Mì lươn hương đồng nội miền Trung
Tại các vùng quê nước ta, khách lỡ đường thường khó kiếm được quán ăn, nhưng nếu đến các vùng quê ở Quảng Nam như các chợ Đại Phong, Đại Cường, Ái Nghĩa, Quảng Huế, Hà Nha … thì khỏi lo điều ấy. Làng nào cũng có ít nhất là một vài quán mì Quảng.
Lươn chế biến trong tô mì là lươn bắt đồng ở vùng quê Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Mì Quảng với nhiều hương vị rất riêng bởi được nấu nước nhưn từ thịt heo, bò gà… (trên bờ) cho tới tôm, ốc, hến, ếch, cá tràu, cá nhét… (dưới nước). Tuy nhiên, món mì lươn là hấp dẫn với nhiều người hơn cả.
Video đang HOT
Vùng quê Đại Lộc – miền trung du của tỉnh Quảng Nam, nơi tiếp giáp với chân của rặng Trường Sơn hùng vĩ, địa hình có nhiều sông, ao, hồ, khe, suối, đầm bàu, hói… lý tưởng cho các loài thuy sản, nhất là loài lươn sinh sống. Đặc biệt, nơi đây có nhiều lươn vàng, thịt thơm, ngọt, dai với hương vị đậm đà, bô dưỡng.
Theo đông y, lươn có tính ôn, vị ngọt; công hiệu bổ khí, dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt; thích hợp với các chứng lao lực, ho hen, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, thận hư… Lươn sống dưới bùn, nước, nơi “quê hương” của cây lúa, có gốc dưới bùn nhưng bông lúa trổ trên mặt nước. Món mì lươn ngoài thơm ngon hấp dẫn ra, rất thuận theo thuyết “âm dương” nên luôn mang đến sự hài hoa. Thịt lươn có ưu điểm là thơm mềm, chỉ có xương sống và nhiều chất dinh dưỡng trở thành sự lựa chọn trong nhiều món ăn của người già và trẻ con.
Cách chế biến món mì lươn xứ này cũng lạ. Các bà mẹ quê thường chọn mua lươn vàng ở đồng còn sống, lớn hơn ngón tay cái, đem về bỏ trong xoong, cho vào một vốc muối, đậy nắp vung lại xóc, lắc. Khoảng 10 phút sau lươn chết, mang ra lấy vải nhám và nước cốt chanh vuốt cho sạch nhớt. Rồi rửa sạch cho vào nồi nấu với một ít nước khoảng 5 phút cho lươn vừa chín tới mang ra gỡ lấy thịt (bỏ xương, đầu ruột, gân máu) ướp với nghệ tươi, tiêu, ớt, nước mắm, bột nêm. Khử dầu ăn với tỏi cho thơm, đổ thịt lươn đã ướp vào xào nhẹ khoảng 5 phút thì cho thêm nước sôi đủ dùng vào nấu tiếp cho đến khi lươn chín trở thành nồi nước nhưn thơm ngon.
Cho vào tô rau sống như bắp chuối, xàlách, tần ô, ngò, cải non mới hái trong vườn, trên rau, trai mì vừa mới trụng còn hơi ấm, vừa dẻo vừa thơm mùi dầu phộng thứ thiệt. Sau đó chan nước nhưn lên cùng hành lá thái nhỏ với ít đậu phộng rang giã dập; bánh tráng nướng bóp bễ nghe rôm rốp, kèm một trái ớt sừng trâu.
Tô mì lươn vàng bắt mắt, chứa đựng mùi thơm nóng hổi phảng phất “hương đồng cỏ nội” của một vùng trung du xứ Quảng. Ai đã một lần thưởng thức, chẳng thể nào quên.
Theo MNMN
Cá con kho nén ăn căng bụng vẫn còn thèm
Những lúc rỗi việc đồng áng, người dân quê thường đặt đơm, đó, cất vó bắt cá mang về cải thiện bữa ăn trong gia đình. Những con cá lớn thường được rộng vào lu nước để ăn dần. Những loại cá nhỏ, gọi là cá con: mại trắng, đỗ dạ... lớn cỡ ngón tay, đầu đũa và lẫn ít tép, kho với nén ăn cơm đến căng bụng mà vẫn còn thèm.
Ảnh: Trang Thy
Dùng tay ngắt nhẹ và nặn bỏ ruột cá rồi rửa sạch cùng với tép. Sau đó cho vào nồi ướp với chút muối, đường, bột ngọt, tiêu, nước mắm. Ra sau vườn nhà nhổ ít nén để nguyên cả lá cùng với củ và phần rễ, mang rửa thật sạch, cắt đoạn ngắn, cho vào trộn lẫn với cá.
Cho thêm ít nước rồi bắc lên bếp đun trên lửa nhỏ, đợi cá thấm gia vị. Khi nước sắp cạn đến đáy thì cũng là lúc cá và tép đã chín, tỏa hương thơm phức. Dùng muỗng múc nhẹ cá ra đĩa, thế là đã có món cá con kho nén dân dã, nhưng đậm đà vị quê. Nhiều người dùng nồi đất kho cá rồi vùi vào tro nóng khi cá vừa chín. Khi mở nắp, nồi cá vàng ươm trông thật bắt mắt, chưa ăn đã thấy ngon lắm rồi.
Cơm gạo dẻo thơm hòa quyện cùng vị mặn mòi của cá lẫn với hương thơm của nén và các loại gia vị ngon đến khó tả. Người dân quê nghèo nhưng giàu lòng hiếu khách, thường đãi khách phương xa những bữa cơm với món cá con kho nén, đạm bạc nhưng đậm đà hương vị đồng quê.
Theo MNMN
Ngon như gỏi cá cơm Sau tết, nắng nhẹ, trời se lạnh, những chú cá cơm cũng xuất hiện dày đặc trên các vùng biển ở miền Trung. Những chú cá cơm mình tròn, dài chừng 6 - 8cm, có hai sọc đen chạy dài theo thân mà dân miệt biển miền Trung gọi là cá cơm than, để phân biệt với các loại cá cơm khác mình...