MH370 đã chở hàng dễ cháy
Sự biến mất bí ẩn của chuyến bay MH370 có thể bắt nguồn từ 198 kg hàng hóa dễ bắt lửa trên chiếc Boeing 777-200.
Một loại pin lithium ion. Ảnh minh họa: Wikipedia
Sylvia Adcock từng phụ trách mục an ninh và an toàn hàng không của trang Newsday.com từ năm 1996 tới 2005. Bà hiện là biên tập viên của tạp chí NC State của đại học bang North Carolina. Bà nêu ra một giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến tình trạng của MH370 hiện nay.
Các nhà điều tra Malaysia chưa tìm được mảnh vỡ cũng như hộp đen để nghiên cứu và kết luận. Bởi vậy, họ tập trung kiểm tra lý lịch các phi công và tất cả hành khách trên MH370, đồng thời phân tích dữ liệu radar cùng những liên lạc cuối cùng từ buồng lái. Họ cũng để ý nhiều hơn nữa đến một manh mối quan trọng: danh mục các loại hàng được chở trên chuyến bay.
Danh sách những thứ nằm trong khoang hàng hóa của mỗi chuyến bay nằm phía trên mục hành lý ký gửi. Các nhà vận chuyển thường dùng máy bay dân dụng để chở hàng hóa hay vật liệu. Việc nắm danh sách những loại hàng trên máy bay trở nên quan trọng bất ngờ đối với việc điều tra tai nạn.
Trường hợp điển hình là vụ tai nạn máy bay ValuJet 592 năm 1996 ở Mỹ. Chiếc máy bay lao xuống vùng Everglades, bang Florida, không lâu sau khi cất cánh từ thành phố Miami. Các nhà chức trách điều tra được rằng phi công đã không kiểm soát được máy bay sau khi ngọn lửa bùng lên từ khoang chứa hàng làm vô hiệu hóa một số hệ thống máy móc. Nguồn gốc đám cháy được lần ra là một lô các bình oxy bị dán sai nhãn và đóng gói không đúng quy cách.
Vụ tai nạn khiến Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ bắt buộc mọi máy bay phải lắp đặt máy phát hiện khói và các hệ thống chữa cháy ở khoang chở hàng của các máy bay dân dụng. Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cũng ra quyết định về việc bình chữa cháy halon (chất chữa cháy dạng khí) phải được đặt trong khoang hàng. Đến nay, những thiết bị này vẫn mang những tính năng giữ an toàn quan trọng cho chuyến bay.
Gần đây, có một loại hàng hóa bị chú ý đặc biệt, đó là pin lithium, một loại pin sạc (như pin điện thoại hay pin máy tính xách tay), còn được gọi là pin lithium ion. Loại thứ hai là pin không sạc được (như pin dùng cho đồ chơi hay cho các thiết bị y tế) còn được gọi là pin lithium metal.
Loại pin thứ hai chứa nhiều năng lượng. Nếu chúng bị bảo quản sai cách thì rất dễ bắt lửa và ngọn lửa này không thể được dập tắt bằng halon. Đây là lý do khiến cục FAA cấm máy bay dân dụng vận chuyển pin lithium metal từ năm 2004. Tuy nhiên, luật này chỉ được áp dụng tại Mỹ, các cơ quan quốc tế vẫn đang xem xét khả năng ban hành quy định như vậy. Riêng pin lithium ion được phép có mặt trên máy bay nhưng phải đóng gói và dán nhãn cẩn thận.
Video đang HOT
Hộp pin lithium gây ra vụ cháy trên chiếc máy bay Boeing 787 của hãng hàng không Nhật Bản năm 2013. Ảnh: Wikipedia
Trong vụ MH370, quan chức Malaysia từng hứa sẽ công bố bản kê khai hàng hóa “vào đúng thời điểm”. Sau đó, họ chỉ tiết lộ rằng chiếc Boeing 777-200 chở theo 198 kg pin lithium ion. Chính quyền nước này khẳng định những loại hàng hóa có mặt trên MH370 không gây nguy hại cho máy bay. CNN dẫn một nguồn tin cho biết, Malaysia từ chối đưa bản danh mục hàng hóa cho chính phủ Australia, cho dù điều này là hữu ích đối với việc khoanh vùng tìm kiếm.
