Mì ăn liền, tương cà và nguồn gốc thú vị của những món ăn quen thuộc
Những món ăn quen thuộc hàng ngày ngoài giá trị dinh dưỡng, hương vị thơm ngon còn mang giá trị lịch sử, văn hóa qua những câu chuyện rất thú vị về nguồn gốc ra đời.
Sushi California: Loại sushi quen thuộc mang tên California Rolls không được làm ra tại Nhật Bản, cũng không phải đến từ California mà lại được sinh ra ở Canada. Vào năm 1971, khi ẩm thực Nhật du nhập vào nước Mỹ, sushi, món ăn được quấn lớp rong biển ở ngoài không được chào đón vì người dân nước này không thích rong biển. Do đó, bếp trưởng Hidekazu Tojo đã thực hiện một thay đổi lớn bằng cách đảo ngược lớp cơm trắng ra ngoài, giấu rong biển vào trong. Ảnh: Yo!.
Với hành động trên, ông đã vướng phải nhiều chỉ trích từ người dân quê hương. Họ nói rằng cách làm sushi này hoàn toàn sai. Nhưng thực tế, ngày càng nhiều người ngoại quốc thích sushi hơn sau phát minh này. Ảnh: FlipGive.
Không dừng lại ở đó, bếp trưởng Tojo vẫn còn những sáng tạo khác trong món ăn quốc dân của Nhật Bản. Như thường lệ, mỗi loại sushi thường gồm một nguyên liệu như dưa leo, thanh cua, bơ đặt lên trên một ít cơm nắm, nhưng ông quấn tất cả nguyên liệu vào một cuốn duy nhất và từ đó dẫn đến sự thay đổi lớn trong ẩm thực sushi của Nhật. Cái tên Sushi California ra đời bởi loại sushi này được biết đến nhiều nhất tại một trong những nhà hàng của ông ở Los Angeles (Mỹ). Ảnh: Tom Gould.
Sushi cá hồi: Món ăn Nhật Bản quen thuộc gồm cơm nắm với một lát cá hồi sống ở trên thật ra không phải do người Nhật sáng tạo mà là người Na Uy. Trước năm 1955, cá hồi sống không phải đồ ăn được tại Nhật vì loại cá này được săn bắt từ Thái Bình Dương và có rất nhiều ký sinh trùng. Trong khi đó, Na Uy lại có lượng cá hồi rất lớn nhưng thị trường không thể tiêu thụ hết. Vì thế, họ tìm giải pháp ở những nước phương Đông và dừng lại ở Nhật Bản, đất nước có tỷ lệ tiêu thụ cá rất cao. Ảnh: Multiculriosity.
Người Na Uy từng gặp khó khăn khi thuyết phục người Nhật rằng cá hồi bắt từ Đại Tây Dương có thể ăn sống. Họ làm ra những đĩa sushi cá hồi đầu tiên và thử phục vụ cho một vài doanh nhân. Tuy nhiên không ai quen với mùi vị kỳ lạ của món ăn này mãi cho đến 10 năm sau đó. Ảnh: Multiculriosity.
Video đang HOT
Tôm hùm: Tôm hùm nổi tiếng là món hải sản xa xỉ với giá thành cao. Vì thế, không ai ngờ rằng đây từng là món ăn dành cho… người nghèo. Đầu thế kỷ 16, những vùng vịnh nước Mỹ dồi dào tôm hùm. Thậm chí, có khu vực loài vật này bị đánh dạt vào bờ nhiều đến nỗi lấp kín một phần bờ biển. Ảnh: Golden Lotus Travel.
Người dân ở đây từng không thể tiêu thụ hết tôm hùm. Họ dùng thịt tôm làm phân bón, mồi câu cá và thức ăn cho tù nhân.Mãi đến giữa thế kỷ 19, tôm hùm mới bắt đầu tăng giá trị. Khi công nghệ đóng hộp phát triển, món ăn này chủ yếu được đóng gói và vận chuyển đến trung tâm nước Mỹ. Vì thế người dân ở đây phải đến New England (Mỹ) để mua tôm tươi. Đến cuối những năm 1880, giá tôm bắt đầu tăng dần. Từ Thế chiến thứ 2 đến nay, tôm hùm trở thành món ăn đắt tiền. Ảnh: Delia Farris.
