‘MH370 rơi nguyên khối xuống Ấn Độ Dương’
Một nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Tây Úc tuyên bố họ biết vị trí chiếc máy bay rơi và tin rằng MH370 chìm nguyên khối.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Tây Úc đã sử dụng dữ liệu khí tượng và dòng chảy đại dương cùng với việc phân tích về những tín hiệu “ping” của công ty Inmarsat (Anh) để xác định mảnh vỡ và các điểm va chạm trong nhiều tuần sau khi MH370 mất tích bí ẩn.
Giáo sư Charitha Pattiaratchi, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết, việc đến nay chưa tìm được một mảnh vỡ nào của chiếc máy bay cho thấy chiếc máy bay có thể bị chìm nguyên chiếc dưới đại dương. Điều này làm tăng khả năng hộp đen vẫn còn tồn tại mà không bị hư hỏng gì.
“Tôi nghĩ đến cách chiếc máy bay rơi, rất nhiều mảnh vỡ vẫn còn nguyên vẹn bên trong máy bay. Nếu máy bay phát nổ, chúng ta sẽ nhìn thấy rất nhiều mảnh vỡ xung quanh và nhiều vật thể trôi nổi trên mặt biển như áo phao, ghế ngồi…”, giáo sư Charitha nhấn mạnh.
Giáo sư cho biết thêm, nếu máy bay vỡ tan các mảnh vỡ có thể đã trôi vào các dòng xoáy và tập trung tại một khu vực, việc tìm kiếm tung tích chiếc máy bay sẽ không gặp khó khăn.
Sơ đồ hành trình bay của chiếc máy bay MH370 (Nguồn: CBS News)
“Họ có thể nhìn thấy những mảnh vỡ, nhưng đó có thể là những mảnh vỡ từ cánh máy bay. Các phát hiện mới đây hoàn toàn trùng khớp. Các mảnh vỡ bị mắc kẹt tại một khu vực cách vùng máy bay rơi khoảng 400km. Tùy thuộc vào thời tiết, chúng ta sẽ biết được các mảnh vỡ sẽ trôi đến đâu vào cuối tháng này”, giáo sư nói trên Daily Telegraph.
Một cuộc tìm kiếm quy mô quốc tế đã được tiến hành tại vùng biển Nam Ấn Độ Dương tuy nhiên đội tìm kiếm vẫn chưa định vị được vị trí hay tiếp cận những mảnh vỡ của chiếc máy bay mất tích. Điều này khiến gia đình của 239 người gồm hành khách và phi hành đoàn có mặt trên chuyến bay vẫn nuôi hy vọng người thân của họ có thể vẫn còn sống sót.
Trong ngày hôm qua, các hoạt động tìm kiếm đã bị hoãn lại vì thời tiết xấu. Tất cả các máy bay đang quay về thành phố Perth và các tàu đang rời khỏi khu vực tìm kiếm.
Báo Mỹ dẫn một nguồn tin thân cận với FBI tiết lộ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã không tìm thấy bất cứ chứng cứ tội phạm nào từ ổ cứng và bộ giả lập bay thu được tại nhà của hai phi công trên máy bay MH370.
Video đang HOT
Trong hơn 2 tuần qua, thông tin được cả thế giới quan tâm nhất là số phận chiếc máy bay Malaysia mất tích cùng 239 người. Đã có tất cả 26 quốc gia tham gia tìm kiếm, nhiều vật thể lạ được phát hiện và rất nhiều giả thuyết được đưa ra sau quá trình phân tích các dữ liệu điều tra tuy nhiên tất cả cũng chỉ là những phỏng đoán. Chuyến bay mang số hiệu MH370 khởi hành từ Kuala Lumpur vào lúc 0 giờ 40 phút ngày 8/3 (theo giờ Malaysia) để tới Bắc Kinh, mang theo 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn. Khi đạt tới độ cao 10.000m, chiếc máy bay đã biến mất khỏi màn hình radar. Sau một tuần nỗ lực tìm kiếm quốc tế trên biển Đông không mang lại hiệu quả, ngày 20/3, phía Malaysia tin rằng máy bay bị ai đó có mặt trong buồng lái chuyển hướng một cách có chủ đích sang bờ biển phía Tây Bắc Malaysia sau khi đã tắt hệ thống liên lạc thông thường. Một chiến dịch tìm kiếm quy mô quốc tế với sự tham gia của 26 nước cùng phương tiện tìm kiếm hiện đại đều được huy động, từ vệ tinh đến thiết bị dò tìm dưới nước; từ tàu phá băng, tàu khu trục đến máy bay tìm kiếm hiện đại nhất đã quần thảo trên biển đông 5 ngày. Có rất nhiều vật thể lạ được tìm kiếm ở khu vực này tuy nhiên các máy bay đã không thể tiếp cận được do thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn. Những diễn biến mới xảy ra cùng ngày các quan chức Australia thông báo rằng họ đã phát hiện hai vật thể ở phía nam Ấn Độ Dương có thể liên quan tới chiếc máy bay. Vào 22 giờ ngày 24/3, khi những vật thể trôi nổi chưa được xác minh, Thủ tướng Malaysia đã mở cuộc họp báo khẩn cấp thông báo chiếc MH370 đã lao xuống biển Ấn Độ Dương, không một ai sống sót. Tuyên bố này đã dập tắt hi vọng về việc có người sống sót sau khi chiếc phi cơ mất tích hôm 8/3.