Cho dù pin lithium ion khó bắt lửa hơn và cũng dễ bị dập tắt hơn pin lithium metal, cả hai loại này đều có độ lan truyền nhiệt lớn. Mỗi cục pin nhanh chóng truyền nhiệt cho cục bên cạnh, tạo thành đám cháy lan rộng và khó bị dập bằng các phương tiện cứu hỏa thông thường.
Đáng chú ý, pin lithium ion bị quy là nguyên nhân vụ tai nạn máy bay Boeing 747 UPS năm 2010 ở thành phố Dubai, UAE. Hai phi công đã thiệt mạng khi cố gắng hạ cánh khẩn cấp. Các điều tra viên xem xét hồ sơ vận chuyển hàng và phát hiện lô hàng pin lithium ion không được khai báo là hàng nguy hiểm. Ngọn lửa bùng phát nhanh chóng, phá hủy hệ thống điều khiển, khiến buồng lái ngập trong khói, làm các phi công mất khả năng kiểm soát.
Các nhà chức trách Malaysia cần chú ý đến các yếu tố có thể gây cháy trên MH370. Họ phải xem xét danh sách hàng hóa được vận chuyển hôm đó, đồng thời thẩm vấn các chủ hàng phòng trường hợp có loại hàng bị chuyển nhầm, bị hư hỏng hoặc bảo quản sai cách. Điều tra theo hướng này cũng quan trọng như việc xem xét các giả thiết phi công phá hoại hay không tặc.
Theo VNE
Hộp đen có thể không giải mã được bí ẩn MH370
Thẻ nhớ bên trong hộp đen chỉ có thể lưu lại dữ liệu trong 2 giờ bay cuối cùng.
Ngày 27/3, chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay MH370 được cho là đã đâm xuống Ấn Độ Dương lại tiếp tục được thực hiện sau một ngày trì hoãn vì thời tiết xấu.
Mặc dù Malaysia vừa công bố "manh mối đáng tin cậy nhất" là hình ảnh 122 mảnh vỡ trôi nổi trên vùng biển tìm kiếm, song nhiều chuyên gia hàng không đã cảnh báo rằng hộp đen của máy bay có thể sẽ không bao giờ được tìm thấy, và nếu có tìm thấy thì nó cũng không thể giải mã được bí ẩn lớn nhất của ngành hàng không thế giới.
Theo thông tin từ phía hải quân Mỹ, chiếc tàu chiến được trang bị hệ thống dò tín hiệu hộp đen đang trên đường đến Ấn Độ Dương để tham gia chiến dịch tìm kiếm, tuy nhiên phải tới ngày 5/4 chiếc tàu này mới tới nơi. Như vậy hệ thống tìm hộp đen mạnh nhất thế giới hiện này chỉ có thể bắt đầu hoạt động chỉ 2 ngày trước khi hộp đen của MH370 ngừng phát tín hiệu vì hết pin.
Thiết bị dò tìm tín hiệu hộp đen của hải quân Mỹ
Theo các chuyên gia hàng không, hộp đen trên máy bay thường chỉ đủ năng lượng để phát tín hiệu "ping" dưới dạng một sóng âm dưới nước liên tục trong 30 ngày. Khi tàu dò tín hiệu hộp đen của Mỹ tới nơi, họ chỉ còn 2 ngày ít ỏi để dò tìm tín hiệu trên một khu vực tìm kiếm rộng hơn cả diện tích nước Pháp.
Thiết bị định vị hộp đen của hải quân Mỹ là một micro dài khoảng 76 cm được một con tàu thả xuống mặt nước và kéo chầm chậm phía sau. Chiếc micro siêu nhạy này sẽ "lắng nghe" bất cứ tín hiệu âm thanh "ping" nào phát ra từ hộp đen với khoảng cách trung bình là 1,6 km, tuy nhiên tùy thuộc vào nhiều yếu tố từ điều kiện sóng biển cho tới địa hình cũng như việc hộp đen có bị vùi lấp hay không, nó có thể nghe được tín hiệu ping từ khoảng cách 3,2 km.
Thiết bị này được gắn bên dưới bộ định hướng màu vàng hình tam giác vào được móc vào một sợi cáp dài khoảng 6100 mét để tàu mẹ kéo rê cách đáy biển 305 mét với vận tốc 5,5 km/h. Cả bộ thiết bị này trông giống như một con cá đuối với sải cánh dài gần 1 mét.