Mì ăn liền: Mì ăn liền được xem là món ăn chỉ phải đụng đến khi bạn đang cháy túi. Nhưng thực tế, món ăn này lại là phát minh đóng vai trò giải quyết nạn đói của Nhật Bản. Sau Thế chiến thứ 2, Nhật Bản phải đối mặt với nạn đói trầm trọng, người Mỹ gửi cho quốc gia này rất nhiều bột mì và khuyến khích người dân làm bánh mì. Nhưng ông Momofuku Ando, cha đẻ của mì ăn liền, lại muốn sử dụng chúng để làm sợi mì, thực phẩm vốn đã rất quen thuộc với người Nhật. Ảnh: Asia Trend.
Kẹo bông gòn: Làm hoàn toàn từ đường, kẹo bông gòn dường như là kẻ thù nặng đô nhất với sức khỏe răng miệng. Thế nhưng người phát minh ra thứ kẹo này lại chính là nha sĩ James Morrison. Năm 1904, ông hợp tác với một người bạn tên John C.Wharton tạo ra một phát minh gọi là Máy làm kẹo bằng điện, có chức năng làm chảy đường và quay những sợi đường thành một đám mây bồng bềnh. Ảnh: Ashley Hoffman.
Tương cà: Ai cũng biết tương cà được làm từ những trái cà chua ngon lành. Nhưng công thức sớm nhất và được cho là đầu tiên của thực phẩm này lại mang thành phần không phải là cà chua mà là… ruột cá. Việc làm tương cà bắt nguồn từ thế kỷ thứ 6 tại Trung Quốc và công thức sử dụng ruột cá đã được sử dụng hơn một nghìn năm trước khi tương cà được thế giới biết đến. Ảnh: The Daily Beast.
Kem: Kem là món tráng miệng tuyệt vời và không ít người chắc hẳn sẽ muốn cảm ơn người đã sáng tạo nên cây kem đầu tiên. Nguồn gốc của kem ra đời từ những thế kỷ trước Công Nguyên. Sử sách ghi chép rằng vua Alexander Đại Đế rất thích ăn tuyết kèm mật ong và thức uống có cồn. Vào thời kỳ của Đế chế La Mã, vị hoàng đế Nero Claudius Caesar cũng thường ra lệnh người hầu đi đến các vùng núi cao để đem tuyết về làm món tráng miệng dùng kèm nước hoa quả và trái cây tươi. Ảnh: Sarah.
Theo Zing
Dân văn phòng ở Hà Nội sáng mai có vội đi làm thì đừng bỏ qua 4 địa chỉ bán hamburger đầy đặn mà giá chỉ từ 15k dưới đây
Đầy đặn và vừa miệng, những chiếc hamburger giá cực "mềm" sau đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời để lấp đầy chiếc bụng đói của dân công sở vào buổi sáng.
Hamburger vốn là một trong những món ăn nhanh được ưa thích bậc nhất trên thế giới, với hương vị thơm ngon và hình thức tiện lợi, dễ mang đi. Đó cũng là lý do vì sao ở Việt Nam, hamburger thường được giới văn phòng tìm mua để ăn "lấp bụng" vào buổi sáng hay buổi trưa.
Tuy nhiên, trong những ngày thắt chặt chi tiêu từ giữa tháng thế này, việc mua hamburger để ăn sáng cũng là một điều rất xa xỉ đối với dân văn phòng. Thế nhưng, dân văn phòng hoàn toàn có thể thưởng thức hamburger với giá chỉ từ 15k mà vẫn rất đầy đặn khi tham khảo qua 4 địa chỉ sau đây tại Hà Nội.
