Mì Quảng – đậm đà hương vị miền Trung
Mì Quảng là đặc sản nổi danh không chỉ ở vùng đất Quảng Nam mà còn phổ biến ở cả khu vực miền Trung.
Mì Quảng có nhiều loại khác nhau như mì gà, tôm, thịt, trứng, bò, sứa, cá lóc…, mỗi loại mang một hương vị đặc trưng riêng, không lẫn vào đâu. Hòa quyện cùng sợi mì trắng ngà, mềm mại là vị thanh ngọt và béo của nước hầm xương, mà người dân địa phương vẫn quen gọi là nước lèo hay nước nhưng.
Sợi mì Quảng làm từ loại gạo không dẻo, hàm lượng bột cao nhưng phải đảm bảo độ kết dính. Gạo được ngâm ít nhất trong vòng 1 tiếng, sau đó cho vào cối xay mịn, tráng thành những lá mì mỏng, xếp chồng lên nhau và thái sợi. Để những sợi mì không dính, phải dùng dầu phụng (hay còn gọi là dầu lạc) phi thơm với củ nén đập dập thoa lên bề mặt của lá mì.
Nước lèo được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau tùy từng loại mì. Với mì Quảng truyền thống thì nguyên liệu chính là tôm và thịt heo tươi. Tôm sau khi bỏ đầu, làm sạch thì được ướp cùng với thịt. Một ít tôm được để riêng, giã nát rồi cho vào nước lèo tạo vị ngọt tự nhiên. Tôm và thịt sau khi ướp sẽ được chao bằng dầu phụng cho đủ độ thấm và nấu với nước lèo. Nếu là mì gà thì để có một nồi nước lèo ngon, phải lọc thịt nạc của gà để ướp rồi đem xào. Xương và những phần còn lại của gà cho vào nồi nước ninh kỹ. Để tạo váng màu đỏ sóng sánh cho nước lèo, người ta xào hạt điều với mỡ rồi cho vào nồi nước, chờ khi nước sôi già mới đổ thịt gà đã xào vào và nêm gia vị vừa ăn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc chuẩn bị rau sống và các loại phụ liệu khác cũng là một công đoạn không thể thiếu. Rau dùng cho mì Quảng bao gồm 9 loại là cải non, xà lách tươi, húng lủi, quế xanh, giá trắng, rau răm, ngò rí, hành hoa và hoa chuối thái mỏng. Đặc biệt, đậu phộng rang và bánh tráng mè nướng giòn sẽ làm tăng thêm hương vị độc đáo cho mì Quảng. Bên cạnh bát mì còn có một chén nước mắm chanh, tỏi, ớt để nêm cho vừa ăn.
Đến với Quảng Nam, đâu đâu du khách cũng đều có thể dễ dàng tìm đuợc một quán mì Quảng. Có những quán vách nứa mái tranh bên sườn núi, có quán nằm yên ả bên những cánh đồng xanh mướt, có quán lại lọt thỏm giữa phố thị ồn ào. Mì Quảng hiện diện trong bữa ăn của người dân địa phương như là một thói quen cũng như là thứ đặc sản dùng để tiếp đãi khách và bạn bè phương xa. Chính điều này là một nét hấp dẫn riêng níu chân du khách mỗi khi có dịp ghé thăm mảnh đất này.
Theo Vietnam
Hương vị miền Trung trong "dắt xúc bánh đa"
Thịt dắt xào xúc bánh tráng là món đặc sản của nhiều vùng quê miền Trung. Đây là món ăn dân dã, rẻ tiền được nhiều người ưa thích bởi giàu đạm nhưng không quá cầu kỳ trong cách chế biến.
Thuộc họ nhuyễn thể hai mảnh vỏ, dắt sống chủ yếu ở vùng nước lợ tại khu vực cửa sông ven biển, đầm phá và thường bị nhầm với hến và ngao. Nếu nhìn bề ngoài, dắt nhỏ hơn hến và có màu đen sậm vì chúng thường nấp dưới cát để trốn kẻ thù và tìm kiếm thức ăn.
Do tập tính của dắt thường đi kiếm ăn vào buổi sáng nên muốn bắt, người dân ven cửa sông, biển phải dậy từ rất sớm. Dụng cụ chủ yếu để khai thác dắt là những vợt lưới được chế tạo chuyên biệt để có thể cào dưới nước.
Những hôm nắng to, dắt thường ngoi lên bờ thì chỉ cần lội chưa qua đầu gối là có thể cào được dắt. Ngược lại, những hôm mưa gió thì việc bắt dắt sẽ khó khăn hơn nhiều vì phần lớn dắt lặn dưới đáy sâu.
Nguyên liệu gồm thịt dắt, hành khô, hành phi, ớt tươi...
Dắt sau khi được luộc chín đem đãi lấy thịt.
Thịt dắt được đem xào cùng với gia vị như hành, ớt...
Bánh đa được nướng vàng đem ăn kèm cùng thịt dắt xào.
Công đoạn sơ chế dắt gồm 2 phần chính, ngâm nước gạo để dắt nhả hết cát và cho vào rổ chà thật mạnh làm sạch lớp bùn còn bám lại ngoài phần vỏ.
Cho dắt vào nồi luộc, dùng đũa đảo mạnh tay để dắt mở hết vỏ ra, lộ phần thịt (ruột) ra ngoài. Vớt dắt ra một rổ thưa rồi đưa vào trong chậu nước đãi lấy thịt. Nước luộc dắt thường dùng để nấu canh, kết hợp với rau muống hay rau mồng tơi sẽ cho vị rất ngọt và mát.
Sau khi đã luộc và lọc xong, thịt dắt sẽ được đem xào với ớt và hành đã được phi thơm, sau đó dọn ra đĩa rắc hành khô phi vàng lên trên và cuối cùng là dùng bánh tráng xúc ăn.
Bẻ miếng bánh tráng, rồi xúc một ít thịt dắt đưa vào miệng, vị ngọt của dắt, giòn của bánh tráng, thơm của hành phi quyện lại nơi đầu lưỡi đem lại hương vị đậm chất miền Trung thật khó quên.
Theo Vietnam
Gỏi trứng cá chuồn đậm hương vị biển Đưa miếng gỏi cá vào miệng, bạn sẽ cảm nhận vị ngậy, bùi béo của trứng cá hòa quyện trong vị ngọt của tôm thịt, giòn tan của hành phi lẫn trong nước trộn chua ngọt. Cá chuồn là thứ cá dân dã, thường có nhiều ở vùng biển miền Trung. Cá chuồn dù rằng nhiều xương nhưng thịt thơm, đặc biệt trứng...