ngày 1.1.2018 chỉ còn duy trì một mức thuế 5% khi hội nhập. Đây là thách thức đối với ngành. Việt Nam cần sớm bổ sung luật định, hỗ trợ hành lang pháp lý cho mía đường phát triển bền vững” ông Doanh chia sẻ.
Ngoài ra, ông Phạm Hồng Dương còn đề xuất nên có thêm các luật cụ thể về về xăng, nhiên liệu sinh học, ethanol; các hướng dẫn cụ thể cho tích tụ đất đai làm cánh đồng lớn. Hiệp hội không phải chỉ là cơ quan thống kê mà mà còn đóng vai trò trọng tài, giám sát thi hành luật định.
Theo VSSA, kết thúc niên vụ 2016 – 2017, sản lượng đường trong nước đạt gần 1,2 triệu tấn. Đây là năm thứ 3 liên tiếp sản lượng đường sụt giảm. Trong bối cảnh thị trường tiêu thụ chậm, đường tồn kho tăng cao, đường lậu diễn biến phức tạp, thực hiện cam kết nhập khẩu một lượng đường nhất định tăng 5% mỗi năm với WTO, sau năm 2018, Asean áp dụng thuế suất nhập khẩu đường ở mức 0%… đã đặt ra yêu cầu thay đổi cấp bách đối với các doanh nghiệp nói riêng và ngành mía đường Việt Nam nói chung.
Theo Danviet
"Giọt nước tràn ly" khiến ngành mía đường lo lỗ khủng
Trong lúc tồn kho đường ở mức kỷ lục thì đường lậu vẫn ồ ạt tràn vào thị trường. Điêu nay như giọt nước tràn ly, làm cho nguồn cung đường trong nước vượt xa nhu cầu. Nhà máy đường và nông dân đang lo lắng về một vụ mía đường khó khăn thua lỗ đang bày ra trước mắt.
Nếu đường lậu không được kiểm soát, nhiêu ngươi lo ngai nhiều nhà máy đường trong nước se bi "giêt chêt", nông dân bỏ mía vì thua lỗ. Anh minh hoa.
Thách thức
Tại Hội nghị tìm giải pháp tiêu thụ đường bền vững do Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) tổ chức, đại diện Tập đoàn Thành Thành Công, cảnh báo: Với mức gần nửa triệu tấn đường nhập lậu từ Thái Lan đã làm cho ngân sách quốc gia thất thu gần 2.000 tỉ đồng tiền thuế mỗi năm. Nghiêm trọng hơn là nếu đường lậu không được kiểm soát thì sẽ giết chết nhiều nhà máy đường trong nước, nông dân bỏ mía vì thua lỗ.
Ông Trần Văn Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), cho biết: Giá đường loại 1 bán ra tại công ty hiện nay chỉ còn 16.500 đồng/kg giảm rất sâu so với cách nay một tháng. Hiện nay, đường nhập lậu từ bên ngoài đang tràn vào rất nhiều, đường trong nước tồn kho lớn, dự báo giá đường còn "bi đát" hơn, nếu tình hình không được cải thiện sẽ làm ảnh hưởng đến giá thu mua mía nguyên liệu cho nông dân.
"Bức tranh không mấy sáng sủa của ngành mía đường trong năm nay, Casuco đưa ra mức giá bao tiêu cho nông dân cũng không được cao: 900 đồng/kg mía 10CCS tại cầu cảng nhà máy, tuy nhiên nếu giá đường được cải thiện thì Casuco sẽ điều chỉnh giá cao hơn để nông dân được lợi nhuận nhiều hơn" - ông Hùng chia sẻ.
Không chỉ canh cánh với đường lậu, các doanh nghiệp (DN) sản xuất đường đang lo sốt vó với loại đường lỏng chế biến từ bắp nhập từ Trung Quốc. Bà Dương Thị Tô Châu, Phó Tổng giám đốc kinh doanh Công ty Cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh, cho biết: Theo số liệu DN nắm được, năm 2016 loại đường lỏng (không thể kết tinh) được chiết xuất thủy phân hóa học từ hạt bắp nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc hơn 47.000 tấn vào Việt Nam.
"Đường lỏng Trung Quốc nhập về cảng TP Hồ Chí Minh có giá khoảng 12.000 đồng/kg, rẻ hơn đường trong nước rất nhiều vì đang được hưởng mức thuế 0%. Loại đường này độ ngọt hơn so với đường trắng trong nước nên được các công ty bánh kẹo, nước ngọt tiêu thụ nhiều, giảm mua đường trắng trong nước. Đây có thể là nguyên nhân chính khiến tiêu thụ đường của các công ty mía đường trong nước giảm mạnh, khiến lượng đường tồn kho tăng" - bà Châu lo lắng nói.
