Mì ăn liền ăn như thế nào cho có dinh dưỡng?
Mì ăn liền chứa nhiều tinh bột, ít chất đạm, khó tiêu hóa… nhưng nếu biết ăn đúng cách bạn vẫn có được một bữa ăn đủ chất, lợi sức khỏe.
Mì ăn liền vốn là một món ăn thay thế ngũ cốc phổ biến, tiện dụng, quen thuộc và kinh tế của các gia đình.
Trong một báo cáo được công bố gần đây nhất của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel (P9/2017) cho thấy mì gói có mặt gần như 100% trong các hộ gia đình Việt.
“Mì gói nằm trong tốp ngành hàng FMCG được mua sắm thường xuyên nhất của các gia đình, trung bình khoảng 18 lần/năm” – ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc thương mại công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, cho biết. Có thể thấy mức độ thông dụng và phổ biến của món ăn này ra sao.
Dinh dưỡng bên trong mì gói
BS CKI Trần Thị Minh Nguyệt (Viện Dinh dưỡng NutiFood Việt Nam) cũng cho biết: “Trên thực tế mì ăn liền là một thực phẩm tiện lợi, dễ sử dụng, lại ngon miệng nên nhiều người thích dùng.
Tuy nhiên, mì ăn liền không thể thay thế hoàn toàn những bữa ăn như cách chúng ta thường sử dụng vì thành phần dinh dưỡng của chúng không đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng và tính cân đối của khẩu phần, trong mì gói thành phần chủ yếu là bột đường và chất béo với tỉ lệ rất cao, giàu năng lượng nhưng rất ít đạm và vitamin, chất khoáng.
Video đang HOT
Trong 100 g mì ăn liền cung cấp 435 Kcal, 55 g chất bột đường, 19,5 g chất béo, 9,7 g đạm, tỉ lệ cung cấp năng lượng từ bột đường:béo:đạm là 51:40:9, trong khi khuyến nghị về dinh dưỡng tỉ lệ này nên là 55%-60% từ bột đường, 20%-25% từ chất béo và 12%-15% từ chất đạm”.
Chưa kể muốn đầy đủ dưỡng chất cơ thể chúng ta cần bốn nhóm thực phẩm chính: Nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo và nhóm vitamin, khoáng chất.
Do đó nếu lạm dụng và ăn quá nhiều mì ăn liền thay cho cả bữa chính và bữa phụ, ăn khi túi đang ít tiền và ăn vì tiện lợi và thoải mái sẽ để lại những bất lợi không hề nhỏ cho cơ thể chúng ta.
Một thí nghiệm đặc biệt của TS Braden Kuo, công tác tại BV cộng đồng Massachsetts (Mỹ), chỉ ra rằng việc tiêu thụ mì ăn liền trên ba lần mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.
Nó còn được cho là một đối thủ khó tiêu đối với hệ tiêu hóa bởi sau nhiều giờ vào cơ thể, những sợi mì này không dễ gì phân hủy. Chưa kể tình trạng thiếu cân bằng dinh dưỡng hay chất béo trong mì sẽ khiến cơ thể béo phì và tim mạch…
Ăn mì gói như thế nào cho dinh dưỡng?
BS Minh Nguyệt chia sẻ: “Muốn ăn mì ăn liền mà vẫn đảm bảo sức khỏe cần chú ý, nên luộc qua mì một lần, bỏ nước luộc đi để giảm bớt lượng chất béo có trong mì, bổ sung thêm đạm từ thịt, cá, trứng, nấm… và bổ sung nhóm rau”. Đối với rau và thịt, cá… cần nấu chín trước khi thêm vào mì.
“Không nên ăn loại thực phẩm này thường xuyên mà nên tiêu thụ đa dạng thực phẩm mới giúp cơ thể nhận đủ chất dinh dưỡng và khỏe mạnh”. Bởi thực phẩm cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống cũng như mọi hoạt động, đồng thời giúp con người tăng trưởng, phát triển và trưởng thành.
Chuyên gia cũng cho biết thêm mì ăn liền nếu ăn đúng cách cũng đảm bảo dinh dưỡng và không gây “ nóng, mọc mụn”, khi chúng ta ăn chúng thường xuyên mà không thêm rau, thịt… thì chắc chắn bị “nóng, mọc mụn…” nguyên nhân là do ăn quá nhiều năng lượng, quá nhiều chất béo, thiếu đạm, thiếu vi chất.
