Mì hến ăn kèm bạch tuộc lạ miệng ở Sài Gòn
Món ăn gồm nhiều loại thủy hải sản, có nước dùng đậm đà sẽ giúp bạn đổi vị trong ngày nắng.
Nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Ngô Văn Sở, quận 4, quán Dì Lan là một trong những địa chỉ nổi tiếng với món mì ốc hến lạ miệng. Nơi này đã tồn tại hơn 20 năm và hiện mở rộng thành 3 chi nhánh ở thành phố.
Suất ăn có giá trung bình 35.000 đồng. Ảnh: @meonguyen2712.
Thoạt nhìn, món này không có gì quá đặc biệt. Mì vắt được trụng cho mềm rồi cho thêm các nguyên liệu như ốc, hến, bạch tuộc, tôm… theo yêu cầu của khách. Sau đó, đầu bếp sẽ chan vào tô từng vá nước lèo trong veo. Bên trong tô còn có ít rau muống, rau răm và hành phi giòn thơm.
Điều khiến thực khách mê mẩn món ăn lạ miệng này là hương vị ngọt thanh của nước dùng nấu từ nước luộc ốc và hến. Cộng với bí quyết riêng trong công đoạn nêm nếm mà nước trở nên đậm đà hơn.
Nổi bật nhất trong các loại nguyên liệu ăn kèm tại đây là hến tươi nên ngon ngọt. Hến là nguyên liệu chính cho món ăn, bạn có thể gọi mì hến bạch tuộc, mì hến ốc… Suất ăn được nhiều người ưa chuộng nhất là phần thập cẩm có giá 38.000 đồng.
Bạch tuộc tươi và giòn khiến món ăn ngon hơn. Ảnh: @meonguyen2712.
Tô mì hến khi bưng ra thu hút thực khách bởi sự phong phú của thành phần bên trong. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị cay, chua dịu của nước dùng, vị ngọt của hến kèm mùi thơm của rau răm và hành phi.
Địa chỉ này mở cửa từ 7h đến 19h mỗi ngày. Quán ở quận 4 có bãi đỗ xe rộng rãi. Nơi này thường xuyên đông khách vào buổi sáng và chiều tối.
Theo Vnexpress
Video đang HOT
Sau những ngày bơi trong bánh tét và thịt kho, đây là những món ăn được nhiều người Sài Gòn săn lùng
Mùng 4 là dịp nhiều hàng ăn mở cửa sau khoảng thời gian nghỉ Tết, cũng là thời điểm lí tưởng để "giải cứu" khẩu vị bị ngấy bởi bánh chưng, bánh tét, thịt kho... đấy.
Hãy cùng điểm qua một số món ăn được người Sài Gòn hỏi nhau trong mấy ngày nay nhé:
Mì Tàu
Người Sài Gòn thật sự rất thích các loại mì của người Hoa, và những xe mì Tàu này có thể được tìm thấy ở hầu hết các quận trong thành phố. Mì người Hoa là sợi mì trứng, thường là mì tươi, sợi dai dai và không có vị béo. Các loại thịt cũng thường là thịt nạc xá xíu hoặc luộc, không có mỡ, rất thích hợp để đổi khẩu vị sau Tết.
Một số địa chỉ mì ở Sài Gòn cho bạn tham khảo:
Địa chỉ 1: 66/5 Lê Đại Hành, Q11.
Địa chỉ 2: 52 Calmette, Nguyễn Thái Bình, Q1.
Địa chỉ 3: 11 Lê Thạch, phường 12, Q4.
Hủ Tiếu
Sài Gòn là nơi nổi tiếng với các loại hủ tiếu, nhưng nếu phải nhắc đến loại hủ tiếu giải ngấy hiệu quả nhất thì đó là hủ tiếu Nam Vang. Hủ tiếu Nam Vang đúng chuẩn có nước lèo vị thanh và trong, có hơi chua nhẹ, khi ăn vắt thêm miếng chanh kích thích vị giác. Sợi hủ tiếu mềm, dai và có hương vị nhẹ, không ngầy ngậy như các loại nếp. Các phần thịt cũng chỉ có tôm, trứng cút và ít thịt băm, thịt nạc, ăn cùng rau giá trụng sơ. Và trong thực tế thì chưa cần chờ đến mùng 4, trong Tết khoảng mùng 1, 2 vẫn có người đi ăn hủ tiếu rồi vì đây là món ăn rất được lòng người Sài Gòn.