Với đường lậu và đường nhập khẩu giá rẻ, ngành mía đường đang đứng trước thách thức rất lớn, khó khăn chồng chất trong vụ mía này.
Giảm diện tích trồng nhưng giá mía vẫn không tăng
Thời hoàng kim của cây mía, diện tích trồng mía tại khu vực ĐBSCL lên đến hàng trăm ngàn hec-ta, thì nay chỉ còn chưa đến một nửa. Mặc dù diện tích mía ngày càng teo tóp nhưng giá mía lại có xu hướng thụt lùi, làm thu nhập của người trồng mía rất bấp bênh.
Băng tải vận chuyển mía đưa vào dây chuyền xử lý tai nha may cua Công ty CP mia đương Thanh Thanh Công Tây Ninh. Anh: ttcsugar.com.vn
Ông Nguyễn Thế Tự, Trưởng phòng NNPTNT huyện Phụng Hiệp, nơi có diện tích trồng mía lớn nhất của tỉnh Hậu Giang, cho biết: Trong những năm gần đây giá mía nguyên liệu chỉ dao động quanh mốc 1.000 đồng/kg. Bình quân giá thành sản xuất 1kg mía tại thời điểm này đã lên đến 750-800 đồng, nếu bán dưới mức giá này là xem như nông dân cầm chắc thua lỗ.
Phân tích những khó khăn của ngành mía đường, ông Trần Văn Hùng, Phó Tổng Giám đốc Casuco, cho rằng: Điểm yếu nhất của ngành mía đường hiện nay vẫn là khâu sản xuất nguyên liệu. Nhằm hỗ trợ nông dân cải thiện năng lực sản xuất, trong những năm qua Casuco đã chủ trì và tài trợ cho rất nhiều chương trình khuyến nông, nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác, nghiên cứu giống mới năng suất chữ đường cao... nhưng do khâu cơ giới hóa của ta rất yếu nên cho đến nay giá thành sản xuất mía của Việt Nam vẫn còn cao hơn các quốc gia khác.
Điều này đang đặt ra đầu đề bài toán quá hóc búa cho ngành mía đường: nâng giá thu mua nguyên liệu thì giá đường sẽ tăng cao, khó bán; còn nếu giảm giá mua nguyên liệu thì nông dân thua lỗ, bỏ mía, nhà máy đường cũng "chết" theo!
Đối với các nhà máy đường ở khu vực ĐBSCL càng gặp nhiều khó khăn hơn khi vùng nguyên liệu ở đây sản lượng lớn nhưng chữ đường thấp, ép nhiều mà thu hồi đường thấp làm đội chi phí sản xuất lên cao, giảm sức cạnh tranh trên thị trường.
Theo bà Bùi Thị Quy, Chủ tịch Công ty Mía - Đường - Cồn Long Mỹ Phát, năng lực sản xuất mía đường của Việt Nam còn thấp nên đừng mơ đến xuất khẩu, mà không để thua trên sân nhà là quý lắm rồi. Để giữ thị trường trong nước thì Chính phủ cũng cần có biện pháp hạn chế nhập khẩu đường, đồng thời cũng cần có chính sách khuyến khích DN mía đường đẩy mạnh hơn sản xuất các sản phẩm cạnh đường và sau đường như: điện sinh khối từ bã mía, rượu cồn sinh học ethanol... để tăng thêm lợi nhuận cho chuỗi sản xuất.
Theo lộ trình cam kết hội nhập, chính sách bảo hộ sản xuất đang từng bước được gỡ bỏ, áp lực cạnh tranh gay gắt hơn, đây là thời điểm khó khăn nhất mà các DN mía đường và nông dân trồng mía không vận động thì rất khó để tồn tại.
Theo Phu Khơi (Bao Cân Thơ)
1.000 tấn mía có nguy cơ thành củi vì sự cố nhà máy đường Người dân thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) như đang "ngồi trên lửa" sau sự cố nước thải Nhà máy Đường Khánh Hòa. Hiện hơn 1.000 tấn mía đã thu hoạch chưa được thu mua, đang bị phơi nắng, có nguy cơ thành củi... Sự cố nước thải Nhà máy Đường Khánh Hòa khiến người trồng mía ở thị xã Ninh Hòa (Khánh...