Tuy không thể phủ nhận sự tiện lợi của mì ăn liền trong cuộc sống nhưng dù ăn gì thì điều độ vẫn là yếu tố quan trọng nhất và chế biến món ăn sao cho đủ dưỡng chất, để cơ thể đủ năng lượng cho một ngày lao động hiệu quả.
Theo Nguyên Hà
Pháp luật online
Giá gần 200 nghìn/gói, có gì trong gói mỳ ăn liền "hoàng tộc " đắt nhất thế giới?
Mỳ ăn liền là món ăn quen thuộc của sinh viên nhờ giá thành "rẻ như cho", nhưng món mỳ đặc biệt này lại là một ngoại lệ.
Đây là sản phẩm độc đáo nhất của tập đoàn Thống Nhất, Đài Loan - gói mỳ bò ăn liền "Ngự phẩm Mãn Hán". Từ "ngự phẩm" ở đây nghĩa là thức ăn chỉ dành cho vua chúa, vì vậy giá tiền của món mỳ cũng rất tương xứng với cái tên: 248 Đài tệ (khoảng gần 200 nghìn đồng). Mỳ "Ngự phẩm Mãn Hán" được bán tại siêu thị Seven Eleven Đài Kim trong tòa cao ốc 101 ở Đài Bắc và chỉ bán giới hạn 999 bát. Vào ngày đầu tiên khai trương, món mỳ này đã bán được 300 bát chỉ trong chớp mắt, lượng khách xếp hàng để được thưởng thức mỳ "ngự phẩm" đông đến chóng mặt.
Hộp mỳ "Ngự phẩm Mãn Hán" với thiết kế bao bì phong cách "hoàng tộc".
Nhận ra giá trị tiềm năng của sản phẩm này, công ty Thống Nhất quyết định sẽ mở bán mỳ "ngự phẩm" bản giới hạn ở sân bay quốc tế Đào Viên, Đài Loan. Được biết, món mỳ bò này do đầu bếp A Quế - người từng đoạt giải trong cuộc thi mỳ bò Đài Bắc năm 2014 chế biến. A Quế đã mất 3 năm để nghiên cứu và hoàn thành món mỳ này. Thịt bò là 1% thịt đùi ngon nhất trong mỗi con bò. Thịt được nấu nhừ theo phương pháp cổ truyền "Hỏa phát" của Tứ Xuyên. Nước dùng mỳ được ninh bằng xương ống và thịt bò, kết hợp 9 loại hương liệu hầm trong thời gian dài.
Cận cảnh bát mỳ "ngự phẩm" khiến người dân Đài Loan phải xếp hàng để được thưởng thức
5 khách hàng đầu tiên mua mỳ sẽ được làm "hoàng đế" và được hai "cách cách" phục vụ
Mỗi gói mỳ "ngự phẩm" bao gồm một túi thịt bò hầm nhừ, viên canh, gói rau, dưa chua đặc chế và gia vị cay đặc chế. Giống như mỳ ăn liền bình thường, bạn chỉ cần đổ 500cc nước nóng và ủ mỳ trong khoảng 4 phút 30 giây là mỳ sẽ chín.
Ban đầu, nhiều người quả quyết "thà đi mua thịt bò tươi về nấu còn hơn" nhưng phản hồi của thị trường lại mang tới kết quả ngoài mong đợi. 300 bát đã được bán hết veo trong ngày khai trương, nhiều người còn dậy sớm từ 7 giờ sáng để xếp hàng. 5 khách hàng đầu tiên còn được hưởng ưu đãi "làm hoàng đế", vừa thưởng thức mỳ vừa có hai "cách cách" đứng hai bên phục vụ.
Theo Danviet
Những thương hiệu mì gói lâu đời của người Việt Thị trường mở cửa, ngày càng nhiều của các thương hiệu mì ăn liền ồ ạt vào Việt Nam. Người ta dần quên đi sản phẩm đã gắn bó với bếp ăn gia đình Việt trong thời gian trước. Xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước, Vị Hương gói giấy được coi là thương hiệu mì tôm đầu tiên tại...