Mỗi giây, thiết bị này sẽ 2 lần gửi dữ liệu lên "tàu mẹ", nơi các kỹ thuật viên sử dụng máy tính ghi nhận bất cứ tín hiệu mạnh nào và ghi lại vị trí của nó. Tàu mẹ sẽ liên tục kéo thiết bị định vị ping theo hình ô bàn cờ để các kỹ thuật viên có thể xác định được tín hiệu ping mạnh nhất để có thể định vị được hộp đen.
Phương thức dò tìm hộp đen của hải quân Mỹ
Chuyên gia hàng không David Barry thuộc Đại học Cranfield của Anh cho hay tùy vào điều kiện pin của hộp đen khi máy bay gặp nạn, hộp đen có thể tiếp tục phát tín hiệu trong khoảng 10 ngày nữa, nhưng lúc đó cường độ tín hiệu đã yếu hơn rất nhiều.
Ông Barry nhận định: "Với địa hình rộng lớn và độ sâu của vùng biển nam Ấn Độ Dương cũng như thời tiết phức tạp ở đó, hộp đen của MH370 gần như không thể tìm thấy. Nếu muốn tìm thấy nó, người ta sẽ phải đào xới khu vực tìm thấy xác máy bay, và quá trình này có thể phải mất tới 2 năm."
Trong trường hợp lực lượng cứu hộ may mắn phát hiện được hộp đen của máy bay, những dữ liệu mà nó lưu lại cũng có thể không giúp gì cho các điều tra viên giải mã được bí ẩn của MH370.
Hộp đen là tên gọi thường dùng để chỉ một thiết bị màu vàng cam gắn trên máy bay, trong đó gồm có 2 phần tách biệt nhau. Một phần là bộ ghi dữ liệu máy bay dưới dạng số hóa, chứa đựng các thông tin về tốc độ, độ cao và hướng bay, còn phần kia là thiết bị ghi âm giọng nói trong buồng lái, ghi lại các đoạn trao đổi của phi công cùng các âm thanh và cảnh báo phía trong buồng lái.
Các máy bay dân dụng thường bắt buộc phải mang theo hộp đen trong suốt hành trình của mình, tuy nhiên thẻ nhớ bên trong hộp đen chỉ có thể lưu trữ được những thông tin trong 2 giờ cuối cùng, còn những dữ liệu trước đó sẽ bị tự động ghi đè.
Dữ liệu lưu trữ trên hộp đen sẽ bị ghi đè sau mỗi 2 giờ
Chính phủ Malaysia cho biết hệ thống liên lạc ACARS và thiết bị phát đáp trên máy bay MH370 đã bị vô hiệu hóa một cách bí ẩn sau khi máy bay cất cánh chưa đầy một giờ, và vài phút sau chiếc Boeing 777 này đột ngột chuyển hướng sang phía tây và tiếp tục bay thêm ít nhất 6 giờ nữa trước khi rơi xuống nam Ấn Độ Dương.
Như vậy, với việc hộp đen chỉ ghi lại dữ liệu trong 2 giờ bay cuối cùng, các điều tra viên có thể sẽ không bao giờ biết được ai đã vô hiệu hóa hệ thống ACARS và thiết bị phát đáp, cũng như ai là người đã điều khiển máy bay chuyển hướng gấp về phía tây. Những đoạn trao đổi giữa phi công, những âm thanh cảnh báo trong buồng lái lúc máy bay chuyển hướng trên vịnh Thái Lan đều đã bị xóa sạch trong dữ liệu hộp đen.
Theo ông Barry, thông tin ghi lại vào thời điểm máy bay chuyển hướng mới là thứ mà các điều tra viên quan tâm nhất, và nó có thể giải đáp hầu hết những bí ẩn hiện nay của MH370. Nếu không có những thông tin này, việc đưa ra kết luận điều tra một cách toàn diện sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, ông cũng để ngỏ một khả năng là dữ liệu hộp đen lúc máy bay chuyển hướng vẫn có thể không bị xóa trong trường hợp hộp đen bị mất nguồn tại thời điểm này.
Theo Khampha
Con trai cơ trưởng MH370 lên tiếng bênh vực bố "Dù ông ấy thường xuyên vắng nhà, nhưng tôi hiểu ông ấy rõ hơn họ rất nhiều." Ngày 27/3, người con trai út của cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah, người cùng 238 hành khách và thành viên phi hành đoàn khác biến mất cùng chiếc máy bay MH370 trên biển Ấn Độ Dương, đã lần đầu tiên lên tiếng phá vỡ "bức tường...