The Canteen
Ở The Canteen có hẳn 2 loại hamburger cho dân công sở lựa chọn là bò hoặc gà. Hamburger nơi đây được đánh giá là tương đối vừa miệng nhờ phần vỏ bánh mềm thơm cùng hai loại nhân đặc trưng. Phần gà trong hamburger gà dù là thịt lườn, nhưng không hề bị khô mà vẫn mềm, thơm mùi sả. Còn hamburger bò lại tươi ngon nên ăn rất vừa miệng, nếu thêm phô mai thì khá ăn ý.
Điểm trừ nho nhỏ ở The Canteen là đôi lúc mua bánh thì thấy hương vị bánh bị nhạt nhòa, dù là hamburger bò hay gà cũng đều gặp phải tình trạng hương vị cứ na ná nhau, không rõ vị và thịt thì bị ngấm dầu mỡ. Ngoài bò hay gà truyền thống, bạn còn có thể thử hamburger gà cay, hoặc gà xay kiểu Ấn, thậm chí là hamburger trứng chiên kiểu Nhật hay ho lạ miệng.
Quán Dzui
Cùng nằm trong ngõ 4C Đặng Văn Ngữ, quán Dzui lại ghi điểm nhờ phần không gian rộng rãi thoáng mát, tụ tập nhóm đông người cũng vẫn là... ok. Đến đây, dân văn phòng nhất định nên thử combo hamburger và thạch do quán tự làm.
Hamburger béo ú đầy nhân, được thêm nhiều sốt mayonnaise, tương cà cùng tương ớt nên đậm đà, mềm ẩm vừa miệng chứ không bị quá khô.
VinMart
Nếu dân văn phòng không thích kiểu hamburger nhân thịt chiên rán thì có thể lựa chọn hamburger mua ở VinMart. Một phần hamburger ở VinMart tương đối to và đầy đặn với phần nhân kẹp giữa rau xà lách, cà chua cùng một lát bò dày miếng. Phần vỏ bánh vừa mềm lại vừa thơm mùi vừng, khi ăn hòa quyện cùng phần nhân nên rất đưa đẩy, dễ ăn.
Đặc biệt, phần thịt ở hamburger VinMart không bị dai quá mà vẫn giữ được độ mềm, thơm. Ngoài ra, khi bạn mua hamburger tại VinMart còn có thể nhờ nhân viên quay nóng lò vi sóng trước để mang đi ăn luôn cũng được. Giá cho một phần hamburger đầy đặn như vậy tại VinMart chỉ là 20k. Một mức giá hợp lý và phù hợp với tiêu chí nhanh - gọn - nhẹ của dân công sở.
Nui Cô Béo
@yenlovefood
Quán nhỏ nhưng bán đủ mọi loại đồ ăn vặt từ nui xào bò, mì spaghetti, mì xào, gà lắc, bánh mì nem khoai... và cả hamburger với mức giá cực dễ chịu. Hamburger ở đây chỉ có giá từ 15k thôi, nhưng rất đầy đặn với phần nhân bò hay gà chiên giòn, thêm rau sốt là vừa vặn, cắn ngập miệng đầy thích thú.
Tuy thế, một số dân văn phòng có thể sẽ không ưng vị hamburger gà, bởi phần thịt ướp thi thoảng bị quá nồng mùi gừng và còn bị ngấm dầu nữa.
Theo Trí Thức Trẻ
Vợ biến mì tôm thành 6 món sang chảnh chẳng đụng hàng ai khiến chồng ngất ngây đòi ăn mãi Không chỉ để ăn liền, mì tôm còn có thể làm thành nhiều món ngon bất ngờ mà không phải ai cũng biết. 1. Mì xào thập cẩm Nguyên liệu: 2 gói mì ăn liền dùng để xào - 15ml xì dầu; 5ml xì dầu loại đậm màu; 5ml dầu hào; 2.5g đường; 2.5ml dầu mè; 1 ít hạt tiêu trắng; 30ml dầu...