Một số địa chỉ hủ tiếu mở xuyên Tết hoặc mở cửa mùng 4 cho bạn:
Địa chỉ 1: 25 Cô Bắc, Q1.
Địa chỉ 2: 178/13 Cô Giang, Q1.
Bún riêu, canh bún
Có một sự thật là các món hơi có vị chua, thanh nhẹ một chút thì giúp giải ngấy tốt hơn, và bún riêu với canh bún là "ứng cử viên" sáng giá cho vai trò này. Bún riêu thường đi đôi với canh bún, một cái có sợi bún nhỏ, cái còn lại là sợi lớn hơn. Nhiều người thích ăn bún cho có cảm giác ít tinh bột hơn nhưng nếu ai thích sợi bún dai dai để nhai được lâu một chút thì nên ăn canh bún. Bún riêu ở Sài Gòn có khá nhiều thịt thà, song cũng chỉ giới hạn trong ít huyết, ít thịt, ốc và chút riêu cua hoặc một ít chả. Nước bún với vị chua nhẹ sẽ giúp "thanh lọc" khẩu vị đã bị "đơ" bởi bánh tét, bánh chưng ngày Tết.
Một số địa chỉ bún riêu, canh bún:
Địa chỉ 1: 55 Cô Giang, Q1.
Địa chỉ 2: 495/2 Tô Hiến Thành, phường 4, Q10.
Mì hến
Mì Hến là một đặc sản "sinh sau đẻ muộn" của Sài Gòn, nhưng cũng không có nghĩa là nó thua kém những món khác. Mì hến không ngồn ngộn như những món mì khác, thích hợp để ăn nhẹ. Thịt hến thanh đạm và ít béo ít ngậy hơn các loại thịt khác, ăn cùng rau răm, mì gói cay cay một chút sẽ giúp giải ngấy rất tốt. Mì hến khá hiếm trong dịp Tết nhưng vẫn có một địa chỉ mở cửa ấy là đối diện 31A Số 17, Tân Quy, Quận 7.
Bánh canh cua, ghẹ
Bánh canh cua thực ra là món ăn "thịt thà" nhiều topping, tuy nhiên bánh canh cua có vị ngọt từ thịt cua, nước dùng thanh chứ không có thịt mỡ gì. Sợi bánh canh làm từ bột gạo pha bột sắn nên dai dai, ít mùi gạo và ít ngậy. Ngoài ra thì thịt cua, ghẹ và một số topping hải sản ăn kèm sẽ thích hợp để thay thế cho các món ăn làm từ thịt heo, khiến bạn tạm thời "xa rời" dư vị thịt kho hột vịt.
Một vài địa chỉ bánh canh cua cho bạn, tuy nhiên vì đang dịp Tết nên các quán có thể sẽ mở cửa hơi trễ, tầm 14h - 15h chiều, bạn chú ý đừng đến sớm quá kẻo bị "hố" nhé.
Địa chỉ 1: 484 Vĩnh Viễn, Phường 8, Q10.
Địa chỉ 2: 484 Nguyễn Tri Phương, Phường 9, Q10.
Theo Trí Thức Trẻ
Giòn tan các loại bánh chiên, rán vàng ruộm bình dân có từ thời "ông bà anh" nhưng đến hiện tại vẫn được yêu thích Dù cho hiện tại có rất nhiều những món ăn vặt chiên, rán hấp dẫn khác, nhưng những món bánh bình dân có từ thời "ông bà anh" vẫn luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng trong lòng người Sài Gòn. Trưa hè buồn miệng, chỉ mong sao trông thấy một gánh, một xe, hay một bóng dáng cùng chiếc làn mây,...