Theo Eva
Những máy bay, tàu thuyền nào đang tìm kiếm MH370?
Hiện có 17 máy bay, một vài chiếc trong số này được trang bị công nghệ tối tân hàng đầu thế giới để phát hiện tàu ngầm, và 6 chiếc tàu (trong đó có 5 chiếc của Trung Quốc), đang lùng sục vùng biển phía nam Ấn Độ dương để tìm chiếc máy bay Malaysia mất tích.
Theo dữ liệu radar mới, đội tìm kiếm do Úc dẫn đầu vào ngày 28.3 đã chuyển hướng sang một khu vực mới, cách vùng tìm kiếm hiện tại khoảng 1.100 km về hướng đông bắc, Cơ quan An toàn Hàng hải Úc (AMSA) cho hay.
Vùng tìm kiếm mới rộng khoảng 319.000 km2 và nằm cách cảng Perth (Úc) khoảng 1.850 km về phía tây.
Sau đây là danh sách chi tiết các loại tàu thuyền và máy bay đang tham gia tìm kiếm chiếc Boeing 777 mất tích, theo AFP.
Được biết, các máy bay nói trên được sử dụng xen kẽ, nhằm giúp cho phi hành đoàn có thời gian hồi sức.
Trên không:
Máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Mỹ
- Một chiếc máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ đang tham gia công tác tìm kiếm và một chiếc nữa đang trên đường bay đến thành phố cảng Perth (Úc) để hỗ trợ.
Được mệnh danh là "sát thủ săn ngầm", P-8A Poseidon được trang bị các camera điện quang thế hệ mới, cho ra các bức ảnh có độ phân giải cực cao và thiết bị dò tìm có khả năng phát hiện và tập trung vào các vật thể nhỏ trên mặt nước.
P-8A Poseidon có thể bay một mạch 7.500 km mà không cần tiếp nhiên liệu, AFP cho hay.
Máy bay trinh sát P3 Orion của Không lực Hoàng gia Úc
- Bảy máy bay trinh sát P3 Orion. Mẫu máy bay này được trang bị hệ thống radar tối tân và các thiết bị dò tìm tàu ngầm hiện đại, chẳng hạn như thiết bị phát hiện từ tính MAD do tàu ngầm di chuyển gây ra. MAD có khả năng phát hiện sự xáo trộn bất thường của từ trường trái đất do tàu ngầm di chuyển trong lòng biển gây ra.
P3 Orion có thể bay liên tục 15 tiếng đồng hồ và thường được dùng cho các chuyến tuần tra kéo dài trên biển.
Được biết, trong cuộc tìm kiếm máy bay MH370, Úc đã cử 4 chiếc P3 Orion, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc mỗi nước cử 1 chiếc.
Máy bay vận tải quân sự Ilyushin IL-76 của Trung Quốc
- Hai máy bay vận tải quân sự Ilyushin IL-76 của Trung Quốc. Mẫu phi cơ bốn động cơ này do Liên Xô sản xuất, có khả năng vận chuyển vật nặng và bay đường dài.
Máy bay vận tải quân sự C130 Hercules của Hàn Quốc tham gia tìm kiếm chiếc MH370 tại Ấn Độ Dương
- Một máy bay vận tải quân sự C130 Hercules của Hàn Quốc. C130 Hercules là máy bay không vận có 4 động cơ tuốc bin cánh quạt. Ra mắt từ những năm 1950, mẫu máy bay này hiện vẫn được quân đội nhiều nước trên thế giới xem như một "con ngựa thồ" đắc lực.
- Sáu máy bay dân sự, với 4 chiếc trong số này là của Úc, 1 của New Zealand và 1 của Nhật.
Trên biển:
Thủy thủ hải quân Úc đang tìm kiếm chiếc máy bay MH370 từ trên boong tàu hậu cần HMAS Success
- Tàu hậu cần HMAS Success của Hải quân Úc. Chiếc tàu dài 157 m này được xem là con tàu lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Úc, theo AFP.
HMAS Success được chế tạo để hỗ trợ cho các tàu chiến. Nó có một khoang chứa lớn và các cần cẩu với khả năng nâng tối đa lên đến khoảng 2 tấn.
- Tàu hải quân HMAS Ocean Shield của Úc cũng sẽ tham gia tìm kiếm trong vài ngày tới. Tàu này sẽ được gắn thiết bị định vị thủy âm tối tân Towed Pinger Locator của Mỹ để dò tìm hộp đen trong đại dương, cũng như sẽ mang theo tàu ngầm không người lái Bluefin-21, cũng của Hải quân Mỹ.
Tàu hậu cần Thiên Đảo Hồ của Hải quân Trung Quốc
- Năm tàu Trung Quốc, gồm tàu phá băng Bạch Long và Haixun 01, vốn là tàu cứu hộ lớn nhất Trung Quốc, cùng 3 tàu hải quân, gồm tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn, khu trục hạm Hải Khẩu và tàu hậu cần Thiên Đảo Hồ.
Theo TNO
Phát hiện vật thể sau khi đổi vùng tìm kiếm máy bay mất tích Một máy bay New Zealand phát hiện vật thể đáng ngờ sau khi vùng tìm kiếm phi cơ Malaysia dịch chuyển hàng trăm km về hướng bắc. Một quân nhân trên tàu HMAS Success của Australia tìm máy bay Malaysia trên Ấn Độ Dương hôm 23/3 Các tàu, phi cơ tìm kiếm chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) dịch...